- Các biến độc lập:
Bảng 2.9 Mô hình hồi quy
Biến/ Mô hình Pool.
CF 0.6956** (0.0180) REVG 0.2961** (0.0270) TDTA 1.1185** (0.0410) SIZE -0.9046** (0.0380) TANGB 3.3722** (0.0200) Tobin’s Q -0.1039** (0.0120) RISK -0.8653** (0.0190) GDP 16.4875*** (0.0010) INF -1.2735 (0.1460) Constant 8.5939* (0.0910) F-tcst (p-valuc) (0.0000) Observations 60 R-Squared 0.1783 Adj R-Squared 0.1700
Ghi chú: *** mức ý nghĩa thống kê 1%, ** mức ý nghĩa thống kê 5%, * mức ý nghĩa thống kê 10%,
Dòng tiền: kết quả cho thấy tác động của dòng tiền tới đầu tư của công ty là có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5 %, với hệ số hồi quy là 0.696 cho thấy dòng tiền tăng 1% làm đầu tư tăng thêm 0.69%. Nói cách khác, điều này cho thấy dòng tiền là một yếu tố quyết định quan trọng trong quyết định đầu tư của công ty và là yếu tố khuyến khích công ty gia tăng đầu tư.
Kết quả này cũng phù hợp với những phát hiện trong các nghiên cứu của Aivazian và các đồng sự (2005), Azzoni và Kalatzis (2006), Adclcgan và Ariyo (2008), Jangili và Kumar (2010), Li và cộng sự (2010), Nair (2011), Ruiz - Porrasand Lopez - Mateo (2011).
Tăng trưởng doanh thu (REVG): Kết quả hồi quy cho thấy quyết định đầu tư và tăng trưởng của doanh số bán hàng có mối tương quan đồng biến với nhau (hệ số hồi quy là 0.296) và có ý nghĩa thống kê mạnh mẽ tại mức ý nghĩa 5%. Điều này cho thấy rằng sự tăng trưởng doanh số bán hàng đóng một vai trò quan trọng đối với quyết định đầu tư của các công ty, cụ thể là khi doanh thu tăng 1% thì đầu tư sẽ tăng 0.296%.
Đòn bẩy (TDTA): về biến đòn bẩy, quan sát kết quả có thể thấy đòn bẩy có mối tương quan cùng chiều với đầu tư và có ý nghĩa thống kê ớ mức ý nghĩa 5%, hệ số hồi quy là 1,1185 cho thấy việc gia tăng tỷ lệ nợ 1% sẽ làm đầu tư tăng 1.1%, điều này cũng phù hợp khi các công ty có dùng nợ để tài trợ cho các dự án đầu tư và khả năng tiếp cận với nguồn vốn bên ngoài cũng là một trong những điều kiện giúp các công ty thực hiện các dự án đầu tư tốt khi dòng tiền bên trong công ty không đủ để trang trải.
Các kết quả tương tự cũng được tìm thấy trong các nghiên cứu như Azzoniand Kalatzis (2006), Ninh LK và các cộng sự (2007), Adclcgan và Ariyo (2008), Jangili và Kumar (2010), và Nair(2011).
Quy mô công ty (SIZE): Đối với biến quy mô công ty, hệ số hồi quy là (-0.9) cho thấy quy mô có tác động tiêu cực đến đầu tư của công ty, hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê mạnh mẽ ở mức ý nghĩa 5%. Điều này cho thấy rằng các công ty lớn hơn lại có xu hướng thận trọng với đầu tư hơn, nguyên nhân có thể xuất phát từ vấn đề quàn lý hay người đại diện.
Kết quả tương tự cũng được tìm thấy trong các nghiên cứu trước đây của Adelegan và Ariyo (2008), Li và cộng sự (2010), Ruiz - Porras và López - Mateo (2011).
Tỷ lệ tài sản cố định (TANGB): Kết quả hồi quy cho thấy tỷ lệ tài sản cố định có tác động tích cực tới đầu tư của công ty, hệ số hồi quy tương đối lớn 3.37 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, cho thấy với sự gia tăng 1% trong tỷ lệ tài sản cố định thì đầu tư tăng đến 3.37%. Điều này cho thấy tỷ lệ tài sản cố định cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến đầu tư của công ty.
Tobin’s Q là biến thể hiện được sự đánh giá của thị trường đối với giá trị công ty, theo lý thuyết thì q>l cho thấy công ty đang có cơ hội đầu tư tốt do đang được thị trường đánh giá cao và yếu tố này dược kỳ vọng là sẽ có tác dộng tích cực và có ý nghĩa thống kê mạnh mẽ tới đầu tư của công ty. Tuy nhiên với hệ số hồi quy là (- 0.1039) tại mức ý nghĩa 5% cho thấy q lại có tác động tiêu cực tới đầu tư nhưng mức độ ảnh hưởng không lớn như các biến khác, cụ thể là nếu q tăng 1% sẽ làm cho đầu tư giảm 0.1%.
Trong khi đó, kết quà ngược lại được tìm thấy trong các nghiên cứu trước đây của Saquido (2003), Aivazian và cộng sự (2005), Baum và cộng sự (2008), Carpenter và Guariglia (2008), Bokpin và Onumah (2009), Li và cộng sự. (2010).
Giải thích cho điều này có thể liên hệ đến nghiên cứu của Gross và Napier. Nếu tạm tính Tobin’s q theo công thức q = MV/BV (MV: market value, BV: book value) thì theo James Tobin, q cao sẽ dẫn đến tăng BV do công ty sẽ tăng cường đầu tư. Ngược lại theo Gross và Napier thì q cao sẽ có khuynh hướng làm giảm MV. Bởi vậy, q cao có thể chỉ là dấu hiệu cho thấy thị trường đang mua quá nhiều còn q quá thấp là dấu hiệu cho thấy thị trường đang bán quá nhiều.
Rủi ro kinh doanh (RISK): Kết quả về mối tương quan giữa rủi ro kinh doanh và đầu tư đúng như giả thiết HO ban đầu, với hệ số hồi quy là (-0.8653) có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5% cho thấy khi rủi ro kinh doanh cùa công ty tăng 1% sẽ làm cho đầu tư giảm 0.86%. Điều này cho thấy rủi ro kinh doanh cũng là một nhân tố quan trọng trong quyết định đầu tư cũng phù hợp với lập luận là khi công ty
phải đối diện với rủi ro tăng lên đến từ hoạt động kinh doanh (giảm trong doanh thu) sẽ không khuyến khích và thậm chí làm hạn chế khả năng đầu tư của công ty, nguyên nhân có thể là do nguồn tài trợ từ dòng tiền hoạt động bị hạn chế do doanh thu giảm hoặc tâm lý e ngại rủi ro. Đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quôc tế (sau gia nhập WTO 2007), các công ty cao su tại Việt Nam bên cạnh những cơ hội đầu tư mới thì cùng phải đối diện với nhiều rủi ro hơn từ kinh tế toàn cầu như khủng hoảng tài chính hay khủng hoảng nợ. Điều này sẽ tạo cho các nhà đầu tư tâm lý thận trọng hơn với rủi ro, do đó khi rủi ro gia tăng sẽ dẫn đến hoạt động đầu tư ít hơn.
GDP: Kết quả hồi quy cho thấy GDP có tác động tích cực tới đầu tư, với hệ số hồi quy là 16.48 (cỏ ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1%) tức là khi GDP tăng 1% sẽ làm cho đầu tư tăng 16.48%. Kết quả này là phù hợp khi GDP là yếu tố đại diện cho sức khỏe của nền kinh tế, khi kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiộn thuận lợi cho các công ty phát triển kinh doanh và mở rộng đầu tư.
Ngược lại đối với lạm phát (INF) lại có mối tương quan nghịch với đầu tư, kết quả này là tương đối phù hợp tuy nhiên lại không có ý nghĩa thống kê.
2.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các côngty niêm yết trong ngành cao su ở Việt Nam ty niêm yết trong ngành cao su ở Việt Nam
2.5.1. Ảnh hưởng của Chính sách Quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước
Môi trường đầu tư của Việt Nam từng bước được cải thiện đã thể hiện có tính minh bạch của hệ thống pháp luật và sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Môi trường đầu tư đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư. Với chính sách thu hút đầu tư, đặc biệt là những vùng trọng điểm như và những ngành ưu tiên trong đó có sản xuất và xuất khẩu cao su... NN có nhiều chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư, thủ tục hành chính đã được đơn giản hóa, thời gian cấp phép được rút ngắn v.v.
Theo quy định tại Điều 17 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu các chủ đầu tư tiến hành đầu tư vào các địa bàn, lĩnh vực khuyến khích đầu tư ( Điều 27, 28 Luật Đầu tư năm 2005) thì sẽ được hưởng những ưu đãi về thuế. Nghị định số 164/2003/NĐ- CP quy định chi tiết Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Nghị định
số 152/2004/NĐ- CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 164, quy định một số ưu đãi cụ thể về thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
Đối với các khu kinh tế, các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất ưu đãi và thời gian miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 4 năm miễn thuế, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 9 năm tiếp theo.
Đó là điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư. Vì vậy, các doanh nghiệp ngành cao su ngày càng có nhiều dự án đầu tư không những chỉ trong nước mà cả nước ngoài cũng đang gia tăng đáng kể.
2.5.2. Ảnh hưởng của Chi phí tài chính
Bảng 2.10. Chi phí tài chính của các công ty niêm yết trong ngànhcao su ở Việt Nam qua các năm 2013-2017