Các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu 0286 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP quân đội chi nhánh hoàng quốc việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 32 - 41)

Do chất lượng tín dụng là chỉ tiêu rộng dưới góc nhìn của các lĩnh vực khác nhau thì có các chỉ tiêu khác nhau để phản ánh chất lượng tín dụng. Tuy nhiên trong bài luận văn này đề cập tới chất lượng cho vay của NHTM dưới góc nhìn của NHTM. Để phản ánh được chất lượng tín dụng thì chúng ta phải sử dụng hệ thống nhiều chỉ tiêu khác nhau, mỗi chỉ tiêu hay nhóm chỉ tiêu chỉ phản ánh một hoặc vài khía cạnh nhất định trong tổ hợp nhiều mặt của chất lượng cho vay.

21

Ở đây có hai mặt của vấn đề. Tính định tính về cho vay được đo lường băng các tiêu chí đánh giá chất lượng cho vay. Chất lượng về mặt định lượng được đo lường bằng các tiêu chí đánh giá dư nợ cho vay. Chất lượng dư nợ và chất lượng cho vay có mối quan hệ như là lượng và chất của sự vật. Chất lượng dư nợ kém là hậu quả của chất lượng tín dụng kém.

1.3.2.1. Bộ tiêu chí định tính

Các tiêu chí định tính phản ảnh chất lượng cho vay, về bản chất, là những tiêu chí phản ảnh sự tuân thủ các nguyên tắc về thỏa thuận trong cho vay. Bởi một khi các bên đạt được thỏa thuận, có nghĩa là các bên đã xem xét tất cả các yếu tố có tính khả thi của các thỏa thuận về các phương diện: kỹ thuật, năng lực của các bên, hiệu quả mang lại cho các bên và nền kinh tế.. ..Sau đây là các tiêu chí phản ảnh chất lượng cho vay về mặt định tính:

- Sự thỏa mãn nhu cầu hợp lý của khách hàng.

Chất lượng tín dụng được xét dưới giác độ khách hàng, đó là sự đáp ứng một cách kịp thời nhu cầu vốn hợp lý của khách hàng. Đáp ứng kịp thời nhu cầu hợp lý của khách hàng sẽ tạo điều kiện khách hàng thực hiện được những dự án, phương án kinh doanh, không bị mất cơ hội. Vốn vay của ngân hàng sẽ là nguồn quan trọng để khách hàng sản xuất kinh doanh, thu lợi. Để làm được việc này, khách hàng phải có phương án, dự án kinh doanh có chất lượng, khả thi, hồ sơ vay vốn đầy đủ, tình hình tài chính lành mạnh, nguồn trả nợ được bảo đảm....về phía ngân hàng, quy trình cho vay phải hợp lý, các chính sách phải phù hợp.

- Khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích.

Sử dụng vốn vay đúng mục đích là một trong những yêu cầu có tính nguyên tắc của tín dụng. Khách hàng cần vốn cho mục đích hợp lý, ngân hàng xem xét và đánh giá và chỉ cho vay theo mục đích đó. Một khi vi phạm nguyên tắc sử dụng vốn vay có mục đích, có nghĩa là khách hàng không tuân thủ sự thỏa

22

thuận, hậu quả là giảm tính hiệu quả của tín dụng; làm cho ngân hàng không kiểm soát đuợc dòng vốn của mình đi đâu, về đâu. Khả năng xấu nhất có thể xảy ra là khách hàng không hoàn thành đuợc nghĩa vụ trả nợ của mình.

- Sự phù hợp với chiến lược cho vay của ngân hàng.

Trong cuộc sống của con nguời, trong hoạt động của một tổ chức, một Quốc gia, hành động cụ thể đi nguợc lại với chiến luợc hợp lỳ là không thể chấp nhận, vì nó sẽ cản trở sự phát triển. Chiến luợc kinh doanh của ngân hàng là cơ sở để ngân hàng xây dựng chính sách kinh doanh. Chính sách cho vay là cụ thể hóa chiến luợc cho vay của ngân hàng.

- Sự phù hợp của chính sách tín dụng.

Chính sách tín dụng là triết lý kinh doanh của ngân hàng, phản ảnh nhận thức của ngân hàng về cứ mệnh của mình, giá trị của ngân hàng, quyền lợi của của khách hàng và nhu cầu của xã hội.

Mục tiêu của chính sách cho vay là:

+ Tạo ra đuợc khoản vay lành mạnh, có khả năng thu hồi + Đáp ứng khả năng sinh lời bằng nghiệp vụ cho vay

+ Khuyển khích mở rộng tín dụng đáp ứng nhu cầu hợp lý của thị truờng.

Nội dung của chính sách cho vay bao hàm các quy định về: uu tiên tín dụng; tiêu chuẩn tín dụng; tiêu chuẩn chứng từ; thủ tục, điều kiện cho vay, lãi suất, quy mô, kỳ hạn, đảm bảo tiền vay, định mức, phân cấp, phân quyền phán quyết cho vay, kiểm tra, giám sát khoản vay, báo cáo, giải quyết nợ xấu,...

Chính sách cho vay có ý nghĩa quan trọng, đó là thông điệp cho cán bộ nhân viên ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực cho vay hiểu đuợc những nguyên tắc cơ bản để chủ động trong quá trình tác nghiệp

Để có một chính sách cho vay tốt, đòi hỏi ngân hàng phải có chiến luợc rõ ràng. Chiến luợc kinh doanh đuợc xây dựng trên cơ sở phân tích điểm

23

mạnh, điểm yếu của bản thân ngân hàng, cũng như các yếu tố bên ngoài như xu thể phát triển của kinh tế- xã hội, ....Khi xây dựng chính sách cho vay đòi hỏi các nhà quản trị phải có văn hóa và tư duy đúng về chuẩn mực kinh doanh và giá trị của ngân hàng.

Chính sách cho vay tốt là tiêu chí đánh giá chất lượng cho vay của ngân hàng.

- Góp phần phát triển nền kinh tế.

Tín dụng ngân hàng đóng vai trò rất lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Chúng ta đều biết rằng muốn phát triển, kinh tế thì trước hết là phải có vốn (vốn bằng tiền). Để có vốn bằng tiền thì phải có tổ chức có đủ thẩm quyền, có chức năng huy động và tập trung) trước khi đem sử dụng.

Có thể khái quát qua thực tiễn cho thấy hiệu quả của tín dụng ngân hàng - tín dụng ngân hàng đã góp phần làm giảm lượng tiền nhàn rỗi và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, là đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy, mở rộng quan hệ giao lưu quốc tế tác động tích cực đến nhịp độ phát triển và thúc đẩy sự cạnh tranh trong nền kih tế thị trường. Nó góp phần quan trọng thực hiện chiến lược phát triển kinh tế, chống lạm phát tiền tệ.

1.3.2.2. Bộ tiêu chí định lượng.

Tiêu chí định lượng là tiêu chí đo lường cụ thể dư nợ cho vay, phản ảnh kết quả cuối cùng trong cho vay là thực hiện nguyên tắc hoàn trả vốn vay đầy đủ đúng hạn. Đây là tiêu chí tổng hợp nhất, cho chúng ta hiểu tất cả các hoạt động của các bên trong quá trình tín dụng.

Trước hết, chúng ta đề cập việc phân loại nợ. Theo quy định hiện hành, dư nợ cho vay được phân thành 5 nhóm, theo hai phương pháp là định tính và định lượng. Sau đây, chỉ đề cập đến phương pháp định lượng.

Nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

Nợ từ nhóm 2-5

Tổng dư nợ từ nhóm 1-5

24

gốc và lãi đúng hạn;

+ Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.

Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: + Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; + Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;

Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: + Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; + Nợ gia hạn nợ lần đầu;

+ Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

+ Một số khoản nợ khác theo quy định

Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ ) bao gồm: + Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

+ Một số khoản nợ khác theo quy định

Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: + Nợ quá hạn trên 360 ngày;

+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

+ Một số khoản nợ khác theo quy định. Tiêu chí phản ảnh chất lượng cho vay.

25

a) Nợ quá hạn. (Kq)

Xét theo đại lượng tuyệt đối, nợ quá hạn gồm dư nợ từ các nhóm 2 - 5.

Xét thương đại lượng tương đối thì nợ quá hạn được phản ảnh bằng công thức sau:

%

Kq càng cao chứng tỏ chất lượng dư nợ cho vay càng kém. Kq cao có nhiều lý do và cũng là biểu hiện chất lượng cho vay kém.

b) Nợ xấu.(Kx)

Xét theo đại lượng tuyệt đối, Kx gồm dư nợ từ các nhóm 3 - 5.

Xét thương đại lượng tương đối thì Kx được phản ảnh bằng công thức sau: Kx =Nợ từ nhóm 3-5—---⅛---———-—-%

Tong dư nợ từ nhóm 1-5

Kx càng cao chứng tỏ chất lượng dư nợ càng kém, và là hậu quả của chất lượng cho vay kém.

Ngoài tiêu chí về phân loại nợ, tiêu chí định lượng còn phản ánh qua các chỉ tiêu khác có thể tính toán và biểu hiện bằng các phép tính, các con số. Từ những con số này sẽ giúp đánh giá được chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

c) Tổng vốn huy động và tốc độ tăng trưởng vốn huy động

Chỉ tiêu tổng vốn huy động cho biết nguồn vốn ngân hàng huy động trong nền kinh tế để phục vụ công tác cho vay, thể hiện mức độ tín nhiệm, sự tin tưởng của người gửi đối với ngân hàng về cách thức quản lý, sử dụng vốn và khả năng chi trả các khoản tiền gửi đến hạn của ngân hàng.

Tốc độ tăng trưởng vốn huy động (A1)

A1= τina vinhuy độna nĩann- τins''’: huy tỉộns nim(n- 1

%

Tổng võn huy động năm (n-1)

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tăng trưởng về huy động vốn của một

ngân hàng năm sau so với năm trước. Một ngân hàng có nguồn huy động lớn, ổn định, cơ cấu hợp lý với chi phí đầu vào thấp sẽ tự chủ được nguồn vốn cho

26

vay, đáp ứng các nhu cầu vốn khác nhau của khách hàng. Từ đó giúp khách hàng có vốn kịp thời, cần thiết để phục vụ sản xuất kinh doanh, đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả chất luợng tín dụng của khoản vay.

d) Tổng dư nợ , kết cấu dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ

Tổng dư nợ là một chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm nhất định. Tổng dư nợ bao gồm các khoản cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tổng dư nợ thấp chứng tỏ quy mô tín dụng của ngân hàng ở mức thấp, ngân hàng chưa chú trọng đến việc mở rộng thị trường và tiếp cận các đối tượng khách hàng. Mặc dù vậy, không có nghĩa là chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng tín dụng càng cao bởi vì đằng sau những khoản tín dụng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro khác nhau. Vì vậy cần phải căn cứ vào tình hình cụ thể của nền kinh tế, chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ để phân tích đánh giá cho phù hợp.

Kết cấu dư nợ phản ánh tỷ trọng của các loại dư nợ trong tổng dư nợ như dư nợ ngắn hạn, trung, dài hạn/ tổng dư nợ, dư nợ theo từng loại hình doanh nghiệp/ tổng dư nợ, dư nợ theo từng thành phần kinh tế/ tổng dư nợ...

Việc phân tích kết cấu dư nợ sẽ giúp ngân hàng đề ra các chiến lược, các chính sách tín dụng phù hợp và hiệu quả cho từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, cho từng đối tượng khách hàng đồng thời đảm bảo việc huy động vốn phù hợp với sử dụng vốn. Thực tế cho thấy nhiều ngân hàng cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn so với tổng dư nợ nhưng nguồn vốn huy động trung và dài hạn lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động. Điều này có thể gây rủi ro mất khả năng thanh toán cho ngân hàng. Vì vậy, việc đánh giá chính xác về kết cấu dư nợ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cũng như chất lượng tín dụng của ngân hàng.

27

A2 = °ư nợ cft

° vay nẳm n - Pư nợ cft

° vay nSm (n- 11 %

Dư nợ cho vay năm (n-i)

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của một ngân hàng.

- Nếu tỷ lệ này > 1: dư nợ tín dụng của ngân hàng có sự tăng trưởng. Điều này đồng nghĩa với việc qui mô tín dụng của ngân hàng được mở rộng. Chỉ tiêu này càng lớn đồng nghĩa với việc qui mô tín dụng ngày càng được

mở rộng.

- Nếu tỷ lệ này < 1: Quy mô tín dụng của năm sau thu hẹp so với năm trước, thông thường điều này chứng tỏ ngân hàng đã có sự lựa chọn và sàng

lọc khách hàng hoặc vì một lý do nào đó mà quy mô tín dụng của ngân hàng bị thu hẹp lại.

- Nếu tỷ lệ = 1: Quy mô tín dụng của năm sau như năm trước đó.

Chỉ tiêu này khá dễ tính toán và thường được xem xét để tính toán sự mở rộng hay thu hẹp của hoạt động tín dụng qua các năm.

e) Hiệu suất sử dụng vốn (A3)

λ - Tonq dư nợ

A3 = VZ7~~^7~^~⅛^7^^ %’

Tong von huy động

Chỉ tiêu này giúp các nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với khả năng huy động vốn, đồng thời xác định hiệu quả của một đồng vốn huy động. Trên cơ sở đó, các NHTM có thể biết được khả năng mở rộng tín dụng của mình từ đó có thể quyết định quy mô, tỷ trọng đầu tư vào các lĩnh vực một cách hợp lý vừa đảm bảo an toàn vốn cho vay vừa có thể thu lại lợi nhuận cao nhất có thể. Chỉ tiêu này lớn thể hiện vốn huy động tham gia cho vay ít, khả năng huy động vốn của ngân hàng chưa tốt.

f) Hiệu quả sử dụng vốn (A4)

. . Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng „ ,

A4 = ---∙l ,-'↑ - ■ a---1—2. 0%

Tong dư nợ

28

lợi nhuận của NHTM. Lợi nhuận do tín dụng mang lại chứng tỏ các khoản vay thu hồi đuợc gốc và lãi, đảm bảo đuợc độ an toàn của nguồn vốn cho vay.

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời từ tín dụng, hay phản ánh trung bình

một đồng vốn đầu tu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ lợi nhuận từ cho vay càng nhiều, chất lượng tín dụng càng

tốt và ngược lại. Chỉ tiêu này cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng giúp cho công tác quản trị điều hành của ngân hàng nhằm đưa ra các quyết định hợp lý như ra quyết định về lãi suất cho vay, lãi suất huy động; các chính

sách đối với từng khách hàng...

g) Tỷ lệ bảo đảm dư nợ (A5)

. _ Dư nọ có tài sản đảm bảo n,

A7 =---——--- %

Tong dư nợ

Việc xem xét có cho khách hàng vay vốn hay không chỉ chú trọng vào tài sản đảm bảo nợ vay mà còn phải căn cứ vào năng lực tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư của khách hàng. Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra rủi ro do khách hàng kinh doanh thua lỗ, dự án đầu tư không hiệu quả, không còn khả năng trả nợ thì nếu còn tài sản bảo đảm nợ vay, ngân hàng có thể phát mại tài sản để thu hồi nợ. Vì vậy, khi nhận tài sản bảo đảm tiền vay cần chú ý đến việc thẩm định tài sản, giá trị tài sản, tính pháp lý, tính

Một phần của tài liệu 0286 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP quân đội chi nhánh hoàng quốc việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 32 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w