Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay

Một phần của tài liệu 0286 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP quân đội chi nhánh hoàng quốc việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 115 - 122)

Tăng cường hơn nữa việc nâng cao chất lượng thẩm định thông qua trước hết là việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tín dụng như ở trên, kết hợp với việc giám sát việc tuân thủ của CBTD cũng như lãnh đạo chi nhánh trong việc thực hiện qui trình nghiệp vụ và các qui định liên quan một cách có ý thức thiết thực nhất về phòng tránh các tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động tín

98

dụng của chi nhánh. Việc nâng cao chất lượng trước hết thể hiện:

- Xây dựng kế hoạch tín dụng phải phù hợp với năng lực thực tế (số lượng và chất lượng nhân sự tín dụng) và thị trường cùng các điều kiện khách quan khác, hạn chế việc chạy theo số lượng để lấy thành tích. Kế hoạch xây dựng quá cao, sẽ vượt quá sức CBTD, dẫn đến tình trạng buông lỏng sự kiểm soát, thu thập và xử lý thông tin cần thiết về khách hàng vay vốn làm cho nguy cơ tiềm ẩn rủi ro có cơ hội phát triển nhanh.

- Trước hết là việc nâng cao ý thức phòng chống rủi ro tín dụng cho các cấp lãnh đạo của chi nhánh như mục 3.2.1 trên làm hàng đầu. Hạn chế việc nhận thức chưa đúng đắn về khách hàng, mục tiêu và động cơ cho vay, từ đó hạn chế việc gây ảnh hưởng, tác động của lãnh đạo chi nhánh đến quá trình và kết quả thẩm định của các cấp thẩm định.

- CBTD phải tuân thủ chặt chẽ các qui định, thực hiện việc thẩm định tín dụng, kiểm tra, kiểm soát theo chiều sâu chất lượng, tránh mang tính hình thức, đối phó.

- Nâng cao chất lượng và tính chủ động thường xuyên giám sát, kiểm soát của các cấp lãnh đạo trung gian đối với hoạt động nghiệp vụ của CBTD.

- Phân loại các loại khoản vay theo các tiêu thức cụ thể như đối tượng tài trợ, loại hình doanh nghiệp, nguồn trả nợ vay... để từ đó có những biện pháp thích hợp cho mỗi loại khoản vay trong việc quản lý, giám sát khoản vay. Với giai đoạn hiện nay tập trung vào giám sát chặt chẽ các khoản vay:

+ Đối tượng tài trợ: cần chú ý đến các khoản vay xây dựng cơ bản, đặc biệt có nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước thì cần phải được kiểm tra chặt chẽ hơn, thực hiện kiểm soát sau thực tế công trình, khối lượng, giá trị thi công, xác nhận các nguồn thanh toán về giá trị, tiến độ, thủ tục... để chủ động đối với các khoản vay này đến hạn. Tập trung vào cho vay đối với các công trình

99

xây dựng có nguồn thanh toán chủ yếu là do các NHTM tiến hành đã và đang tiếp tục giải ngân. Hạn chế với các công trình có nguồn vốn từ ngân sách (không thuộc công trình trọng điểm) hay các nguồn từ chủ đầu tu không được xác định rõ ràng nguồn thanh toán...

+ Theo thời hạn vay: các khoản vay đầu tư trung - dài hạn cần được xem xét biến động của nguồn trả nợ vay như thu nhập từ kinh doanh của khách hàng, thường xuyên giám sát kiểm tra tài sản bảo đảm được hình thành từ vốn vay và nguồn trả nợ vay, các nguồn thu nhập chuyển về phải được thanh toán nợ vay theo đúng thoả thuận, tránh tình trạng nguồn thu của khoản vay này lấy dùng sang mục đích khác khi chưa đến hạn trả nợ vay.

+ Với loại hình doanh nghiệp: các khoản cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nước, cần kiểm tra chặt chẽ mục đích, tính chất, bản chất của khoản vay, tránh tình trạng cho vay bán hàng chậm trả cho các doanh nghiệp vệ tinh mà chủ doanh nghiệp thực sự lại là lãnh đạo của các doanh nghiệp Nhà nước này hay là các khoản nhập khẩu uỷ thác chậm trả. Nói chung là nhiều doanh nghiệp loại này đi vay vốn hộ các doanh nghiệp vệ tinh dưới hình thức trên, do đó khó khăn đánh giá được khả năng tài chính và trả nợ thực sự của các khoản vay này.

3.2.4. Tăng cường công tác quản lý khoản vay

- Thường xuyên thực hiện kiểm tra đối với công tác thẩm định

+ Kiểm tra trước:

• CBTD hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn đầy đủ và phù hợp với các điều kiện vay vốn theo quy định hiện hành của ngân hàng hay chưa.

• Kiểm tra việc CBTD, cán bộ thẩm định đã tiến hành điều tra, thu thập đầy đủ và chính xác những thông tin về khách hàng vay vốn, những thông tin có liên quan.

+ Kiểm tra trong:

100

• Kiểm tra việc thẩm định tình hình tài chính của khách hàng; • Kiểm tra việc thẩm định phương án, dự án vay vốn;

• Kiểm tra việc trực tiếp trải nghiệm thực tế của cán bộ thẩm định tại doanh nghiệp vay vốn;

• Kiểm tra việc thẩm định tính chính xác và hiện hữu của tài sản thế chấp, cầm cố để đảm bảo nợ vay.

+ Kiểm tra sau: Giai đoạn này tiến hành kiểm tra hồ sơ, chứng từ, rà soát lại tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp vụ thẩm định ở giai đoạn trước, nhằm phát hiện ra những hiện tượng bất thường trong nghiệp vụ đã hoàn thành, đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ, chính xác trước khi quyết định cho vay.

- Thực hiện nghiêm túc việc giám sát sau khi cho vay

Sau khi giải ngân, CBTD tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng, tình hình tài chính của khách hàng, thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng, nếu phát hiện ra có sự cố bất thường phải kịp thời báo cáo cho ban lãnh đạo ngân hàng để có hướng giải quyết.

Trong quá trình giám sát, CBTD theo dõi tình hình kinh doanh của khách hàng qua phân tích các báo cáo tài chính kết hợp với việc kiểm tra trực tiếp cơ sở kinh doanh của khách hàng, thu thập thông tin từ các loại phương tiện truyền thông có liên quan đến khách hàng và ngành nghề kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu thêm về khách hàng thông qua các cá nhân, tổ chức có quan hệ với khách hàng.

- Xây dựng và hoàn thiện quy trình quản lý và xử lý khoản vay có vấn đề

Quy trình xử lý khoản vay có vấn đề có thể được chia thành 5 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Thẩm định lại trong nội bộ;

Giai đoạn 2: Gặp gỡ và trao đổi với khách hàng và các bên liên quan khác; Giai đoạn 3: Đánh giá tình hình và đưa ra kết luận;

101

Giai đoạn 4: Quyết định hành động;

Giai đoạn 5: Thực hiện kế hoạch hành động.

3.2.5. Nâng cao chất lượng công tác kiểm toán nội bộ

- Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động kiểm toán nội bộ

Muốn cho hoạt động KTNB được hiệu quả và thông suốt, trước hết cần phải có một cơ chế điều tiết hữu hiệu. Cơ chế đó chính là hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động của KTNB. Bao gồm các văn bản của NHNN và của bản thân hệ thống NHQĐ hướng dẫn thực hiện hoạt động KTNB và cũng là chuẩn mực, thước đo cho hoạt động này. Hiện nay, hệ thống văn bản pháp quy điều chỉnh hoạt động kiểm toán nói chung và hoạt động KTNB nói riêng chưa nhiều và chưa cập nhật. Cho nên yêu cầu đặt ra là Nhà nước cần ban hành thêm các văn bản điều chỉnh cụ thể hơn nữa về hoạt động kiểm toán. Vì đa phần các văn bản quy định về hoạt động kiểm toán không cập nhật so với tình hình thực tế hiện nay vốn biến động rất phức tạp.

Ngoài các văn bản điều chỉnh chung, về phía Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt cũng cần có những văn bản hướng dẫn nhằm cụ thể hóa hoạt động. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho các chi nhánh, phòng giao dịch trong toàn hệ thống vận hành hoạt động một cách trơn tru, thông suốt. Làm căn cứ cho các chi nhánh tổ chức cơ cấu hoạt động KTNB phù hợp với quy mô, đặc điểm của mình, hướng dẫn cụ thể về phương pháp, kỹ thuật kiểm toán để KTV có thể vận dụng dễ dàng.

Ngân hàng cần xây dựng hệ thống văn bản để thấy rõ hơn vai trò hoạt động của KTNB tín dụng. Từ đó để cho cán bộ làm công tác KTNB thấy rõ hơn vai trò và trách nhiệm của mình trong thực hiện kiểm tra, giám sát nội bộ đối với hoạt động tín dụng cũng như lợi ích khi tham gia công tác KTNB. Điều đó sẽ góp phần làm cho cán bộ KTNB có động lực làm việc và tích cực đóng góp, gắn bó với ngân hàng. Từ đó góp phần giảm thiểu rủi ro trong hoạt

102

động tín dụng của ngân hàng, tăng cường hiệu quả kinh doanh do hoạt động tín dụng mang lại.

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ phận KTNB tại Chi nhánh

BGĐ đồng thời cũng là đối tượng kiểm toán của bộ phận KTNB cho nên BGĐ cần tạo mọi điều kiện cho KTNB hoạt động, phát triển đảm bảo tính độc lập và hiệu quả cao. Để đảm bảo tính khách quan trong hoạt động, các KTV nội bộ không chịu bất kể sự chi phối nào khi đưa ra các kết luận, đánh giá và nhận xét của mình . Cho nên các ý kiến của KTV nội bộ cần được bảo lưu khi thông qua biên bản kiểm tra với Giám đốc chi nhánh. Có như vậy thì các sai phạm mà cán bộ KTNB phát hiện được mới được phản ánh và báo cáo cho cấp trên một cách trung thực, chính xác.

Xây dựng một cách khoa học và hệ thống, hoàn thiện chính sách cán bộ tại Chi nhánh. Hiện nay, số lượng cán bộ làm công tác KTNB tại Chi nhánh là quá ít so với khối lượng công việc. Để chất lượng KTNB được đảm bảo, cần bố trí thêm cán bộ có trình độ chuyên môn làm công tác KTNB tại Chi nhánh. Các lĩnh vực kiểm toán ở ngân hàng rất đa dạng và phong phú bao gồm tất cả các hoạt động nghiệp vụ, vì thế cán bộ kiểm tra, kiểm toán nội bộ đòi hỏi phải là người am hiểu tất cả các lĩnh vực. Do đó, ngân hàng cần phải xây dựng chính sách để đào tạo theo hướng chuyên môn hoá, cán bộ làm nghiệp vụ nào phải được đào tạo chuyên sâu vào nghiệp vụ đó, riêng cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm toán phải đào tạo vừa chuyên sâu một mặt nghiệp vụ, vừa phải nắm khái quát các hoạt động khác của ngân hàng để có được cái nhìn tổng quát và thấy được mối liên hệ giữa các khâu trong quy trình nghiệp vụ.

- Hoàn thiện phương pháp kiểm toán

Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ đạo của các NHTM nói chung cũng như đối với Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt nói riêng, nhưng hoạt động tín dụng thì luôn chứa đựng những rủi ro

103

tiềm ẩn. Rủi ro tín dụng chỉ chấm dứt khi hợp đồng tín dụng kết thúc. Rủi ro tín dụng không chỉ bao gồm rủi ro trong quy trình tác nghiệp mà còn có cả rủi ro về mặt đạo đức, hành vi của khách hàng, của cán bộ tín dụng hay của chính lãnh đạo...Vì vậy, khi tiến hành KTNB đối với hoạt động tín dụng không thể chỉ tuân theo một chuẩn mực chung nào đó mà cần phải có những cách thức linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Việc lựa chọn cách thức KTNB đúng đã thể hiện sự thành công bước đầu của công tác KTNB tại đơn vị.

Cán bộ KTNB cần kết hợp hiệu quả giữa phương pháp kiểm toán cơ bản (chi tiết) và phương pháp kiểm toán hệ thống. Phương pháp kiểm toán hệ thống sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu chi phí thời gian, nhân lực và vật lực. Nhưng đem lại hiệu quả cao hơn vì các KTV khoanh vùng được rủi ro, có cái nhìn tổng thể về hoạt động, vì thế mà kết quả kiểm toán tốt hơn và có những đánh giá cũng như kiến nghị giải pháp điều chỉnh xử lý đạt hiệu quả cao hơn.

- Đa dạng hoá nội dung KTNB hoạt động tín dụng

Cần kết hợp cả ba loại kiểm toán: kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động. Trong đó, kiểm toán hoạt động là nội dung mà KTNB cần hướng tới, bởi vì kiểm toán hoạt động đánh giá tính hiệu quả, tính kinh tế của hoạt động tín dụng, từ đó đưa ra những ý kiến tư vấn nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động này.

Qua kiểm toán cần phân tích đánh giá các khoản vay, đánh giá năng lực tài chính, tư cách khách hàng vay... phát hiện các vấn đề vi phạm, nguồn gốc, nguyên nhân của việc cho vay kém hiệu quả để xác định đo lường các rủi ro tiềm ẩn. Đồng thời đánh giá sự phù hợp, tính hiệu quả, hiệu lực của các quy chế, chính sách, quy trình tín dụng, đề xuất những ý kiến tư vấn để xây dựng kế hoạch giảm thiểu những rủi ro, nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động tín dụng.

104

Một phần của tài liệu 0286 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP quân đội chi nhánh hoàng quốc việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 115 - 122)