Các nhân tố cơ bản tác động đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương

Một phần của tài liệu 0286 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP quân đội chi nhánh hoàng quốc việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 41 - 46)

hàng thương mại

Chất lượng tín dụng của NHTM bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, mỗi nhân tố ảnh hưởng đến một vài khía cạnh của chất lượng tín dụng. Ta xem xét các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng theo cách phân loại nguồn gốc xuất phát.

1.3.3.1. Nhân tố thuộc về NHTM

- Trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp:

Trình độ chuyên môn của người làm tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động tín dụng nói chung hay cho vay nói riêng. Lĩnh vực hoạt động tín dụng là lĩnh vực hoạt động kinh tế rất rộng, liên quan đến nhiều đối tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt là hoạt động mang tính động, phụ thuộc phần nhiều vào đối tác và việc kiểm soát nguồn vốn cho vay cũng như hoạt động kinh doanh của khách hàng, do đó đòi hỏi người làm tín dụng phải có trình độ chuyên môn tốt, am hiểu biết về kinh tế và xã hội thì mới có khả năng nắm bắt và hiểu được đầy đủ nhất thông tin về sử dụng vốn của khách hàng để từ phân tích và đánh giá được những rủi ro tiềm ẩn trong quá trình đó (dưới nhiều khía cạnh như kinh tế, pháp luật, chính trị,...) nhằm đưa các quyết định đúng đắn nhất liên quan đến việc tài trợ, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay và thu hồi nợ vay (gốc và lãi) an toàn, đúng hạn và có hiệu quả.

Do đặc thù hoạt động như trên, nên chất lượng tín dụng phụ thuộc phần lớn vào người làm tín dụng, do tính chất hoạt động ngoài trụ sở, liên quan nhiều đối tượng, hồ sơ và chuẩn mực cho vay mang tính định tính cũng như định lượng (không thể chuẩn xác) đòi hỏi tương đối phức tạp và nguồn thông tin kiểm soát người vay chủ yếu do người làm tín dụng nắm

30

giữ... Do đó nếu người làm tín dụng mà không có phẩm chất đạo đức tốt sẽ đứng về phía người vay làm thiên lệch hồ sơ, thông tin cung cấp cho lãnh đạo làm cho chất lượng hoạt động tín dụng giảm sút nghiêm trọng, có khả năng gây ra nợ xấu cho NHTM và thậm chí mất vốn. Người làm tín dụng mà tâm huyết với công việc thì họ có niềm say mê tạo động lực tốt hơn để làm việc, để học hỏi, để đi sâu đi sát vào khách hàng nhằm nắm bắt được các thông tin về sử dụng vốn vay, nguồn thanh toán nợ vay tìm tòi các biện pháp hay tạo ra cơ hội quản lý vốn được tốt, hạn chế nợ xấu phát sinh cho NHTM. Để tạo ra được động lực đối với người làm tín dụng trước hết đòi hỏi người làm tín dụng phải thực sự tâm huyết và yêu nghề và NHTM phải sử dụng hợp lý nguồn nhân lực, có cơ chế quản lý phù hợp thể hiện: có chính sách đãi ngộ tốt kèm theo việc khen thưởng cũng như kỷ luật tương xứng với người làm tín dụng.

- Bộ máy hoạt động tín dụng, bộ máy hỗ trợ và phối hợp:

Bộ máy hoạt động được tổ chức khoa học, gọn nhẹ sẽ giảm được sự chồng chéo trong hoạt động, sẽ đảm bảo được tính thống nhất, sự phối hợp tốt trong công việc, sẽ nâng cao được hiệu quả, kiểm soát tốt chất lượng cho vay.

Cùng với bộ máy hoạt động tín dụng tạo ra chu trình phục vụ khách hàng khép kín, góp phần thúc đẩy hoạt động tín dụng mang tính chuyên môn hoá cao hơn và góp phần hỗ trợ hoạt động tín dụng được có hiệu quả hơn thông qua việc phục vụ tốt khách hàng và thu hút được nhiều dịch vụ phi tín dụng khác.

- Hạ tầng cơ sở:

Hạ tầng cơ sở tạo ra các điều kiện cần thiết, thuận tiện phục vụ cho hoạt động tín dụng của NHTM như điều kiện văn phòng làm việc, các công cụ lao động, hệ thống phần mềm quản lý hoạt động tín dụng...

Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin: Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin ngày nay không chỉ phục vụ tốt như một công cụ đắc lực

31

trong nhiều lĩnh vực hoạt động cũng như đời sống sinh hoạt xã hội, thì CNTT đóng góp đáng kể vào hoạt động tín dụng. CNTT giúp cho việc cập nhật thông tin cần thiết cho quá trình thẩm định và ra quyết định tín dụng, giúp cho việc quản lý mang tính tập trung và khoa học cao, tiết kiệm thời gian và nhân lực, đặc biệt đảm bảo độ chính xác cao trong việc kiểm soát thông tin tín dụng không chỉ mang tính nội bộ mà còn mang tính ngành và tính xã hội hoá cao.

Hạ tầng cơ sở khác: bao gồm nơi làm việc, hệ thống trang thiết bị phục vụ công việc, phương tiện đi lại, điện thoại ... phục vụ cho hoạt động tín dụng của NHTM. Nếu hạ tầng đó không đảm bảo chất lượng thì gây ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng: làm cho CBTD sẽ không nhiệt tình với công việc, việc đánh giá, kiểm soát, quản lý hoạt động tính dụng mất nhiều thời gian hơn, và kém hiệu quả.

- Chính sách tín dụng của NHTM

Chính sách tín dụng thể hiện những định hướng lớn trong hoạt động tín dụng bao gồm: qui mô, lĩnh vực đầu tư, cơ cấu tín dụng theo một số tiêu thức, phương thức cho vay... làm nền tảng, kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng. Những định hướng này nhằm mục đích hướng tới sự an toàn trong hoạt động tín dụng của một NHTM, tập trung khai thác thế mạnh của Ngân hàng đối với thị trường, tối ưu hoá trong việc sử dụng các nguồn lực của ngân hàng,... Xuất phát từ chính sách tín dụng làm nguồn gốc để xây dựng lên hệ thống qui trình, qui cơ chế, hướng dẫn, chỉ đạo trong hoạt động tín dụng.

- Qui trình nghiệp vụ tín dụng: thống nhất chung trình tự cụ thể các

bước cần làm cho người làm tín dụng từ nhận hồ sơ, quá trình thẩm định, phân tích, đánh giá tín dụng cho đến giải ngân tiền vay, kiểm soát sau, thu hồi nợ, xử lý nợ xấu (nếu có). hoạt động của CBTD phải dựa trên qui trình nghiệp vụ tín dụng (cẩm nang tín dụng), nếu qui trình tốt đảm bảo đầy

32

đủ các bước của quá trình tín dụng thì sẽ tiết kiệm thời gian cho người làm tín dụng và đảm bảo chỉ dẫn cho người làm tín dụng các bước thẩm định, phân tích, đánh giá, thu thập và xử lý thông tin được cụ thể, khoa học, an toàn cho hoạt động tín dụng... đúng theo qui định của pháp luật, từ đó đưa ra được các quyết định tín dụng thích hợp với từng giai đoạn trong quá trình tín dụng làm cho chất lượng hoạt động tín dụng luôn được cải thiện và có hiệu quả tốt nhất.

1.3.3.2. Nhân tố thuộc về Khách hàng

- Phẩm chất, tư cách tín dụng của khách hàng:

Trong qui trình tín dụng các ngân hàng thường chỉ đưa ra quyết định cho vay sau khi đã phân tích cẩn thận các yếu tố có liên quan đến uy tín và khả năng trả nợ của khách hàng đi vay, nhằm hạn chế thấp nhất các rủi ro do chủ quan của khách hàng có thể gây ra.

Đạo đức của khách hàng là một yếu tố quan trọng của qui trình thẩm định, tính cách của khách hàng không chỉ được đánh giá bằng phẩm chất đạo đức chung mà còn phải kiểm nghiệm qua những kết quả hoạt động trong quá khứ, hiện tại và chiến lược phát triển trong tương lai. Thực tế kinh doanh đã cho thấy, tính chân thật và khả năng chi trả của khách hàng đi vay có thể thay đổi sau khi món vay được thực hiện. Khách hàng có thể lừa đảo ngân hàng thông qua việc gian lận về số liệu, giấy tờ, quyền sở hữu tài sản, sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không đúng đối tượng kinh doanh, phương án kinh doanh,...Việc khách hàng gian lận tất yếu sẽ dẫn đến những rủi ro cho ngân hàng.

- Năng lực của khách hàng:

Năng lực tài chính: thể hiện khả năng về vốn, tài sản, nguồn thanh toán,... của khách hàng trong quá trình thực hiện kinh doanh. Năng lực tài chính tốt sẽ đảm bảo được khả năng của khách hàng trong việc thực hiện dự án/phương án kinh doanh đồng thời gắn trách nhiệm của khách hàng cao nhất

33

trong quá trình ra các quyết định đầu tu cũng nhu hợp tác với NHTM khi gặp rủi ro. Năng lực tài chính của khách hàng càng tốt thì họ càng có trách nhiệm hơn đồng thời càng có khả năng tự gánh chịu rủi ro khi xảy ra, không làm ảnh huởng đến khả năng trả nợ vay cho NHTM.

1.3.3.3. Nhân tố khách quan.

Quản lý Nhà nuớc là nhân tố cực kỳ quan trọng và đặc biệt là trong kiểm soát và điều hành hoạt động tiền tệ của hệ thống NHTM, một lĩnh vực nhạy cảm đối với nền kinh tế, bao gồm: bộ máy tổ chức và hệ thống các văn bản pháp qui.

- Hệ thống văn bản pháp quy: Qui định về tổ chức, cách thức, thể thức,

các chuẩn mực hoạt động của NHTM, cơ chế, thẩm quyền của các cơ quan quản lý Nhà nuớc trong việc điều tiết, giám sát hoạt động của NHTM. NHTM chỉ có thể hoạt động có chất luợng (hoạt động tín dụng có chất luợng) khi hệ thống văn bản pháp qui đầy đủ, khoa học và phù hợp với qui luật phát triển của NHTM trong tổng thể nền kinh tế theo từng thời kỳ. Hệ thống này quản lý tốt hoạt động Ngân hàng theo mục đích của quản lý Nhà nuớc về kinh tế, nhung phải đảm bảo đuợc quyền chủ động và linh hoạt của các NHTM, mới khai thác đuợc tính sáng tạo, tạo ra đuợc

-Nguyên nhân từ nền kinh tế- xã hội

Môi truờng kinh tế xã hội trong một nuớc biến động chịu ảnh huỏng của những biến động từ nền kinh tế thế giới, đó là nguyên nhân làm phát sinh rủi ro trong hoạt động kinh doanh của nền kinh tế, từ đó ảnh huởng tới các lĩnh vực kinh tế trong đó hoạt động kinh doanh tiền tệ chứa nhiều nguy cơ rủi ro lớn nhất.

Sự thay đổi các mối quan hệ quốc, các quan hệ ngoại giao của chính phủ củng là nguyên nhân gây ra rủi ro lớn cho hoạt động cho vay của ngân hàng cho vay.

Bên cạnh đó hoạt động cho vay phụ thuộc rất nhiều thói quen, truyền thống, tập quán của nguơi dân. Những yếu tố đó tác động trực tiếp hay gián

34

tiếp đến chất lượng cho vay của ngân hàng, làm cho nợ quá hạn, nợ xấu ngân hàng phát sinh và gia tăng.

-Nguyên nhân bất khả kháng.

Những biến động lớn về thời tiết, khí hậu gây ảnh hưởng hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, điều kiện tự nhiên là yếu tố khó dự đoán, nó thường xẩy ra bất ngờ với thiệt hại lớn ngoài tầm kiểm soát của con người. Vì vậy khi có thiên tai địch hoạ xẩy ra khách hàng cùng các ngân hàng cho vay sẽ có nguy cơ tổn thất lớn, phương án, dự án kinh doanh không có nguồn thu ... Điều đó đồng nghĩa với các ngân hàng cho vay phải cùng chia sẽ rủi ro với khách hàng của mình. Ở Việt Nam do thời tiết diễn biến phức tạp nên môi trường tự nhiên đươc coi là nguyên nhân gây ra rủi ro cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng cho vay khi đầu tư phát triển các thành phần kinh tế.

Một phần của tài liệu 0286 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP quân đội chi nhánh hoàng quốc việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 41 - 46)