HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT
3.2.1. Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong cho vay
- Nâng cao nhận thức của lãnh đạo chi nhánh
Để hạn chế được rủi ro tín dụng mà một phần thể hiện thông qua nợ xấu của chi nhánh như đã trình bày ở chương 2, thì trước hết phải nâng cao nhận thức của lãnh đạo chi nhánh thấy được tầm quan trọng của việc thực hiện tốt các qui định về thẩm định, xét duyệt, kiểm soát, thu hồi nợ vay .... cũng như tránh việc can thiệp, tác động vào quá trình này của CBTD cũng như lãnh đạo tín dụng cấp trung gian làm thiên lệch hướng xét duyệt cho vay theo ý chí chủ quan của lãnh đạo chi nhánh. Lãnh đạo chi nhánh luôn phải là tấm gương mẫu mực trong hoạt động tín dụng để CBTD noi theo, học tập và gây ảnh hưởng lớn đến quá trình, hành vi, nhận thức và ý thức của CBTD, từ đó tạo thành một hệ thống đồng lòng từ trên xuống dưới các cấp trong hoạt động tín dụng cùng nâng cao được chất lượng tín dụng và phòng chống rủi ro hữu hiệu cho hoạt động tín dụng của chi nhánh.
- Hoàn thiện mô hình, quy trình tín dụng
Mô hình quản lý rủi ro tín dụng hiện nay của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt hiện vẫn còn nhiều bất cập. Nhu cầu thực
91
tiễn hoạt động chung của toàn bộ hệ thống tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân đội cũng nhu các chi nhánh đều đòi hỏi phải có sự thay đổi nhanh mô hình bộ máy kiểm soát rủi ro tín dụng để phù hợp với thị truờng cạnh tranh hiện nay. Mục đích đặt ra đòi hỏi phải có bộ máy kiểm soát rủi ro đảm bảo phân tách đuợc công việc, tránh chồng chéo công việc lặp lại mà các bộ phận kinh doanh (CBTD) đã làm. Huớng phân tách công việc nhu sau:
+ Các bộ phận thẩm định tín dụng trực tiếp: thực hiện việc thẩm định mang tính vi mô và cụ thể vào các công việc: Tài chính, phuơng án, tài sản thế chấp, Pháp nhân/thể nhân, các quan hệ kinh tế liên quan.
+ Các bộ phận tái thẩm định (Quản lý tín dụng): xử lý tập trung vào các công việc mang tính vĩ mô hơn nhu: kinh tế ngành, chính sách của Nhà nuớc đối với ngành, ảnh huởng của kinh tế khu vực, thế giới tới nền kinh tế và tới ngành kinh tế, các vấn đề khác mà các bộ phận thẩm định tín dụng trực tiếp chua thực hiện phân tích, đánh giá.
+ Việc thẩm định cũng nhu tái thẩm định phải đuợc tranh luận trên cơ sở có cấp lãnh đạo có đủ thẩm quyền tham dự để quyết định các vấn đề mấu chốt trên cơ sở phân tích, đánh giá khách quan các khía cạnh thẩm định và tái thẩm định gắn với mục tiêu của Ngân hàng TMCP Quân đội, với thực tế thị truờng và xu huớng vận động của thị truờng.
Với yêu cầu bức bách và khách quan đặt ra nhu vậy, hiện nay nhiều ngân hàng đã tiến hành thành lập Hội đồng tín dụng nhằm thực hiện việc phán quyết với các dự án, phuơng án vay vốn lớn theo qui định cần phải đuợc thông qua Hội đồng tín dụng. Thành phần Hội đồng tín dụng gồm: Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc, Bộ phận Tái thẩm định Hội sở, Giám đốc chi nhánh, Bộ phận thẩm định cấp chi nhánh, Bộ phận tái thẩm định cấp chi nhánh. Tuỳ theo Hội đồng thẩm định cấp nào thì có các thành phần trong Hội đồng sẽ khác nhau. Đối với Hội đồng tín dụng cấp chi nhánh gồm: Giám đốc / Phó Giám đốc chi nhánh
92
(người phụ trách hoạt động tín dụng của chi nhánh), trưởng phòng kinh doanh (Khách hàng Doanh nghiệp/khách hàng cá nhân), cán bộ tín dụng KHDN/KHCN, trưởng phòng tái thẩm định và cán bộ trực tiếp tái thẩm định. Khi họp Hội đồng tín dụng thì giám đốc/ phó giám đốc nghe các bên thẩm định và tái thẩm định tranh luận về các vấn đề liên quan đến rủi ro và an toàn của khoản vay cũng như các vấn đề khác liên quan đến đề xuất cho vay hay từ chối đối với khoản vay, từ đó sẽ có được thông tin từ hai chiều để nhận định, đánh giá và ra quyết định cuối cùng đối với khoản vay.
Về quy trình tín dụng: Quy trình nghiệp vụ tín dụng được ban hành đã lâu, mang tính chất chỉ dẫn các bước cho vay cơ bản trong điều kiện kinh tế - xã hội cũng như cạnh tranh tại thời điểm năm 2015, 2016 và các năm trước đó. Để phù hợp với hoạt động tín dụng trong giai đoạn hiện nay, trước cuộc cạnh tranh giữa các NHTM đang diễn ra mạnh mẽ không chỉ trong nước mà còn có sự góp mặt của các NHTM nước ngoài, nên Qui trình nghiệp vụ tín dụng phải được thay đổi theo hướng sau:
+ Qui trình nghiệp vụ tín dụng phải tạo ra được khung chung hướng dẫn trình tự hoạt động tín dụng và cần được sửa đổi, bổ sung hay ban hành lại cho phù hợp với sự thay đổi môi trường tín dụng: pháp luật, điều kiện cạnh tranh, môi trường kinh tế của doanh nghiệp.
+ Ngoài quy trình nghiệp vụ tín dung chung, đối với từng nhóm, từng ngành hàng, lĩnh vực.... là thị trường mục tiêu của ngân hàng, cần có chính sách, các văn bản hay qui trình con để hướng dẫn cụ thể hơn cho quá trình thẩm định, đặc biệt là sự khác biệt giữa các ngành, lĩnh vực... về tiềm lực tài chính, về triển vọng phát triển, vị thế tương quan với ngân hàng.... thì cần có những bước thẩm định thích hợp, chuyên sâu hơn và có hiệu quả cao nhất để nâng cao được khả năng cạnh tranh.
93
Do quy mô tăng trưởng tín dụng, sự đòi hỏi chuyên môn hoá sâu hơn trong hoạt động tín dụng, cũng như sự đòi hỏi cấp bách về quản lý rủi ro tín dụng thông qua việc nâng cấp phần mềm công nghệ thông tin T24 nhằm tạo ra một kho dữ liệu thống nhất và đầy đủ trong toàn hệ thống NHTM, sự phân công lại lao động tín dụng cho phù hợp với mô hình với tính chất công việc và sự mở rộng liên tục mạng lưới của các NHTM đã tạo ra nhu cầu CBTD rất lớn. Kết hợp với sự ra đời liên tục của các NHTM trong 03 năm qua cũng tạo ra những “cơn sốt” nguồn nhân lực tín dụng đòi hỏi các NHTM luôn phải tuyển mới bổ sung nguồn nhân lực tín dụng để bù đắp cũng như dành cho phát triển, do đó chất lượng nguồn nhân lực này không đủ đảm bảo cho nhu cầu phát triển. Trước thực trạng đó, tuổi nghề trung bình của CBTD rất thấp, đòi hỏi chi nhánh phải luôn có kế hoạch chủ động trong việc tuyển dụng và đào tạo, cụ thể:
- Chính sách tuyển dụng: Tuyển dụng nhân sự được thực hiện qua 02 vòng là thi viết và thi vấn đáp. Việc tuyển dụng hiện nay còn có những hạn chế nhất trong việc kết nối thống nhất giữa vòng thi viết và thi vấn đáp. Sau khi thí sinh đạt được vòng thi viết thì sẽ được phỏng vấn để lựa chọn lần nữa trước khi vào làm việc tại Ngân hàng. Thường ở vòng thi vấn đáp có nhiều cán bộ hỏi thi không nắm rõ thí sinh đã thi viết những nội dung gì, do đó việc hỏi thi không được phát triển một cách đầy đủ mà đôi khi còn trùng lặp với đề thi viết, đã hạn chế khai thác khả năng của thí sinh và từ đó đánh giá không đầy đủ và chính xác những mặt mà Ngân hàng cần.
- Chính sách đào tạo: Chi nhánh cần chủ động hơn trong việc tự đào tạo đối với CBTD mà không cần thiết phải bị động trông chờ ở Hội sở tổ chức. Việc đào tạo CBTD chú trọng và tập trung nhiều hơn vào các kiến thức, kỹ năng thực tế công việc, do đó cần phải chủ động tổ chức nhiều hơn các buổi tự đào tạo dưới hình thức Hội thảo hay phổ biến văn bản tại chỗ nhằm phổ
94
biến và trao đổi được nhiều hơn những kinh nghiệm thiết thực trong hoạt động tín dụng thường ngày và làm rõ hơn các kiến thức về pháp luật phát sinh nhằm vận dụng nhanh chóng vào hoạt động tín dụng của chi nhánh.
- Chính sách đãi ngộ: kể từ năm 2014, chi nhánh cũng đã có bước tiến mới như trong toàn hệ thống đó là đã tiếp nhận thêm những CBTD, cán bộ lãnh đạo có kinh nghiệm, bỏ qua một số khâu trong quá trình tuyển dụng với mức lương theo thoả thuận, thay cho mức lương theo qui định trước đây được tính trình tự theo thời gian công tác tại Ngân hàng TMCP Quân đội. Song song hơn nữa, ngoài chính sách đãi ngộ ra cũng cần có một qui chế, chế tài rõ ràng về trách nhiệm của CBTD đối với công việc mà theo hướng triết giảm quyền lợi cụ thể hay có thể đình chỉ công tác, điều chuyển công tác sang các vị trí thích hợp khi không đáp ứng được yêu cầu công việc (kể cả lãnh đạo chi nhánh nếu gây ra rủi ro lớn trong hoạt động tín dụng do nguyên nhân chủ quan).
3.2.2. Nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay
Hiện nay vẫn còn một số vấn đề đang tồn tại tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt như: các nhóm tài sản bảo đảm chưa đa dạng mới chỉ tập trung vào các loại tài sản cầm cố, thế chấp như nhà ở, quyền sử dụng đất, các bất động sản khác; giá trị TSBĐ chưa sát với giá thị trường; chưa có một hội đồng chuyên về việc thẩm định, đánh giá TSBĐ; tỷ lệ dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản/tổng dư nợ vẫn còn thấp. Để khắc phục được những tồn tại trên, Chi nhánh cần thực hiện một số giải pháp chung và một số giải pháp mở rộng nhằm nâng cao được chất lượng bảo đảm bằng tài sản trong hoạt động cho vay.
- Nâng cao chất lượng trong việc quản lý tài sản bảo đảm
Quản lý tài sản bảo đảm là do thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng vay. Có thể chia làm hai trường hợp : trường hợp thứ nhất TSBĐ do khách hàng vay hoặc bên thứ ba quản lý hoặc sử dụng; trường hợp thứ hai TSBĐ do
95
chính ngân hàng cho vay quản lý.
Việc quản lý TSBĐ là vô cùng quan trọng vì nếu quản lý không tốt thì giá trị tài sản có thể sẽ bị giảm đi so với lúc ban đầu, trong truờng hợp mà khách hàng lại không có thể trả nợ do một nguyên nhân nào đó thì ngân hàng sẽ không thu hồi vốn đủ vốn đuợc.
Muốn quản lý tốt các TSBĐ ngân hàng cần có kế hoạch quản lý cụ thể cho
từng loại tài sản bảo đảm. Ví dụ nhu các giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất
nên để tập trung luu giữ tại kho riêng; các tài sản nhu khoản phải thu và hàng tồn
kho cần đuợc xác nhận, đối chiếu thuờng xuyên với số liệu thực tế.
- Thành lập một hội đồng chuyên thẩm định, định giá tài sản
Việc tiến hành thẩm định tài sản bảo đảm gồm xác định nguồn thông tin thẩm định, nội dung thẩm định, viết báo cáo thẩm định thuờng trực tiếp do cán bộ tín dụng thực hiện chỉ trừ những khách hàng mới thì việc thẩm định TSBĐ sẽ gồm có một cán bộ tín dụng, một cán bộ thẩm định, giám đốc hoặc phó giám đốc, truởng phòng tín dụng ngoài ra còn có thể có cán bộ rủi ro. Do đó chất luợng tài sản bảo đảm có đuợc tốt hay không còn phụ thuộc vào cán bộ tín dụng điều này có thể làm giảm kết quả thẩm định, đánh giá TSBĐ.
Vì vậy một giải pháp để nâng cao đuợc chất luợng TSBĐ là nên thành lập một hội đồng thẩm định, định giá tài sản riêng tại chi nhánh. Điều này sẽ giúp việc thẩm định tài sản đuợc chuyên môn hơn và chính xác khách quan hơn. Đồng thời giảm chi phí và thời gian cho chi nhánh mà chất luợng cô ng việc cũng đuợc nâng cao hơn.
- Về chính sách cho vay
Chính sách cho vay tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt tuân thủ theo quy định hiện hành của Chính phủ, NHNN, NHQĐ
96
cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba khi vay vốn cần phải đáp ứng được yêu cầu: có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết với hệ số tự tài trợ tối thiểu 20% (hệ số tự tài trợ chính là tỷ số giữa nguồn vốn chủ sở hữu với tổng tài sản), vốn lưu động ròng dương. Và với cho vay trung và dài hạn khách hàng phải có vốn chủ sở hữu tham gia tối thiểu bằng 30% tổng nhu cầu vốn. Giải pháp đề ra trong trường hợp này là nên nâng cao hệ số tự tài trợ tối thiểu lên 30% và vốn chủ sơ hữu tham gia tối thiểu phải bằng 40% so với tổng nhu cầu vốn. Để nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ của ngân hàng lên mức cao nhất đồng thời vẫn khuyến khích khách hàng vay vốn. Điều này sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng bảo đảm bằng tài sản của khách hàng vay.
Trong trường hợp vay vốn có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay: cho vay ngắn hạn thì mức VCSH và giá trị bảo đảm khác tối thiểu bằng 30% giá trị tài sản hình thành từ vốn vay trong đó mức vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng 20% tổng nhu cầu vốn. Giải pháp đặt ra có thể nâng cao tỷ lệ mức vốn chư sở hữu và giá trị bảo đảm khác so với giá trị hình thành từ vốn vay tối thiểu lên 40% đến 45% trong đó mức vốn chủ sở hữu tối thiểu lên khoảng 30% nhằm đảm bảo thêm cho khoản vốn mà ngân hàng cho khách hàng vay.
Trong cả hai trường hợp ngân hàng đều có thể thu hồi vốn được nhiều nhất mà khách hàng cũng có thể chứng minh khả năng tài chính của mình đủ để đáp ứng được mọi yêu cầu của ngân hàng đặt ra và hoàn toàn có cơ sở trả được khoản vay từ ngân hàng. Vì vậy mà chính sách cho vay của ngân hàng là rất quan trọng nó ảnh hưởng đến công tác nâng cao chất lượng bảo đảm bằng tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng.
- về lựa chọn tài sản bảo đảm
Ngoài việc tuân thủ theo các quy định chung của pháp luật và của NHCT Việt Nam về điều kiện đối với TSBĐ thì khi lựa chọn tài sản bảo đảm cầm
97
phải đáp ứng được các yêu cầu như: TSBĐ phải có tính thanh khoản cao tức là dễ mua bán, phát mại trên thị trường; nguồn tiền thu được từ TSBĐ khi phát mại phải đủ lớn để trang trải được nợ gốc. Nếu công tác lựa chọn tài sản bảo đảm không được quan tâm tốt thì rất có thể ngân hàng sẽ không thể thu hồi đủ nợ mặc dù đã tiến hành bán TSBĐ.
Vì vậy quá trình lựa chọn tài sản bảo đảm phải được tiến hành cẩn thận và phải căn cứ cả vào nhu cầu của thị trường hiện tại. Việc này vô cùng quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bảo đảm tài sản trong quá trình cho vay của ngân hàng.
- về rà soát phân loại dư nợ và định kỳ đánh giá chất lượng tín dụng
Quá trình rà phân loại dư nợ sẽ giúp ngân hàng nhận biết được khách hàng của mình đang nằm trong nhóm nợ nào nhóm nợ đủ tiêu chuẩn, nhóm nợ cần chú ý hay nhóm nợ dưới tiêu chuẩn... Từ đó ngân hàng có thể biết được tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng.
Ngoài ra định kỳ phải chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng để từ đó có chính sách cho vay hợp lý với từng khách hàng. Bình thường với những khách hàng được chấm điểm ở mức AA- trở lên là có thể được cho vay với tỷ lệ khoản cho vay so với TSBĐ lớn có thể đến 80%. Giải pháp đưa ra nhằm giúp khuyến khách hàng đồng thời nâng cao chất lượng bảo đảm bằng tài sản