NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

Một phần của tài liệu 0286 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP quân đội chi nhánh hoàng quốc việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 50 - 103)

LƯỢNG TÍN DỤNG TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI

1.4.1. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008

Năm 2008, nước Mỹ đã rung chuyển trong cuộc đại suy thoái kinh tế khiến cho toàn bộ nền kinh tế thế giới phải một phen chao đảo. Theo các chuyên gia kinh tế thế giới thì nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng trên bắt nguồn từ việc các ngân hàng thương mại ở Mỹ chưa chú trọng đến việc nâng cao chất lượng tín dụng, quá dễ dãi, tùy tiện khi cho khách hàng vay tiền để mua bất động sản qua các hợp đồng cho vay không đạt chuẩn.

Trong vòng 10 năm trở lại đây thị trường nhà đất ở Mỹ phát triển mạnh nên các ngân hàng, tổ chức cho vay đã phát triển mạnh việc cho vay để đầu tư bất động sản kể cả thực hiện các hợp đồng cho vay không đạt chuẩn và khuyến khích cả những người không đủ khả năng tài chính để chi trả cũng vay tiền để mua nhà. Ngoài ra, để thu hút khách hàng các tổ chức cho vay còn tạo ra những hợp đồng với lãi suất thấp trong những năm đầu và sau đó điều chỉnh lại theo lãi suất thị trường nên hậu quả là một số lớn hợp đồng cho vay không đòi được nợ. Trong khi đó các tổ chức tài chính phố Wall lại gom các hợp đồng cho vay đầu tư bất động sản lại để làm tài sản đảm bảo phát hành trái phiếu ra thị trường tài chính thế giới. Các trái phiếu này đã được các ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư trên toàn thế giới mua mà không biết rằng các hợp đồng cho vay bất động sản dùng để bảo đảm là không đủ tiêu chuẩn.

39

Trong vài năm trở lại đây, thị trường bất động sản liên tiếp hạ nhiệt, người đi vay đã không có khả năng trả được nợ lại khó bán bất động sản, thậm chí kể cả bán được thì giá trị của bất động sản cũng rất thấp, không đủ để thanh toán các khoản nợ vay. Hậu quả là một số lớn hợp đồng cho vay bất động sản dùng để bảo đảm cho các trái phiếu là nợ khó đòi, các trái phiếu mất giá trên thị trường thứ cấp, thậm chí không còn mua bán được trên thị trường khiến cho các ngân hàng, các nhà đầu tư nắm trái phiếu này bị lỗ nặng và mất khả năng thanh toán, làm cho các ngân hàng này sụp đổ kéo theo cuộc khủng hoảng tài chính.

Từ nguyên nhân của cuộc khủng hoảng trên chúng ta thấy rằng việc nâng cao chất lượng tín dụng luôn luôn là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu bởi vì nếu không quan tâm đến chất lượng tín dụng thì rất dễ dẫn đến rủi ro tín dụng mà tác động của rủi ro tín dụng là rất lớn, không những đối với kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn cả đối với nền kinh tế.

1.4.2. Nâng cao chất lượng tín dụng tại một số nước Đông Á và Đông Nam Á

Tại một số nước Đông Á và Đông Nam Á, sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 các khoản nợ khó đòi đã tăng lên nhanh chóng và phá vỡ sự cân bằng trong bảng tổng kết tài sản của các ngân hàng thương mại khiến các ngân hàng này không thể đạt mức chuẩn (8%) về tỷ lệ vốn trên tài sản có rủi ro của ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS). Các khoản cho vay khó đòi trong khu vực không những lớn về giá trị tuyệt đối như trên 700 tỷ USD ở Nhật Bản hay 200 tỷ USD ở Trung Quốc mà còn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ tín dụng của các quốc gia như khoảng 70% ở Indonesia, 36% ở Thái Lan, 17% ở Malaixia và 16% ở Philipin, trong khi mức cho phép theo thông lệ quốc tế là 5%. Gánh nặng nợ khó đòi chồng chất đã dẫn ngân hàng thương mại đến bờ vực phá sản. Vì vậy Chính phủ cũng như các ngân hàng đã

40

phải đề ra nhiều biện pháp để cải thiện chất lượng tín dụng của mình.

- về phía Chính phủ

Chính phủ thắt chặt quản lý các khoản nợ khó đòi của các ngân hàng bằng cách áp dụng tiêu chuẩn kế toán tiên tiến trên thế giới để phân loại, xác định lại các khoản cho vay khó đòi là những khoản cho vay không trả được lãi trong vòng 3 tháng trở lên thay vì 6 tháng như trước đây.

Chính phủ cũng đã thúc đẩy việc thành lập các tổ chức tài chính đảm trách việc xử lý có hiệu quả các khoản cho vay khó đòi như các công ty mua bán nợ, công ty quản lý nợ ngân hàng, công ty mua bán tài sản thế chấp.

Để tăng năng lực tài chính cho các ngân hàng, Chính phủ đã đầu tư tái tạo vốn cho hệ thống ngân hàng. Nguồn tiền để tái tạo vốn được lấy từ ngân sách, từ phát hành trái phiếu hoặc vay các tổ chức tài chính quốc tế. Ngoài ra Chính phủ còn giành một phần tiền để mua lại các khoản nợ xấu của các ngân hàng.

Trong khi Chính phủ Thái Lan chú trọng nới lỏng các giới hạn về quyền sở hữu nước ngoài với các ngân hàng, cho phép người nước ngoài nắm giữ tối đa các cổ phần trong thời hạn 10 năm thì Chính phủ Nhật lại ban hành luật mới về quản lý ngoại hối, cho phép các tổ chức và cá nhân được mở tài khoản JPY tại các ngân hàng nước ngoài cũng như cho phép các tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép mở tài khoản bằng USD tại các ngân hàng Nhật.

Chính phủ cũng đã thực hiện giải thể, sát nhập hoặc quốc hữu hóa một số ngân hàng thương mại.

- về phía các ngân hàng

Các ngân hàng đã thực hiện việc xử lý mạnh các khoản nợ khó đòi bằng các giải pháp như xoá nợ, bán hoặc cơ cấu lại nợ. Tại Hàn Quốc 15 ngân hàng cỡ quốc gia đã phải xoá 2.000 tỷ won các khoản nợ khó đòi. Các ngân hàng thương mại Nhật Bản đã bán được các khoản nợ vay khó đòi trị giá

41

khoảng 4.000 tỷ JPY. Đồng thời ngân hàng cũng đã thắt chặt các thủ tục cho vay như quy định số lượng tối đa các tổ chức, cá nhân có thể vay tiền cùng một lúc, nghiêm khắc đánh giá tình trạng tín dụng của mình và ngừng cho vay các khách hàng không đảm bảo. Ngoài ra các ngân hàng còn chú trọng đến việc tổ chức, cũng cố, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định tín dụng.

Từ đó chúng ta thấy rằng, nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại phải là vấn đề được quan tâm thường xuyên chứ không phải đợi đến khi phát sinh các khoản nợ xấu rồi mới tập trung xử lý vì khi đó để xử lý các khoản nợ xấu này sẽ rất tốn kém và đòi hỏi phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ từ phía Chính phủ và cả bản thân các ngân hàng thương mại.

1.4.3. Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Cách đây vài năm VPbank là một trong số các NHTM hoạt động yếu kém, hiệu quả thấp, quy mô nhỏ. Đặc biệt là hoạt động tín dụng rơi vào tình trạng xấu, có dấu hiệu rủi ro cao, nợ quá hạn tăng đột biến, khả năng thanh toán kém vì vậy được xếp vào tình trạng quản lý đặc biệt của NHNN. Dưới sự chỉ đạo của NHNN, ban lãnh đạo VPbank đã sắp xếp cải tổ lại toàn bộ hoạt động của mình, đặc biệt là hoạt động tín dụng. Sau 2 năm, hoạt động của VPbank đã có nhiều khởi sắc, dần đi vào ổn định và hiệu quả, quy mô ngày càng được mở rộng, thoát khỏi tình trạng kiểm soát đặc biệt, nợ xấu giảm xuống dưới 1%. Để đạt được kết quả đó, VPbank đã tích cực trong việc tìm giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng. Trong đó, việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro đã được VPbank đặc biệt chú trọng, thể hiện ở một số điểm:

- Ban hành sổ tay tín dụng

42

chung, các bước cơ bản mà mỗi cán bộ tín dụng cần thực hiện trong quy trình

tác nghiệp. Sổ tay tín dụng được xây dựng với mục đích trở thành công cụ hỗ

trợ quan trọng cho mỗi cán bộ tín dụng tra cứu để thực hiện phần hành công việc của mình một cách nhuần nhuyễn. Bên cạnh đó sổ tay tín dụng còn đề cập đến nội dung quản lý rủi ro tín dụng để các nhà quản lý có thể điều hành tín dụng trong khuôn khổ pháp lý và để kiểm soát, loại trừ các rủi ro tín dụng

đã được lường trước.

- Xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát vốn vay

Các nhân viên phòng nghiệp vụ trực tiếp giải quyết và quản lý hồ sơ các khoản vay có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay, việc trả nợ, kiểm tra tình hình tài sản đảm bảo của khách hàng để hạn chế các rủi ro nhằm đảm bảo an toàn vốn vay. Đánh giá mức độ tín nhiệm và phân loại khách hàng, kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm để đảm bảo hoạt động tín dụng luôn an toàn, hiệu quả. Việc kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay phù hợp với VPbank và đặc điểm kinh doanh, sử dụng vốn của khách hàng.

- Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của VPbank được xây dựng cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để tiến hành chấm điểm, xếp loại khách hàng từ đó xây dựng các chính sách khách hàng phù hợp với từng nhóm khách hàng. Mục tiêu của chính sách khách hàng nhằm tăng cường quan hệ, có chính sách ưu tiên về lãi suất, phí, điều kiện tài sản đảm bảo với các nhóm khách hàng xếp hạng cao và ngược lại, hạn chế quan hệ tín dụng, tăng cường các biện pháp đảm bảo với các nhóm khách hàng xếp hạng thấp hơn.

43

phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, thực hiện chính sách khách hàng và tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, quản trị rủi ro là những giải pháp quan trọng nhất.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nội dung Chương 1 luận văn đã khái quát những lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng cũng như các sản phẩm tín dụng của ngân hàng thương mại, đặc biệt là cơ sở về chất lượng tín dụng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại. Cơ sở lý luận Chương 1 là là nền tảng lý luận cần thiết và quan trọng cho việc đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng cũng như cơ sở để đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại trong nền kinh tế nhằm đảm bảo hệ thống ngân hàng phát triển an toàn.

44

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Ngân hàng TMCP Quân đội được thành lập theo Quyết định số 0054/NH- GP do NHNN Việt Nam cấp ngày 14/09/1994 và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0100283873 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 30/09/1994 và đi vào hoạt động ngày 04/11/1994.

Do nhu cầu phát triển mạng lưới tới khu đô thị, khu dân cư có kinh tế phát triển, Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt được thành lập từ năm 2001; Trụ sở chính ban đầu đặt tại 184A, Hoàng Quốc Việt nay đặt tại 126 Hoàng Quốc Việt. Trước năm 2007, Chi nhánh Hoàng Quốc Việt là chi nhánh cấp II của Chi nhánh Điện Biên Phủ, sau năm 2007, Chi nhánh tách riêng và trở thành Chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng TMCP Quân đội. Với bộ máy tổ chức ban đầu là 32 CBNV và hoạt động chủ yếu dựa vào các khách hàng của dầu khí, các khách hàng của công ty Sông Đà ... đến nay sau khi mở rộng và thêm các phòng giao dịch, Chi nhánh Hoàng Quốc Việt đã có 75 CBNV.

Thị trường ban đầu khi thành lập chủ yếu hướng tới phục vụ các doanh nghiệp Quân đội trên địa bàn hoạt động là quận Cầu Giấy và huyện Từ Liêm. Sau một thời gian hoạt động đến năm 2008 chi nhánh đã mở rộng hướng vào các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn bao gồm doanh nghiệp địa phương và trung ương đóng trên địa bàn, tuy nhiên tỷ trọng dư nợ các doanh nghiệp Quân đội vẫn

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tăng trưởng Giá trị Tỷ trọng Tăng trưởng Không KH 908,6 26,7% 1.080, 8 25,05% 18,95% 1.188, 6 22,51% 9,97% Có kỳ hạn 2.493, 9 73,3% 3.234, 4 74.95% 29,69% 4.091, 9 77,49% 26,51% Tổng huy 3.402, 5 100.0 % 4.315, 2 100.0% 26,82 % 5.280,5 100.0% 22,37% 45

ở mức trên 70%. Từ năm 2008 cho đến nay đã hướng tập trung mạnh sang các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các tập đoàn lớn như: Tập đoàn dầu khí, tập đoàn phát triển nhà và đô thị HUD hay tập đoàn hóa chất mỏ Việt Nam. Cơ cấu dư nợ đã có sự thay đổi đáng kể, dư nợ của các doanh nghiệp Quân đội chỉ còn chiếm chưa đến 30% trên tổng dư nợ của chi nhánh.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt với mô hình tổ chức ban đầu gồm: Ban giám đốc và 03 Bộ phận, phòng trực thuộc là Phòng Tín dụng, Phòng Kế Toán, Phòng Hành Chính. Ngay từ khi mới thành lập chỉ có một địa điểm giao dịch duy nhất của chi nhánh tại số 184A Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà Nội, đến nay chi nhánh đã chuyển đến địa chỉ 126 Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà Nội. Ngoài Chi nhánh Hoàng Quốc Việt, còn có các phòng giao dịch là Phòng giao dịch Từ Liêm và Phòng giao dịch Nam Thăng Long. Như vậy đến hết 31/12/2015, Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt đã có 02 điểm giao dịch trực thuộc. Mô hình tổ chức theo sơ đồ sau:

_______ Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy

46

2.1.3. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt trong thời gian vừa qua

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là hoạt động cơ bản và hết sức quan trọng đối với NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt nói riêng. Xem xét hoạt động của chi nhánh trước hết ta xem xét hoạt động huy động vốn nhằm đảm bảo cho các hoạt động khác mà chủ yếu là hoạt động tín dụng của chi nhánh:

Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn

Đơn vị: tỷ đồng

Biểu đồ 2.1: Kết quả huy động vốn

Chỉ tiêu Năm 2014

Năm 2015 Năm 2016

Giá trị Giá trị Tăng trưởng

Giá trị Tăng trưởng

47

Kết quả hoạt động huy động vốn trong 03 năm ở trên cho thấy: Hoạt động huy động vốn của chi nhánh tuơng đối đa dạng theo thời hạn có cả huy động tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn.

- Xét về tổng thể huy động: tổng huy động vốn từ năm 2014 đến năm

2016 liên tục đuợc tăng truởng, sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế từ năm 2008, nền kinh tế đã trở lại hoạt động bình thuờng, thể hiện qua luợng tiền gửi tăng dần qua các năm.

- Huy động tiền gửi không kỳ hạn: Tuơng tự nhu tổng huy động, huy

động tiền gửi không kỳ hạn cũng liên tục tăng truởng từ năm 2014 đến năm

Một phần của tài liệu 0286 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP quân đội chi nhánh hoàng quốc việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 50 - 103)