Đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội

Một phần của tài liệu 0286 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP quân đội chi nhánh hoàng quốc việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 122)

Đề nghị Ngân hàng TMCP Quân đội tiếp tục triển khai công tác hiện đại hóa công nghệ ngân hàng đồng bộ với chiến lược phát triển, đây là một công việc cần thực hiện khẩn trương do chỉ có hiện đại hóa, đồng bộ máy móc thiết bị văn phòng thì chất lượng phục vụ khách hàng mới có thể nhanh chóng, quy trình tác nghiệp giữa các bộ phận sẽ giảm tối đa thời gian giao dịch của khách hàng. Tạo điều kiện để nâng cao chất lượng tín dụng cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng nói chung.

Điều chỉnh cơ chế chính sách: Đề nghị xem xét về việc nâng mức phán quyết để tạo sự cạnh tranh trên địa bàn, các quỹ hỗ trợ tín dụng có chính sách hỗ trợ cho các Chi nhánh để đảm bảo hoạt động thuận lợi cho cán bộ quản lý tín dụng chuyên trách tại hội sở nên hàng tháng thực địa tại Chi nhánh để nắm bắt địa bàn, phối hợp với Chi nhánh đưa ra chính sách tín dụng, cùng Chi nhánh xây dựng phát triển chiến lược kinh doanh theo định hướng của Ngân hàng Quân đội. Đề nghị ban tổng giám đốc, giám đốc tài chính cho cơ chế cụ thể để thu hút vốn không kỳ hạn rẻ và hiệu quả trong kinh doanh.

Cần thực hiện thay đổi lại quy trình nghiệp vụ tín dụng cho phù hợp hơn đối với giai đoạn hoạt động trong bối cảnh hiện nay và phù hợp với sự thay đổi của Ngân hàng TMCP Quân đội về mô hình tổ chức bộ máy hoạt động tín dụng cũng như Hệ thống công nghệ thông tin phần mềm T24 đang áp dụng và phát triển trong giai đoạn tiếp theo.

Đưa hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ vào hoạt động và cần có đánh giá lại theo định kỳ, luôn có sự chỉnh sửa, bổ sung cho kịp thời và phù hợp với hoạt động thực tiễn trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay.

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

105

động tín dụng

Các văn bản này gồm: Nghị định của Chính phủ, Quyết định và Thông tư của NHNN để hướng dẫn thi hành về hai luật ngân hàng: Luật NHNN và Luật các tổ chức tín dụng. Việc xây dựng và hoàn chỉnh những văn bản này phải được xây dựng với tinh thần khẩn trương, chất lượng vừa phải đảm bảo tuân thủ pháp luật, cừ đảm bảo yêu cầu đặt ra của đời sống xã hội, tháo gỡ vướng mắc, giảm bớt thủ tục phiền hà không cần thiết nhưng phải đảm bảo an toàn hoạt động, nâng cao quyền tự chủ của các tổ chức tín dụng, của các doanh nghiệp và cá nhân trong hoạt động tín dụng.

Cùng với việc hoàn chỉnh các văn bản trên thì cần sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn việc xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thu nợ cho các tổ chức tín dụng.

- Nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng nhằm đảm bảo cung cấp thông tin chuẩn xác, kịp thời, đầy đủ cho các ngân hàng

Thông tin khách hàng là một vấn đề quan trọng khi ra quyết định cho vay. Hoạt động tín dụng muốn đạt hiệu quả cao, an toàn cần phải có hệ thống thông tin hữu hiệu. Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN ra đời đã bước đầu cung cấp cho NHTM các thông tin về khả năng tài chính, hiệu quả kinh doanh hệ số an toàn vốn, qua hệ thống tín dụng của khách hàng với các NHTM và doanh nghiệp khác. Hệ thống CIC đã phần nào cải thiện được tình trạng thiếu thông tin tín dụng phục vụ công tác tín dụng. Tuy nhiên, do còn đang trong giai đoạn hoàn thiện nên CIC phải đương đầu với nhiều khó khăn trong việc thu thập và xử lý thông tin. Các thông tin mà CIC thu thập thường không kịp thời, độ tin cậy không cao, đa phần chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy trong thời gian tới, cần nâng cao hiệu quả hoạt động của CIC thông qua việc sắp xếp, phân loại thông tin để có thể cung cấp cho các ngân hàng một cách đúng nhất, nhanh nhất. Bên cạnh đó các ngân hàng thành viên cũng

106

cần thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm của mình khi tham gia cung cấp đầy đủ số liệu về số dư tiền gửi, tiền vay của khách hàng và những biến động chung cho CIC.

- Cần kiểm tra chặt chẽ hơn hoạt động của các NHTM

Việc thanh tra kiểm tra giám sát của NHNN đối với các ngân hàng nói chung, NHTM nói riêng trong thời gian gần đây đã sâu sát hơn nhưng vẫn chưa phát huy hết được vai trò vốn có của nó. Nhiều trường hợp vi phạm do không được phát hiện và xử lý kịp thời đã gây thiệt hại nghiêm trọng, gây hoang mang trong dân chúng, làm giảm uy tín của ngành ngân hàng. Vì vậy NHNN cần xây dựng hệ thống giám sát tài chính ngân hàng hiện đại, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống tài chính tại Việt Nam, phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Đồng thời cần phải phối hợp với các cơ quan chức năng như Sở đầu tư, Sở tư pháp, Sở tài chính, Tòa án, Công an, Viện kiểm soát... thành lập Ban kiểm tra đánh giá toàn bộ các khoản tín dụng của NHTM nhằm giải quyết dứt điểm các khoản nợ tồn đọng.

Một trong những cam kết quan trọng của Việt Nam khi gia nhập WTO là mở cửa hệ thống ngân hàng. Việt Nam phải chấp nhận sự gia tăng nhanh chóng của các ngân hàng nước ngoài có kinh nghiệm, với điều kiện tài chính. Đồng thời bắt buộc thực hiện chính sách không phân biệt đối xử giữa các ngân hàng trong và ngoài nước. Điều này khiến cho việc cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng càng trở nên quyết liệt hơn trong cuộc đua đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. Tuy nhiên, là một lĩnh vực quan trọng, nhạy cảm trong nền kinh tế, ngành ngân hàng cần phải có quy định pháp lý hết sức chặt chẽ, hiện đại để điều chỉnh các hành vi cạnh trang rất đa dạng, liên tục thay đổi nhằm duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh cho tất cả các tổ chức tín dụng.

107

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ những số liệu đã phân tích và đánh giá ở chương 2, cùng với những thành tựu và hạn chế trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt trong thời gian qua, chương 3 của luận văn đã xác định xu hướng phát triển của hoạt động tín dụng. Trên cơ sở đó, luận văn đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để hoàn chỉnh nghiệp vụ, nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh, nâng cao khả năng cạnh tranh và mang lại lợi nhuận cao nhất với mức rủi ro thấp nhất cho hoạt động tín dụng ngân hàng.

108

KẾT LUẬN

Luận văn đã nghiên cứu, tổng hợp những kiến thức về mặt lý luận tuơng đối phong phú đối với hoạt động của NHTM nói chung và hoạt động tín dụng trong NHTM nói riêng trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại để có đuợc cách nhìn tổng quan cũng nhu hiểu đuợc sâu hơn về chất luợng cho vay của NHTM: về khái niệm, về các nhân tố ảnh huởng, về các tiêu thức đánh giá... từ đó làm cơ sở để nhìn nhận vào thực tiễn chất luợng tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt. Trên cơ sở xem xét thực tế hoạt động, với thực trạng tín dụng của một số năm qua làm minh chứng cho cơ sở lý luận, từ đó kết hợp với lý luận để phân tích, đánh giá chỉ ra đuợc những nguyên nhân chủ quan cũng nhu khách quan làm ảnh huởng đến chất luợng tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt.

Nội dung của luận văn cũng đã làm sáng tỏ lý thuyết gắn với thực tiễn hoạt động cho vay của NHTM, cụ thể là hoạt động của NHTM cổ phần Quân đội - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt và hơn thế nữa là đã đua ra đuợc một số giải pháp mang tính thực tiễn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cũng nhu thực trạng họat động cho vay của chi nhánh để từ đó giúp cho chi nhánh có thể khắc phục đuợc những tồn tại trong chất luợng tín dụng, không ngừng nâng cao chất luợng tín dụng thông qua việc cải tiến mô hình tổ chức bộ máy hoạt động tín dụng, qui trình và qui chế, nâng cao chất luợng thẩm định cũng nhu xử lý nợ xấu tồn tại của chi nhánh trong giai đoạn tới. Cuối cùng, đóng góp lớn hơn cả thông qua chất luợng tín dụng là đảm bảo đuợc tính thanh khoản của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt nói riêng cũng nhu hệ thống Ngân hàng TMCP Quân đội nói chung truớc tình hình nền kinh tế, thị truờng tài chính - tín dụng nhạy cảm trong giai đoạn hiện nay ở nuớc ta.

109

Đồng thời bài viết cũng đưa ra được một số kiến nghị mang tính thời sự tới NHNN Việt nam, Chính phủ, các bộ ngành để giải quyết tạo hành lang pháp lý cho hệ thống NHTM Việt Nam có được những cơ hội tốt hơn nữa, trước hết là trong hoạt động tín dụng, để phát triển khai thác có hiệu quả những tiềm năng, vươn lên trong cạnh tranh với các NHTM nước ngoài đang cùng hội nhập vào thị trường Việt Nam.

Đây là đề tài không mới nhưng mãi là nội dung được quan tâm của nhiều nhà lãnh đạo và hầu như của tất cả các ngân hàng, đặc biệt đối với những ngân hàng luôn trăn trở về phát triển hoạt động tín dụng ở Việt Nam hiện nay. Do tính chất phong phú của lĩnh vực nghiên cứu nên chắc chắn nội dung của luận văn còn nhiều khiếm khuyết và hạn chế cần được bổ sung. Tôi xin cảm ơn sự tham gia đóng góp, chỉnh sửa của các thầy cô giáo, các bạn và các anh chị cán bộ ngân hàng để có thể tiếp tục hoàn thiện hơn nữa những nội dung nghiên cứu trong luận văn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ luật dân sự VN -2015 2. Luật các TCTD -2010

3. Nghị định Chính phủ số 59/2009/NĐ-CP, ngày 16.7.2009 4. Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, ngày 21.1.2013

5. Thông tư số 21/2013/TT-NHNN, ngày 09.9.2013 6. Thông tư 44/2011/TT-NHNN, 29 tháng 12 năm 2011

7. Thông tư 36/2014/TT-NHNN, 20 tháng 11 năm 2014 8. Thông tư số 39/2016/TT-NHNN, 30 tháng 12 năm 2016

9. NGND. PGS. TS. Tô Ngọc Hưng (2014), Giáo trình Tín dụng ngân hàng, Nxb Lao Động - Xã hội, Hà Nội.

10.Nguyễn Minh Kiều (2006), Nghiệp vụ ngân hàng, Nxb Thống Kê, TP. Hồ Chí Minh.

11.Báo cáo tài chính năm 2013, 2014, 2015 của Ngân hàng TMCP Quân đội

- Chi nhánh Hoàng Quốc Việt.

12.Sao kê tín dụng 2013, 2014, 2015 của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt.

13.Báo cáo thường niên năm 2013, 2014, 2015 của Ngân hàng TMCP Quân đội.

14.Báo cáo tổng kết năm 2015 và kế hoạch hoạt động năm 2016 của HĐQT Ngân hàng TMCP Quân đội.

15.Báo cáo doanh số cho vay, thu nợ phân theo nghành kinh tế năm 2013,

2014, 2015 của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt.

16.Quốc hội nước CHXHCNVN (2010), Luật các tổ chức tín dụng, số

47/2010/QH-12 ban hành ngày 16/06/2010, Hà Nội.

17.Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng (2003), Những thách thức của NHTM

Việt Nam trong cạnh tranh và hội nhập quốc tế, Nxb Thống Kê, Hà Nội.

Tiếng Anh

18.Peter S. Rose (2008), Bank Management & Financial Services, McGraw- Hill, Singapore.

Một phần của tài liệu 0286 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP quân đội chi nhánh hoàng quốc việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 122)