2.3.8.1. Kết quả đạt được
- Là một Chi nhánh có thời gian hoạt động chưa lâu, nên hoạt động của Chi nhánh gặp nhiều khó khăn, biến động, nhưng Vietcombank Bắc Ninh trong thời gian qua cũng đã có những cố gắng, nỗ lực vươn lên, đổi mới phương thức hoạt động gắn liền với việc ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại đặt dưới sự lãnh đạo của Hội sở, Vietcombank Bắc Ninh đã dần kiện toàn bộ máy tổ chức, mở rộng quy mô kinh doanh để thu hút và đáp ứng tốt hơn nhu cầu về vốn và các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng. Trong thời gian hoạt động và phát triển, Vietcombank Bắc Ninh đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận:
- Thời gian qua, khi nền kinh tế và ngành ngân hàng chịu nhiều tác động tiêu cực với những khó khăn, thách thức, đã có những thời điểm Chi nhánh gặp khó khăn trong việc huy động vốn trong điều kiện cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng khác cùng địa bàn nhưng Chi nhánh vẫn duy trì được các khách hàng truyền thống, cải thiện dần số vốn huy động được. Mở rộng địa bàn hoạt động để thu hút được nhiều nguồn vốn từ dân cư và các tồ chức kinh tế. Sau năm 2013 với nhiều khó khăn, đầu năm 2014 nguồn vốn đã dần tăng trưởng trở lại. Để tồn tại trong bối cảnh bị cạnh tranh, Chi nhánh đã linh hoạt, kịp thời áp dụng các mức lãi suất phù hợp, với các chương trình khuyến mại, dự thưởng,... để thu hút khách hàng.
- Hoạt động tín dụng tăng trưởng qua các năm gần đây với sự chiếm ưu thế của dư nợ ngắn hạn, phù hợp với tình hình thị trường có nhiều biến động, lãi suất huy động và lãi suất cho vay liên tục thay đổi. Đi đôi với sự tăng trưởng tín dụng là giá trị TSBĐ được chú trọng, đảm bảo sự an toàn trong cho vay của Chi nhánh. Thu
nhập từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của Chi nhánh. Tuy nhiên tỷ trọng nguồn thu nhập này đã giảm so với các năm truớc. Nguyên nhân chính là hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho nhiều và xuất phát từ định huớng hoạt động của Vietcombank là gia tăng thu nhập từ các hoạt động dịch vụ tài chính hiện đại. Từ đó giảm bớt áp lực thu nhập cho hoạt động tín dụng, tạo sự phát triển đồng đều giữa các nghiệp vụ kinh doanh của Chi nhánh.
- Sản phẩm cho vay của Chi nhánh khá đa dạng, phù hợp với nhiều đối tuợng khách hàng: Cho vay cán bộ công nhân viên, cho vay du học, cho vay phục vụ nhu cầu mua sắm đồ dùng gia đình, sửa chữa, mua nhà ở, ôtô đến các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh,... Vì vậy, Vietcombank Bắc Ninh đã tiếp cận đuợc với nhiều đối tuợng khách hàng khác nhau ở nhiều ngành, nhiều thành phần kinh tế góp phần phát triển đồng đều, hợp lý các ngành, lĩnh vực kinh tế, tạo điều kiện cho các cá nhân, doanh nghiệp có cơ hội để đầu tu phát triển, mở rộng quy mô, lĩnh vực kinh doanh, góp phần vào sự phát triền đi lên của toàn nền kinh tế.
- Với phuơng châm tạo điều kiện tối đa cho sự phát triển của các khách hàng, Vietcombank Bắc Ninh luôn có sự linh hoạt trong lãi suất cho vay, mang tính cạnh tranh và có định huớng rõ ràng: uu tiên các khách hàng có tình hình tài chính tốt, có phuơng án kinh doanh khả thi, có uy tín trên thị truờng và uy tín tín dụng đối với ngân hàng, thuờng xuyên sử dụng dịch vụ của ngân hàng, có số du tiền gửi bình quân lớn, có TSBĐ nợ vay,... Các khách hàng thuờng xuyên đuợc chấm điểm, xếp hạng tín dụng để áp dụng mức lãi suất cho vay tuơng ứng, với những điều kiện uu đãi về lãi suất, tài sản bảo đảm,...
- Vietcombank Bắc Ninh với sự chỉ đạo chung từ Hội sở Vietcombank đã tham gia chuơng trình cho vay uu đãi, hỗ trợ lãi suất với các khách hàng đủ điều kiện theo quy định, góp phần đua nguồn vốn uu đãi đến đúng đối tuợng cần vay vốn, tạo điều kiện cho các khách hàng có cơ hội phát triển, góp phần bình ổn và phát triển nền kinh tế đất nuớc.
- Hàng năm, Chi nhánh luôn có các chương trình đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ tín dụng và các cán bộ có nghiệp vụ liên quan để thực hiện tốt các nghiệp vụ: Tiếp cận khách hàng, thẩm định khách hàng, thẩm định TSBĐ, lập hồ sơ vay vốn, cho vay, kiểm tra, giám sát món vay trước và sau khi cho vay để đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, thu hồi đầy đủ, đúng hạn nợ gốc và lãi... Tại Vietcombank Bắc Ninh có sự quản lý riêng với các món vay vượt quyền phán quyết của Giám đốc Chi nhánh. Cụ thể, thẩm quyền phê duyệt tín dụng đối với Vietcombank Bắc Ninh là tối đa 60 tỷ đồng đối với hình thức cho vay khách hàng doanh nghiệp trong ngắn hạn, 30 tỷ đối với khoản vay theo dự án đầu tư và vay cá nhân. Hội đồng tín dụng cơ sở tại Chi nhánh là cấp phê duyệt cao nhất tại Chi nhánh. Đối với các khoản vay vượt cấp thẩm quyền, Vietcombank Bắc Ninh sẽ trình Phòng Quản lý rủi ro tín dụng Hội sở chính và Tổng giám đốc phê duyệt nhằm đảm bảo món vay đúng quy trình, an toàn và hiệu quả.
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh trong điều kiện nhiều khó khăn và chịu áp lực cạnh tranh lớn từ các ngân hàng khác, việc đảm bảo chất lượng tín dụng của Vietcombank Bắc Ninh cũng gặp nhiều hạn chế và tồn tại cần phải khắc phục để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh trong thời gian tới.
2.3.8.2. Một số hạn chế
- Việc cho vay tập trung vào cho vay ngắn hạn giúp Chi nhánh thu hồi được vốn nhanh nhưng cùng tạo áp lực phải thường xuyên tìm kiếm khách hàng để đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Do đó, trong một số trường hợp, việc cho vay có thể không được đảm bảo về chất lượng khách hàng dẫn đến hạn chế chất lượng tín dụng.
- Hiệu suất sử dụng vốn vay thời gian gần đây của Vietcombank Bắc Ninh ở mức chưa hợp lý. Khi nguồn vốn huy động thấp hơn với dư nợ tín dụng. Tình hình cho vay như vậy là rất rủi ro. Buộc Chi nhánh muốn cấp tín dụng cho khách hàng phải tìm kiếm thêm các vốn từ các nguồn khác với chi phí cao hơn. Việc tăng trưởng dư nợ là cần thiết để tạo nguồn thu cho ngân hàng nhưng nó phải phù hợp với tăng trưởng nguồn vốn huy động mới đem lại hiệu quả, an toàn và sự phát triển
bền vừng cho Chi nhánh.
- Mặc dù tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank Bắc Ninh vẫn nằm trong ngưỡng cho phép nhưng lại đang có xu hướng tăng. Tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao qua từng năm( năm 2012 tăng 240.554 triệu đồng tương so với năm 2010; năm 2013 tăng 83.947 triệu đồng tương đương với 16%; năm 2014 tốc độ tăng có giảm so với năm 2013 nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao lên tới 23.34% so với tổng dư nợ cho vay). Nợ quá hạn tập trung chủ yếu trong nhóm 2 - nợ cần chú ý, nguyên nhân chính là do các khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp chậm chi trả lãi, hoặc phần gốc vì hoạt động sản xuất kinh, doanh găp nhiều khó khăn và việc áp dụng phân loại nợ theo các chỉ tiêu định tính làm gia tăng nợ nhóm 2. Trong giai đoạn này, nguy cơ nợ nhóm 2 chuyển sang các nhóm nợ khác là rất dễ vì vậy Chi nhánh cần có các biện pháp để xử lý, khắc phục để đảm bảo an toàn hoạt động của Chi nhánh.
- Với tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu cao nên trong thời gian vừa qua, Chi nhánh phải thực hiện trích lập dự phòng khá lớn, làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận chung. Do đó cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cùng như đời sống của các cán bộ công nhân viên Chi nhánh.