Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu 0285 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh tỉnh bắc ninh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 62 - 70)

Nhóm nguyên nhân chủ quan

* Nguyên nhân từ phía ngân hàng:

- Chất lượng công tác thẩm định và đánh giá phương án kinh doanh của Chi nhánh chưa được thống nhất, đồng bộ và chặt chẽ, mang nhiều yếu tố chủ quan của cán bộ thực hiện. Việc tiếp cận các thông tin về khách hàng và tài sản bảo đảm chưa được đầy đủ. Đối với các khách hàng nếu thực hiện việc vay vốn tại một số ngân hàng khác nhau thì có nhiều trường hợp cán bộ tín dụng không nắm bắt được hết tình hình dư nợ và nguồn vốn để thanh toán tại các tổ chức tín dụng.

- Năng lực của một bộ phận CBTD và những cán bộ có liên quan còn hạn chế: Con người luôn là một yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định sự thành bại của công việc kinh doanh. Bởi đây là những người sẽ trực tiếp tham gia vào công việc, đưa ra phương hướng, giải pháp và những quyết định cuối cùng. Cán bộ tín dụng tại

Vietcombank Bắc Ninh trên 95% có trình độ đại học và sau đại học, tuy nhiên do tuổi đời còn trẻ, thiếu kinh nghiệm chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Trong khi đó, trong quy trình làm việc Vietcombank thì mỗi cán bộ tín dụng đều làm việc độc lập trong phần lớn các khâu của quá trình cho vay. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cũng chua đuợc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ để thẩm định giá mà chủ yếu là mang tính chủ quan của nguời thực hiện.

Việc đào tạo, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ tín dụng có nhung chua nhiều, đầy đủ và chuyên sâu để họ có thể theo kịp những biến động của nền kinh tế, sự thay đổi của chính sách chế độ,... Chi nhánh cũng chua có cơ chế thực sự khuyến khích nhân viên, cơ chế tiền thuởng, tiền luơng trên cơ sở kết quả làm việc của cán bộ cũng nhu chua quy định cụ thể, rõ ràng về trách nhiệm liên đới cũng nhu biện pháp xử lý khi xảy ra sai sót trong công việc của cán bộ... Việc quy hoạch cán bộ chua đuợc chú trọng, bố trí, sắp xếp. Bài học cho công tác tuyển dụng cán bộ tín dụng là: nếu không có tài thì không thể mở rộng và nâng cao chất luợng cho vay còn nếu không có đức thì chất luợng cho vay sẽ kém.

- Việc định giá tài sản đôi khi đuợc thực hiện một cách chiếu lệ, mang tính thủ tục, nhất là với TSBĐ là các công trình xây dựng, dây chuyền máy móc,... Công tác định giá chủ yếu đuợc thực hiện bởi bản thân các cán bộ của ngân hàng mà không có sự tham gia của các tổ chức định giá chuyên nghiệp. Vì vậy, có thể phát sinh truờng hợp cán bộ tín dụng câu kết với khách hàng để đánh giá cao hơn thực tế gắp nhiều lần giá trị TSBĐ để tăng mức phán quyết cho vay, thu lợi cá nhân, dẫn đến việc cho vay mất an toàn, thậm chí mất vốn khi khách hàng không trả đuợc nợ. Đối với TSBĐ là tài sản hình thành từ vốn vay nhu nhà cửa vật kiến trúc, kho bãi, máy móc, phuơng tiện vận tải...nhiều truờng hợp không có sự giám sát chặt chẽ, thuờng xuyên nên nguy cơ mất hoặc giảm giá trị tài sản mà ngân hàng không nắm đuợc là rất cao.

- Quy trình làm việc và quy trình thẩm định, cho vay còn tồn tại những điểm chua hợp lý, liên quan đến việc phân cấp trách nhiệm của cán bộ tín dụng và những nguời có liên quan. Một điểm yếu của quy trình thẩm định và cho vay hiện nay là

cán bộ tín dụng vẫn là người trực tiếp thực hiện gần như tất cả các khâu trong quá trình cho vay: Từ tiếp xúc khách hàng, thẩm định phương án vay vốn, thẩm định TSBĐ, giải ngân món vay đến kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng và thu hồi nợ. Đây là trách nhiệm rất lớn đối với cán bộ tín dụng và cũng tạo điều kiện, kẽ hở cho những cán bộ thoái hoá biến chất, không đủ tư cách đạo đức lợi dụng để tư lợi cá nhân, móc nối với khách hàng, cố tình làm sai lệch thông tin, đánh giá sai giá trị TSBĐ, tăng nguy cơ phát sinh rủi ro tín dụng.

- Ý thức tuân thủ pháp luật, cơ chế, quy định nội bộ, đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ còn chưa tốt tạo điều kiện cho khách hàng lợi dụng và lôi kéo vào những việc làm, hành vi phi pháp, cố tình làm trái để trục lợi.

- Chất lượng thẩm định dự án đầu tư chưa cao, chưa có phương pháp thống nhất trong việc thâm định dự án, phương án vay vốn cũng như TSBĐ. Trong khi công tác thẩm định là căn cứ quan trọng để ngân hàng có thể xác định các yếu tố liên quan đến khoản tín dụng như tổng vốn đầu tư, lãi suất, thời gian cho vay,... Tuy nhiên, do khả năng dự báo kém, thiếu thông tin về tình hình thị trường trong khi nội dung của dự án gồm nhiều yếu tố mang tính dự báo, đặc biệt đối với các dự án trung và dài hạn, dự án đầu tư mới, dự án có quy mô lớn nên hiệu quả thẩm định của cán bộ tín dụng chưa được cao. Cơ chế bảo đảm tiền vay và việc định giá TSBĐ trong quá trình thẩm định hồ sơ vay cũng giữ vị trí rất quan trọng trong việc xem xét, đánh giá, định giá tài sản còn chưa có một chuẩn mực, quy định chung mà do cán bộ tín dụng và kiểm soát món vay tự định giá theo ý chủ quan của mình dẫn đến việc đánh giá sai lệch giá trị tài sản.

- Ngân hàng cũng chủ quan trong việc đánh giá các khách hàng đã có quan hệ tín dụng: Trường hợp này thường rơi vào các khách hàng đã vay tại Chi nhánh nhiều lần và thực hiện tốt các quy định, nguyên tắc tín dụng nên khi khách hàng có nhu cầu xin tăng thêm hạn mức tín dụng hoặc vay lại, ngân hàng đôi khi do chủ quan hoặc cả nể trong quan hệ khách hàng mà bỏ qua một vài bước trong quy trình xét duyệt cho vay như: khảo sát, kiểm tra lại tài sản thế chấp, đánh giá và phân tích lại nguồn thu nhập của khách hàng,... Trong khi trong mọi hoạt động kinh doanh

đều có rủi ro, nguy cơ thua lỗ, phá sản không có ngoại lệ cho bất cứ ai.

- Việc xếp loại khách hàng và xếp hạng tín dụng cũng mang tính tuơng đối và phụ thuộc vào ý chí chủ quan của CBTD nên chua thật chính xác. Khách hàng đuợc xếp loại dựa trên một số tiêu chí rất sơ sài và không phản ánh, đánh giá hết đuợc chất luợng và uy tín tín dụng của họ. Đặc biệt là khách hàng cá nhân, các tiêu thức xếp loại đều chỉ mang tính tuơng đối khi chỉ dựa vào hai chỉ tiêu: khách hàng không có nợ xấu trong hệ thống và không vi phạm pháp luật. Do đó, để đánh giá, xếp loại chính xác khách hàng vay vốn là rất khó khăn.

- Mô hình phân loại khách hàng đang đuợc áp dụng trong hệ thống Vietcombank tuơng đối đơn giản, đối với doanh nghiệp bao gồm 5 nhóm chỉ tiêu cơ bản, trong đó có 4 chỉ tiêu định luợng phản ánh tình hình tài chính của khách hàng vay vốn, mức độ uy tín trong quan hệ đối với ngân hàng. Chỉ tiêu lợi nhuận; Chi tiêu tỷ suất tự tài trợ; Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn; Chỉ tiêu nợ xấu tại Vietcombank; Chỉ tiêu định tính phản ánh mức độ chấp hành pháp luật của doanh nghiệp.

- Việc kiểm tra, giám sát khoản vay sau khi cho vay là một khâu trong quy trình cho vay tại Chi nhánh, nhung đôi khi bị CBTD bỏ qua, xem nhẹ nên không nắm bắt đuợc đầy đủ tình hình sử dụng vốn vay, nguồn thu và khả năng trả nợ của khách hàng.

- Việc khai thác và xử ý thông tin tại Chi nhánh còn nhiều hạn chế: Ngân hàng không có đầy đủ thông tin về khách hàng vay vốn, đặc biệt là các quan hệ tín dụng, vay vốn tại các tổ chức tín dụng và với các cá nhân khác. Nguồn thông tin mà ngân hàng có đuợc cũng không kịp thời và có chât luợng chua cao. Phần lớn các thông tin là do khách hàng cung cấp và do ngân hàng dựa trên các báo cáo tài chính của khách hàng để dánh giá. Trong khi tính trung thực về các thông tin cung cấp lại không đuợc đảm bảo, các báo cáo tài chính nhiều lúc thiếu chính xác, phản ánh sai lệch tình hình tài chính của khách hàng. Trừ truờng hợp thật cần thiết, không phải lúc nào ngân hàng cũng có điều kiện để mời các tổ chức chuyên môn tái thẩm định để xác định tính chính xác của những tài liệu này. Do đó, ngân hàng khó có thể đánh giá đúng hiệu quả phuơng án kinh doanh, khả năng tài chính và khả năng trả

nợ của khách hàng dẫn đến tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Số liệu sử dụng để làm căn cứ thẩm định chưa đầy đủ, thiếu chính xác hoạt động không khách quan làm tăng nguy cơ đánh giá sai lệch về khách hàng vay vốn và hiệu quả của dự án, phương án. Nguyên nhân là do ngân hàng còn hạn chế trong việc thu thập và lưu trữ thông tin về khách hàng cũng như các thông tin kinh tế, xã hội cần thiết khác cho quá trình thẩm định. Một kênh hữu ích có thể tham khảo thông tin là Trung tâm thông tin tín dụng NHNN (CIC) nhưng lại không được Chi nhánh chú trọng sử dụng. Ngoài ra thông tin về khách hàng cũng không được thường xuyên cập nhật hoặc không đầy đủ, đặc biệt là đối với khách hàng quan hệ tín đụng lần đầu.

- Hệ thống công nghệ thông tin chưa giúp các cán bộ tín dụng được hỗ trợ trong công tác quản lý và quản trị rủi ro, nhiều tính năng sử dụng mà cán bộ không được phân quyền để khai thác, sử dụng.

- Áp lực tăng dư nợ đôi khi dẫn đến việc cho vay không theo đúng quy trình, dễ dãi trong việc thẩm định, đánh giá nên tạo ra nhiều nguy cơ rủi ro trong cho vay.

* Nguyên nhân từ phía khách hàng:

- Năng lực tài chính, năng lực điều hành kinh doanh yếu kém: Đây là nguyên nhân khá phổ biến tại Vietcombank Bắc Ninh. Vì đông đảo các khách hàng SMEs hoạt động trên địa bàn là các doanh nghiệp làng nghề (tại Bắc Ninh có khoảng 62 làng nghề tiểu thủ công nghiệp mà điển hình là gỗ Đồng Kỵ, giấy Phòng Khê, thép Châu Khê...). Các doanh nghiệp này có số lượng đông đảo nhưng vẫn còn mang tính chất kinh tế gia đình, sản xuất nhỏ, năng lực tài chính cũng như quản trị doanh nghiệp còn yếu. Điều này khiến khả năng chống đỡ với những biến động kinh tế kém, có trường hợp càng sản xuất càng lỗ, càng mở rộng thì càng không hiệu quả, làm khả năng thanh toán nợ vay giảm.

- Do khách hàng gian lận, không có thiện chí trả nợ: nguyên nhân này tuy xảy ra không thường xuyên nhưng gây khó khăn lớn cho Chi nhánh Bắc Ninh khi xử lý nợ có vấn đề. Chi nhánh chỉ gặp một số ít trường hợp khách hàng doanh nghiệp gian lận trong việc sử dụng vốn ngân hàng khi doanh thu từ bán hàng không được

sử dụng để trả nợ mà sử dụng để mua sắm tài sản cá nhân hoặc đầu tu tài sản dài hạn. Đối với khách hàng cá nhân, do khâu thẩm định về nhân thân không tốt, dẫn đến một số khách hàng thuờng xuyên chây ỳ trong việc trả nợ, có truờng hợp vay vốn xong đã bỏ khỏi nơi cu trú

Hiện nay, việc cấp đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp và hộ kinh doanh không mấy khó khăn và quy trình lỏng lẻo nên nhiều hộ kinh doanh và doanh nghiệp đuợc thành lập trong khi khả năng của họ không đuợc đảm bảo. Các báo cáo và phuơng án không phản ánh đuợc đầy đủ, chính xác nhu cầu vốn của khách hàng. Đôi khi khách hàng chủ động tạo ra những hợp đồng không có thật với các bạn hàng để đánh lừa ngân hàng trong việc chứng minh mục đích sử dụng vốn của mình.

- Nhiều phuơng án kinh doanh của khách hàng không đảm bảo tính trung thực. Khách hàng lập phuơng án kinh doanh và cung cấp báo cáo tài chính chi với mục đích đua ra những con số làm bằng chứng thể hiện tính hiệu quả của phuơng án để đối phó với ngân hàng nhằm vay đuợc vốn. Nhung những con số và kết quả này thuờng không sát với thực tế trong khi khả năng của CBTD cũng có hạn chế nên không đánh giá đuợc hết tình hình thực tế dẫn đến vốn vay của ngân hàng không đuợc sử dụng hiệu quả thậm chí sai mục đích, ảnh huởng đến khả năng tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng cho ngân hàng.

Nhóm nguyên nhân khách quan

- Nguyên nhân từ môi trường pháp lý:

Mặc dù thời gian qua, Nhà nuớc đã có những nỗ lực trong việc tạo lập khuôn khổ pháp lý cho các doanh nghiệp và ngân hàng hoạt động nhu: Luật các tổ chức tín dụng, luật doanh nghiệp,... nhung hệ thống pháp luật chua hoàn chỉnh, đồng bộ. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan lại có sự mâu thuẫn nhau dẫn đến khó khăn cho ngân hàng và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện. Việc thuờng xuyên có những thông tu huớng dẫn, bổ sung, sửa đổi cũng gây nhiều khó khăn trong việc cập nhật, chỉnh sửa và áp dụng.

đến các văn bản dưới luật: Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 được sửa đổi, bổ sung năm 1990 và năm 1992, được thay thế bằng Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996; Đạo luật này tiếp tục được sửa đồi, bổ sung năm 2000 và được thay thế bằng Luật Đầu tư năm 2005; Luật Thương mại năm 1997 được thay thế bằng Luật Thương mại năm 2005; Luật Doanh nghiệp năm 1999 được thay thế bằng Luật Doanh nghiệp năm 2005;... Như vậy, có những văn bản pháp luật 5-6 nãm hoặc 3-4 năm đã phải sửa đổi, thay đổi. Thậm chí, có những văn bản chỉ có hiệu lực trong 1 hoặc 2 năm đã phải sửa đổi, thay đổi. Vẫn biết rằng pháp luật không phải là một hiện tượng bất biến. Nó phụ thuộc và được quyết định bởi điều kiện thực tế của xã hội, thay đổi và phát triển để phù hợp với sự thay đổi và phát triển của xã hội. Nhưng việc sửa đổi một cách thường xuyên, trong một thời gian ngắn sẽ gây ra sự bất ổn cũng như khó khăn trong việc thực hiện, áp dụng và ảnh hưởng không tốt tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và các ngân hàng. - Nguyên nhân từ môi trường kinh tế, xã hội:

Thời gian qua, tình hình kinh tế, xã hội trong nước cũng như quốc tế diễn biến khó lường và phức tạp. Trên thế giới, giá dầu mỏ liên tục tăng, giá vàng tăng cao và lập nhiều kỷ lục mới, áp lực lạm phát, phá sản diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lan rộng và ảnh hưởng tới mọi quốc gia, mọi thành phần kinh tế. Tỷ giá cũng liên tục thay đổi gây áp lực lên giá cả và hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Trong bối cảnh đó, nước ta cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn như dịch bệnh, thiên tai làm giá lương thực thực phẩm tăng mạnh. Trong thời gian qua cũng ghi nhận sự tăng giá liên tục của một số mặt hàng chủ lực như xăng, dầu, than, bông, sợi , xi măng,... Chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát tăng cao tạo lên một sức ép lớn cho nền kinh tế, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp, hộ kinh doanh - trong đó có một bộ phận là khách hàng tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, phát sinh một thực tế là một số khách hàng khi

Một phần của tài liệu 0285 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh tỉnh bắc ninh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 62 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w