* Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao và đạo đức nghề nghiệp
Đối với mỗi ngân hàng, lực lượng nhân sự đóng vai trò quyết định trong mọi hoạt động nghiệp vụ. Đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng, là lực lượng lao động mà không một máy móc, công nghệ nào có thể thay thế được thì trình độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp có ý nghĩa hết sức to lớn. Trước thực trạng tại Vietcombank Bắc Ninh, đội ngũ làm công tác tín dụng còn rất non trẻ cả tuổi đời và tuổi nghề thì việc bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn và đạo đức nghề
nghiệp rất cần thiết.
* Chú trọng bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác tín dụng
Định kỳ hàng năm Vietcombank Bắc Ninh nên tổ chức thi nghiệp vụ cho toàn thể cán bộ nhân viên nhằm bổ sung, củng cố kiến thức, nắm bắt tốt hơn và cập nhật các quy trình, chính sách tín dụng của Vietcombank. Đồng thời cần tổ chức các khóa đào tạo nhằm nâng cao trình độ và phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ tín dụng, biết xử lý công việc nhanh chóng chính xác, phân tích thẩm định tốt để ra quyết định cho vay đúng đắn, vừa đáp ứng nhu cầu phục vụ khách hàng vừa đảm bảo an toàn vốn tín dụng cho ngân hàng. Các phòng ban trong khối tín dụng có thể tự tổ chức các buổi hội thảo để nhân viên có thể trao đổi những hiểu biết, kinh nghiệm về nhận biết, ngăn ngừa và xử lý rủi ro tín dụng của mình.
* Nâng cao tinh thần và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ làm công tác tín dụng
Bên cạnh kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, các cán bộ tín dụng nên thường xuyên trang bị thêm hiểu biết về pháp luật, thị trường, các lĩnh vực khác về kinh tế- tài chính, tin học và ngoại ngữ. Đồng thời chú trọng giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ tín dụng, làm cho họ thấy được vai trò, vị trí và trách nhiệm lớn lao của mình trong sự nghiệp kinh doanh của ngành để ngày càng có sự nỗ lực trong công việc.
Chi nhánh cần có những chính sách thưởng phạt cụ thể để nâng cao tinh thần, trách nhiệm và tinh thần vươn lên để tự hoàn thiện của mỗi cán bộ . Cấp trên cần có chế độ khen thưởng những cán bộ làm tốt và có biện pháp xử lý kịp thời những cán bộ vi phạm, thiếu trách nhiệm trong phòng chống rủi ro, thiếu đạo đức trong hoạt động tín dụng.
* Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát
Để quản lý và giảm thiểu RRTD từ phía khách hàng, Vietcombank Bắc Ninh cần áp dụng thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay. Cụ thể là:
+ Tăng cường kiểm tra, giám sát các khoản cấp tín dụng
- Quy định chặt chẽ yêu cầu cán bộ tín dụng phải tuân thủ đầy đủ qui trình kiểm tra trước, trong và đặc biệt là sau khi cho vay, nhất là các khoản vay có khả năng xảy ra rủi ro. Đặc biệt, Ngân hàng phải chú trọng giám sát hoạt động của
khách hàng sau khi cho vay, đảm bảo yêu cầu khách hàng sử dụng vốn trên thực tế đúng mục đích nhu phuơng án, dự án đã đua ra.
- Ngân hàng cần quản lý đầy đủ các nguồn thu từ đầu tu mang lại cho doanh nghiệp để đảm bảo nguồn trả nợ cho Ngân hàng. Đồng thời, cán bộ tín dụng phải theo dõi sát sao việc thực hiện các điều khoản cụ thể đã thoả thuận trong hợp đồng của khách hàng, kịp thời phát hiện những vi phạm để có những biện pháp xử lý phù hợp. - Tăng cuờng kiểm tra thực tế hoạt động của khách hàng, kết hợp kiểm tra
định kỳ và đột xuất để có những thông tin bổ ích về thực trạng tổ chức sản xuất kinh doanh, dự trữ tồn kho, chất luợng tài sản đảm bảo cũng nhu sự duy trì ý muốn trả nợ của khách hàng.
- Chi nhánh cần đua ra các nội dung tiêu chí cụ thể về phuơng thức và nội dung kiểm tra, giám sát để có thể nắm bắt đuợc những thông tin trọng yếu về tình hình khách hàng và kịp thời nhận biết các dấu hiệu rủi ro.
+ Nâng cao vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Hoạt động kiểm tra, kiểm soát là một hình thức quản lý tín dụng theo chiều sâu, hoàn thiện công tác của cán bộ tín dụng góp phần ngăn ngừa, phát hiện và chấn chỉnh, xử lý kịp thời những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ.
Để nâng cao vai trò của kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong công tác quản lý rủi ro tín dụng, trong thời gian tới, Vietcombank Bắc Ninh cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Bộ phận kiểm tra, kiểm toán chuyên trách thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm toán định kỳ theo chuơng trình kế hoạch tháng, quí, năm. Đảm bảo các hồ sơ tín dụng, đặc biệt là các hồ sơ có dấu hiệu rủi ro đều đuợc kiểm tra. Thực hiện kiểm tra theo kế hoạch hoặc kiểm tra đột xuất hay kiểm tra vụ việc.
- Kiểm tra, kiểm soát phải gắn với việc sửa sai, sau mỗi lần kiểm tra, tự kiểm tra phải có kế hoạch chỉnh sửa cụ thể, qui định rõ thời gian phải sửa sai, con nguời cụ thể có trách nhiệm sửa sai. Đơn vị nào đã đuợc kiểm tra phát hiện, kiến nghị chỉnh sửa mà không sửa hoặc sửa chữa mang tính hình thức thì những cán bộ có liên quan và lãnh đạo nơi đó phải chịu trách nhiệm kể cả xử lý hình thức kỷ luật.
- Tăng cường những cán bộ có năng lực nghiệp vụ, có kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng, quản lý rủi ro bổ sung cho tổ kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Có sự quan tâm đào tạo, nâng cao năng lực đối với các cán bộ tại bộ phận này.