Đổi mới, hoàn thiện qui trình cho vay đối với DNXL

Một phần của tài liệu 0295 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh sông nhuệ luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 96)

Hoạt động thi công xây lắp chịu sự chi phối của cơ chế quản lý trong đầu tu xây dựng cơ bản, nguồn vốn thanh toán phụ thuộc vào kế hoạch vốn hàng năm, tài sản cố định của các DNXL nhỏ, năng lực tài chính chua mạnh, khó khăn trong thực hiện bảo đảm tiền vay. Vì vậy để đảm bảo chất luợng chất luợng tín dụng và an toàn vốn vay, cần phải có một qui trình riêng, huớng dẫn cụ thể về cấp tín dụng đối với DNXL áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống. Tuy nhiên đặc thù cho vay thi công xây lắp chủ yếu là cho vay vốn luu động. Do đó, cần thiết phải ban hành qui trình cho vay ngắn hạn đối với DNXL. Việc cho vay trung dài hạn có thể thực hiện theo qui trình cho vay chung đối với các loại hình doanh nghiệp khác.

Các văn bản điều chỉnh hoạt động tín dụng đối với các DNXL vẫn mang tính huớng dẫn, chấn chỉnh chứ chua thành một qui trình chuẩn tắc bắt buộc.Việc ban hành quy trình cho vay ngắn hạn DNXL sẽ giúp cho quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế và phòng ngừa rủi ro để không ngừng nâng cao chất luợng cho vay. Đồng thời xác định rõ công việc và trách nhiệm của nguời thực hiện.

Việc xây dựng Qui trình cho vay ngắn hạn DNXL đuợc xây dựng phải đảm bảo tuân thủ theo qui định tại Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng do Ngân hàng nhà nuớc ban hành. Về cơ bản, qui trình cho vay ngắn hạn DNXL có trình tự và thủ tục giống nhu qui trình cho vay ngắn hạn chung do NHCT Việt nam ban hành. Tuy nhiên, để phù hợp với những đặc thù riêng của hoạt động cho vay DNXL, qui trình cho vay ngắn hạn DNXL phải làm rõ đuợc những nội dung sau:

- Nguyên tắc cho vay ngắn hạn phục vụ thi công xây lắp: Ngân hàng cho vay trên cơ sở dự toán công trình được duyệt, cho vay theo tiến độ thi công công trình và nhu cầu của khách hàng vay, thu nợ khi công trình được Chủ đầu tư thanh toán cho khách hàng.

- Điều kiện vay vốn: Khách hàng đã ký hợp đồng thi công xây lắp, hợp đồng đó đã có nguồn vốn thanh toán chắc chắn, trong hợp đồng qui định rõ tài khoản chuyển tiền thanh toán của khách hàng mở tại chi nhánh, khách hàng cam kết không thay đổi tài khoản thanh toán trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng,tiền thanh toán của hợp đồng được dùng để trả nợ vay ngân hàng

Qui trình cho vay ngắn hạn DNXL cũng bao gồm các bước như qui trình cho vay ngắn hạn chung, ngoài ra cần qui định thêm:

^ Đối với hồ sơ về khoản vay:

+ Có tài liệu hoặc bằng chứng chứng minh nguồn vốn của công trình khả thi, có khả năng thanh toán như:

• Nguồn vốn theo kế hoạch XDCB hàng năm: Quyết định của UBND tỉnh...

• Trái phiếu Chính phủ: Thông báo của Bộ tài chính, hoặc Bộ KHĐT. • Nguồn tự có, nguồn vốn khấu hao: Quyết định của Hội đồng quản trị doanh nghiệp hoặc Tổng công ty hoặc cam kết của Chủ đầu tư.

• Nguồn vốn tín dụng: Hợp đồng tín dụng hoặc Bảo lãnh, cam kết của bên tài trợ dự án công trình

+ Tổng Dự toán công trình được cấp có thẩm quyền theo quy định của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng duyệt.

Nếu công trình chưa có tổng dự toán được duyệt nhưng trong quyết định đầu tư đã quy định mức vốn của từng hạng mục thì ngân hàng chỉ cho vay khi hạng mục cho vay đã có dự toán được cấp có thẩm quyền duyệt.

^Thẩm định các điều kiện tín dụng

Khi xem xết cấp Giới hạn tín dụng cho các DNXL cần xem xét, phân tích các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh năm tới của doanh nghiệp, kết quả các cuộc họp Đại hội cổ đông; Giá trị sản luợng, doanh thu kế hoạch, các khoản thuế phải nộp, lợi nhuận định mức, khấu hao cơ bản dự kiến trích trong năm, vốn đuợc chủ đầu tu ứng truớc, vốn tự có và tự huy động, hạn mức vay ở các ngân hàng khác.

Truớc khi cho vay phải thẩm định kỹ toàn diện tình hình hoạt động của DNXL: Phân tích tình hình tài chính, đặc biệt là chất luợng các khoản phải thu và hàng tồn kho, dở dang, giá trị chua đựoc nghiệm thu thanh toán...,hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình quan hệ với các tổ chức tín dụng khác, xếp loại khách hàng, phân tích điểm mạnh điểm yếu, cơ hội, thách thức của Doanh nghiệp, phân tích năng lực đấu thầu. Ngoài ra, do DNXL hiện nay có xu huớng hoạt động đa ngành đa nghề (đầu tu bất động sản, thủy điện...) nên đánh giá khả năng tham gia vốn tự có, tính toán mức giới hạn cho vay hợp lý đối với từng công trình xây lắp nhằm đảm bảo DNXL không sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tu dài hạn.

Cần hết sức quan tâm đến phuơng thức cho vay đối với DNXL, hạn chế cho vay theo phuơng thức hạn mức, vì các DNXL sẽ không tách bạch đuợc từng công trình. Các công trình mới thi công đuợc tạm ứng, DNXL sẽ sử dụng để trả nợ vào các công trình khác bị chậm thanh toán, bị thua lỗ hoặc đã hết nguồn thanh toán, vì vậy xẩy ra truờng hợp có công trình hết du nợ nhung nợ phải thu hoặc dở dang còn lớn, nhung có công trình còn du nợ nhung đã hết nguồn thanh toán của công trình. Để đánh giá hiệu quả của từng phuơng án, giúp Doanh nghiệp trong công tác quản lý tài chính, cân đối thu chi, Ngân hàng

- Tăng cường bổ sung tối đa các biện pháp bảo đảm tiền vay kể cả bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba (tài sản riêng của các cá nhân là lãnh đạo doanh nghiệp), thế chấp quyền đòi nợ giá trị xây lắp hoàn thành, các tài sản bổ sung chưa đủ tính pháp lý, theo đúng qui định của Ngân hàng TMCPCT Việt nam, nhằm nâng cao trách nhiệm của người vay và nâng dần tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm.

^Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay:

Việc quản lý giải ngân cho vay phải thực hiện theo từng công trình, đảm bảo doanh số cho vay không vượt quá số tiền cho vay đối với từng công trình và

tổng dư nợ của các công trình không vượt quá giới hạn tín dụng đã cấp cho Doanh

nghiệp.

3.2.3. Tăng cường quản lý, giám sát và công tác kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay đối với các DNXLz

Củng cố và nâng cao chất lượng của hệ thống kiểm tra, kiểm soát tại Chi nhánh đối với các DNXL là biện pháp phòng ngừa rủi ro hữu hiệu. Cán bộ kiểm tra nội bộ phải hoạt động độc lập với các bộ phận tín dụng trên cơ sở đó có những kiến nghị đánh giá, độc lập trong hoạt động kiểm tra.

Nội dung kiểm tra đánh giá tập trung đi sâu vào từng chuyên đề : Công tác tuân thủ, chấp hành các quy trình, chính sách tín dụng; kiểm tra vốn vay ngân hàng có được sử dụng đúng mục đích không, tiền vay có chuyển trả cho người thụ hưởng không hay là vay đảo nợ, tài sản thế chấp có được khách hàng bảo quản và sử dụng theo đúng như cam kết tại hợp đồng cầm cố thế chấp không, tránh trường hợp khách hàng mang tài sản thế chấp đi bán mà ngân hàng không hay biết hoặc khách hàng sử dụng, bảo quản tài sản không đúng qui cách, để hư hỏng gây thiệt hại cho ngân hàng khi phải phát mại tài sản; Tổng rà soát lại dư nợ tín dụng của DNXL để xác định đúng chất lượng tín dụng, nợ có vấn đề, nợ xấu. Xác định số nợ có nguồn thanh toán chắc chắn, số nợ chưa có nguồn thanh toán hoặc nguồn thanh toán không chắc

chắn; Xác định rõ nguyên nhân và các vấn đề có liên quan; Có biện pháp xử lý, thu hồi giảm thiểu nợ xấu, nợ có vấn đề.

Việc kiểm tra, kiểm soát thuờng xuyên sẽ giúp cán bộ ngân hàng nắm bắt đuợc những biến động bất thuờng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng từ đó có biện pháp xử lý kịp thời. Đặc biệt, đối với DNXL, công tác kiểm tra, giám sát sau giải ngân là hết sức cần thiết. Để quản lý đuợc nguồn thu của khách hàng nhằm kịp thời thu hồi nợ, ngân hàng phải thuờng xuyên bám sát tiến độ thi công và thanh quyết toán các công trình.

- Để kiểm soát việc cho vay, không chỉ quan tâm đến việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay tại Doanh nghiệp mà Ngân hàng phải duy trì và liên hệ thuờng xuyên với Chủ đầu tu để nắm bắt thông tin liên quan đến Khách hàng dang vay vốn, khả năng, năng lực thi công của Khách hàng nhu thế nào, tiến độ thực hiện, nghiệm thu thanh toán ra sao, uy tín của Khách hàng với chủ đầu tu đến đâu, đối chiếu thực tế kiểm tra với khách hàng, xác thực thông tin kiểm tra nhiều chiều, nhằm hạn chế và ngăn ngừa rủi ro có thể xẩy ra.

- Để cho vay không trùng lắp và đảm bảo quản lý đuợc nguồn thu của khách hàng để thu hồi nợ, chỉ nên xem xét cho đơn vị thi công (bên B) vay vốn để thực hiện các hợp đồng thi công mà Chủ đầu tu (bên A) trực tiếp ký hợp đồng và chuyển nguồn vốn thanh toán về tài khoản của bên B tại Chi nhánh. Truờng hợp Tổng công ty/Công ty mẹ trực tiếp ký hợp đồng thi công, sau đó giao lại cho các đơn vị trực thuộc thực hiện thì có thể xem xét cho Tổng công ty/Công ty mẹ vay chuyển cho các đơn vị trực thuộc đó sử dụng hoặc cho các đơn vị đuợc giao thi công vay nếu đuợc Tổng công ty/Công ty mẹ có bảo lãnh trả nợ thay.

Chi nhánh tiến hành rà soát đánh giá nguồn thu trong và ngoài xây lắp của khách hàng, kết hợp với việc kiểm tra sử dụng vốn vay để xác định khả năng thu hồi đối với từng khoản vay còn du nợ. Truờng hợp khách hàng có nợ tồn đọng dẫn đến không thanh toán đuợc nợ đến hạn (kể cả sau khi đã gia hạn theo qui định), Chi nhánh thẩm định lại nguồn thu của khách hàng, cơ cấu

lại lịch trả nợ phù hợp với nguồn thu, khả năng trả nợ của khách hàng theo qui định.

3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực :

Với một hệ thống văn bản qui định qui trình mà các Ngân hàng đang thực hiện, hầu hết đã bao quát được toàn bộ nội dung yêu cầu của công tác quản trị rủi ro nâng cao chất lượng tín dụng. Nhưng rủi ro vẫn xẩy ra, nợ quá hạn, nợ xấu tại các Ngân hàng vẫn tiếp tục gia tăng, nhất là lĩnh vực Xây dựng cơ bản. Qua công tác xử lý thu hồi nợ, hầu hết các Ngân hàng đều nhận thấy một điều, một trong những nguyên nhân Ngân hàng không thu hồi nợ đó là do cán bộ Ngân hàng đã không chấp hành đúng qui định, qui trình và các văn bản chỉ đạo, các qui định pháp luật trong việc cho vay. Việc này có thể do năng lực trình độ, do nhận thức của cán bộ hoặc do cán bộ cố ý làm trái gây rủi ro và tổn thất cho ngân hàng. Vì vậy quan tâm đến công tác cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm nghiệp vụ tín dụng là điều hết sức cần thiết.

Hoạt động cho vay đối với DNXL là một hoạt động tín dụng khá phức tạp đòi hỏi về trình độ cán bộ tín dụng cao hơn. Thực tế tại Chi nhánh cho thấy chất lượng cán bộ tín dụng mới phụ thuộc nhiều vào yếu tố đầu vào. Các cán bộ tuyển dụng từ các trường Kinh tế ( Ngoại thương, Kinh tế quốc dân, Tài chính, Ngân hàng) thường tiếp cận công việc rất nhanh. Các cán bộ này được giao việc, được kèm cặp, được cọ xát những vấn đề phức tạp trong việc thẩm định và cho vay các DNXL, trưởng thành rất rõ rệt. Vì vậy, để nâng cao chất lượng cho vay đối với DNXL, việc tăng cường đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng tạo nên nguồn nhân lực có chất lượng là việc làm thường xuyên của chi nhánh. Cụ thể:

- Căn cứ vào năng lực trình độ, phẩm chất đạo đức và tư cách của cán bộ; Có ý thức trách nhiệm; Có bản lĩnh vững vàng, trung thực; Có trình độ chuyên môn, hiểu biết xã hội, am hiểu thị trường và pháp luật; Có thể lực và

khả năng giao tiếp tốt. Chi nhánh mạnh dạn giao việc, quản lý các Doanh nghiệp xây lắp có qui mô lớn, uy tín trong quan hệ tín dụng, có nhiều nghiệp vụ phát sinh. Trong quá trình tác nghiệp, lãnh đạo luôn là người phản biện, nêu câu hỏi, và yêu cầu cán bộ phải giải trình, đưa ra chính kiến dựa trên cơ sở, văn bản NHCT qui định. Từ đó cán bộ sẽ tích lũy thêm kinh nghiệm, thêm các tình huống phải xử lý, bổ sung vào quá trình công tác của mình.

- Thường xuyên tự đào tạo và đào tạo lại cán bộ, tổ chức tập huấn các văn bản chỉ đạo, các qui định mới của NHCT, học trực tuyến online, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là những kiến thức về lĩnh vực xây dựng cơ bản, phân tích tài chính, phòng ngừa rủi ro, đánh giá các biến động của nền kinh tế, các chính sách nhà nước mới ban hành.

- Có cơ chế động lực, tiền lương, các chế độ khen thưởng kịp thời, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ nguồn lãnh đạo,quan tâm, khích lệ động viên cán bộ tín dụng yên tâm, phấn khởi, tận tâm với công việc.

- Đối với nguồn cán bộ trẻ có kinh nghiêm trong lĩnh vực cho vay DNXL, cần quan tâm bồi dưỡng đào tạo nguồn cán bộ lãnh đạo để bổ sung thay thế cho đội ngũ lãnh đạo đã lớn tuổi, chuẩn bị nghỉ hưu, tạo thế cài răng lược trong công tác cán bộ, đủ tầm, đủ tài để góp phần tăng trưởng qui mô, mở rộng hoạt đông, quản trị rủi ro nâng cao chất lượng tín dụng.

3.2.5. Áp dụng mô hình cho vay khép kín đối với các Doanh nghiệp xây lắpHoạt động cho vay khép kín đối với các Doanh nghiệp xây lắp có thể Hoạt động cho vay khép kín đối với các Doanh nghiệp xây lắp có thể hiểu là hoạt động mà Ngân hàng vừa cho vay trung dài hạn đối với Chủ đầu tư để thanh toán cho Nhà thầu thi công và vừa cho vay ngắn hạn đối với các Nhà thầu để thanh toán cho các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào. Khi tiến hành cho vay các Nhà thầu theo phương thức cho vay khép kín, do Ngân hàng cho vay chủ đầu tư nên nguồn trả nợ hay dòng tiền của nhà thầu được đảm bảo đồng thời các chỉ tiêu cần quan tâm trong cho vay xây lắp nói trên cũng được đảm bảo do Chủ đầu tư vay vốn tại Chi nhánh. Đối với bộ hồ sơ

vay vốn của Chủ đầu tư tại Ngân hàng sẽ bao gồm: Giá trị sản lượng được nghiệm thu, giá trị thanh toán, lũy kế khối lượng xây lắp hoàn thành vì vậy về mặt hồ sơ ngắn hạn cũng đầy đủ. Việc áp dụng mô hình tín dụng khép kín đối với các Doanh nghiệp xây lắp làm gia tăng quy mô dư nợ, nguồn trả nợ ngắn hạn được đảm bảo và quay vòng tín dụng an toàn, gia tăng thu phí dịch vụ chuyển tiền, huy động được tiền gửi không kỳ hạn.

3.2.6. Đổi mới mô hình kinh doanh và chiến lược marketing

Để không ngừng nâng cao vị thế cạnh tranh của Vietinbank trên thị trường tài chính tiền tệ, không chỉ NHCT mà ngay tại Chi nhánh đã hình thành sự chuyên môn hóa trong từng khâu nghiệp vụ, nhằm khẳng định tính chuyên nghiệp, khả năng xử lý tình huống nhanh nhậy, các chính sách chăm sóc khách hàng kịp thời, đúng lúc, không ngừng cải tiến và hoàn thiện tính năng của sản phẩm dịch vụ tốt nhất nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Đối với các DNXL hoạt động tốt: Chi nhánh xây dựng một chiến lược

Một phần của tài liệu 0295 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh sông nhuệ luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w