Qui đinh về cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp tại Ngân

Một phần của tài liệu 0295 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh sông nhuệ luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 58 - 65)

hàng TMCPCT Việt nam - Chi nhánh Sông Nhuệ

Hàng năm, Chi nhánh xem xét cấp Giới hạn tín dụng cho các Doanh nghiệp xây lắp trên cơ sở :

- Hạng tín dụng của Khách hàng.

- Đánh giá mức độ rủi ro của ngành/lĩnh vực sản xuất kinh doanh của khách hàng, các rủi ro khác ( chính sách của nhà nước, rủi ro thị trường ...)

- Nhu cầu cấp tín dụng của Khách hàng : Được xác định trên cơ sở tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn cần thiết, khả năng tham gia vốn chủ sở hữu, vốn tự có của khách hàng, vốn huy động khác vào dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng.

- Nguồn vốn và định hướng của Ngân hàng TMCPCT Việt nam trong từng thời kỳ.

“Giới hạn tín dụng là số dư tin dụng tối đa NHCT cấp cho Khách hàng trong một thời kỳ, bao gồm giới hạn cho vay, giới hạn bảo lãnh, giới hạn chiết khấu, giới hạn bao thanh toán.. ..và các giới hạn tín dụng khác”. [11,tr.8]

“Giới hạn tín dụng đựơc xác định trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro tổng

thể, chưa tính đến các rủi ro giao dịch ( đối với từng lần cấp tín dụng) và kỳ vọng

lợi ích mà khách hàng đó mang lại cho NHCT. Ngân hàng cấp tín dụng phải phân tích đánh giá những rủi ro đặc thù của giao dịch đó”. [11,tr. 14]

Sau khi được cấp Giới hạn tín dụng, khi có nhu cầu sử dụng giói hạn tín dụng, DNXL gửi tới Chi nhánh hồ sơ liên quan đến khoản cấp tín dụng. Đối với

các DNXL, nhu cầu bảo lãnh thường là xuất phát điểm của các nhu cầu tin dụng

tiếp theo.

Chi nhánh thường áp dụng phương thức từng lần đối với từng món bảo lãnh. Mỗi lần Khách hàng có nhu cầu bảo lãnh, Khách hàng phải có đơn đề nghị, Chi nhánh tiến hành thẩm định từng món bảo lãnh và ký kết hợp đồng cấp bảo lãnh với khách hàng.

Thông thường DNXL có nhu cầu phát hành bảo lãnh dự thầu để tham gia đấu thầu. Trên cơ sở thẩm định gói thầu về chủ đầu tư, nguồn vốn của gói thầu, năng lực thi công của Khách hàng và dự kiến các rủi ro và khả năng chống đỡ rủi ro của Khách hàng nếu Ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ( trường hợp Khách hàng bỏ giá cao quá, bị lỗ không thực hiện nên khách hàng bỏ thầu, hoặc vi phạm luật đấu thầu...), Chi nhánh đồng ý/không đồng ý phát hành bảo lãnh dự thầu cho Khách hàng.

Trường hợp Khách hàng trúng thầu, căn cứ vào nhu cầu và các qui định về Hồ sơ thầu, Chi nhánh thẩm định phương án thực hiện hợp đồng của Khách hàng, thẩm định các chi phí và nhu cầu vốn hợp lý, xác định nhu cầu

vay vốn thực hiện hợp đồng, nhu cầu bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền tạm ứng của DN. [15]

Chi nhánh sẽ phát hành bảo lãnh thực hiện hợp đồngvà bảo lãnh tiền ứng truớc ( nếu có yêu cầu ) với số tiền qui định cụ thể trong hồ sơ thầu/Hợp đồng thi công xây lắp đuợc thuơng thảo hoặc đã ký kết chính thức với Chủ đầu tu.

Trong quá trình vay vốn, truờng hợp các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào yêu cầu và khách hàng có đề nghị, Ngân hàng xem xét thẩm định khoản bảo lãnh, trong giới hạn tín dụng đã đuợc duyệt, Ngân hàng đồng ý/không đồng ý phát hành bảo lãnh thanh toán cho Doanh nghiệp để mua bán hàng hóa nguyên vật liệu phục vụ thi công công trình. Việc đề nghị Ngân hàng phát hành bảo lãnh thanh toán là bài toán tài chính khi chi phí vốn thấp ( phí bảo lãnh 2%/năm), trong khi chi phí lãi vay cao khoảng 11- 13%/năm, điều này đóng góp một phần không nhỏ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiêp.

Khi công trình thi công đã đuợc nghiệm thu quyết toán, chủ đầu tu thuờng giữ lại 5% bảo hành công trình. Để tránh ứ đọng vốn và thanh toán dứt điểm, DNXL thuờng đề nghị Ngân hàng phát hành bảo lãnh bảo hành. Đây là một vóng khép kín trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng trọn gói mà Vietinbank - Chi nhánh Sông nhuệ đang triển khai một cách hiệu quả với giá cả cạnh tranh, chất luợng dịch vụ tốt nhất, đem đến sự hài lòng và thỏa mãn cho Doanh nghiệp.

Việc cho vay căn cứ trên cơ sở phuơng án và hợp đồng xây lắp đã đuợc ký kết giữa khách hàng và Chủ đầu tu, nguồn trả nợ ngân hàng thông thuờng là tiền đuợc Chủ đầu tu thanh toán cho khách hàng theo khối luợng công trình đã hoàn thành đuợc nghiệm thu thanh toán. Việc thẩm định một phuơng án bảo lãnh hay vay vốn của các DNXL để quyết định có tham gia cấp tín dụng

hay không thì điều quan trọng nhất là Ngân hàng phải thẩm định đuợc nguồn vốn thanh toán của công trình là nguồn vốn gì, có khả thi hay không, đã có thông báo vốn hay chua, hoặc đã đuợc Ngân hàng nào bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh vay vốn hay tài trợ vốn chua, thời gian thanh toán, điều kiện thanh toán nhu thế nào,vì điều này là yếu tố quyết định đến chất luợng khoản tín dụng mà Ngân hàng sẽ đầu tu cho Doanh nghiệp thi công.

Dựa trên hợp đồng xây lắp đã ký kết, phuơng án vay vốn do Khách hàng lập, các hợp đồng cung cấp vật tu nguyên liệu đầu vào, các hợp đầu thầu phụ (nếu có), Ngân hàng thẩm định phuơng án vay vốn của khách hàng phải thể hiện rõ: [14]

* Mục đích sử dụng vốn vay: nhằm bổ sung vốn luu động hay vốn cố định phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiêp.

* về đối tượng cho vay

- Đối tuợng cho vay ngắn hạn phục vụ thi công xây lắp là những khoản vay trực tiếp liên quan và phục vụ cho doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng, thi công các công trình xây lắp. Các loại chi phí này bao gồm:

+ Chi phí ban đầu triển khai thi công công trình: chi phí lán trại, chuyển quân, chuyển máy móc thiết bị...

+ Chi phí nguyên vật liệu phục vụ thi công xây lắp: cát, đá sỏi, thuê xe vận chuyển, xi măng, sắt thép.

+ Chi phí nhân công: luơng cán bộ công nhân viên, công nhân xây dựng, nhân công thuê ngoài.

+ Chi phí thuê thiết bị máy móc thi công, chi phí sửa chữa nhỏ thiết bị, công cụ phân bổ vào công trình.

+ Chi phí chung

+ Thanh toán B,(trong truờng hợp doanh nghiệp làm tổng thầu và thanh toán theo Hợp đồng giao thầu cụ thể).

+ Các chi phí khác phục vụ thi công công trình xây lắp.

- Đối tượng cho vay trung dài hạn phục vụ thi công xây lắp là những khoản vay trực tiếp liên quan và phục vụ cho doanh nghiệp thực hiện đầu tư dự án mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, xây dựng trụ sở, nhà xưởng... như là chi phí mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, chi phí vận hành, chạy thử, chi phí xây dựng... để nâng cao năng lực thi công của Doanh nghiệp.

* Thời hạn cho vay.

- Đối với cho vay ngắn hạn: là các khoản vay để thanh toán cho các chi phí hợp pháp, hợp lệ cấu thành nên giá trị công trình mà thời hạn của mỗi khoản vay không quá 12 tháng.

Do thời gian thi công, nghiệm thu, quyết toán và thanh toán của công trình thường kéo dài, vòng quay vốn lưu động của DNXL thường chậm hơn vòng quay vốn lưu động của những lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác. Vì vậy để chủ động tài chính cho Doanh nghiêp, đồng thời tránh phát sinh nợ quá hạn do các nguyên nhân khách quan, Ngân hàng thường qui định thời hạn cho vay bằng thời gian được nghiệm thu thanh toán cộng thêm một khoảng dự kiến từ hai đến ba tháng để Doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ thanh toán.

- Đối với cho vay trung dài hạn: Được áp dụng đối với các nhu cầu vay có thời hạn từ 12 tháng trở lên, thường được thực hiện dưới hình thức cho vay theo dự án. Mục đích là để xây dựng trụ sở, đầu tư, mua sắm máy móc thiết bị nâng cao năng lực thi công, theo đó thời hạn cho vay phụ thuộc vào vòng đời dự án, dòng tiền thu, thời gian trích khấu hao và lợi nhuận thu được cùng với các

nguồn thu khác để xác định thời gian trả nợ hợp lý.

* về phương thức cho vay:

Tuỳ theo độ tín nhiệm trong quan hệ tín dụng của khách hàng với ngân hàng, quy mô và đặc điểm hoạt động của khách hàng, khả năng thu hồi vốn

của Phương án, Ngân hàng có thể thực hiện một trong hai phương thức cho vay sau:

+ Cho vay theo hạn mức tín dụng: Áp dụng đối với khách hàng đáp ứng các điều kiện sau: [10]

(a) xếp hạng BB+ trở lên theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (b) Khách hàng có quan hệ tín dụng thường xuyên, có uy tín

(c) Các công trình Ngân hàng lựa chọn cho vay có nguồn thu chăc chắn và hợp đồng kinh tế qui định tài khoản chuyển tiền thanh toán là tài khoản của Khách hàng tại Ngân hàng cho vay.

Cán bộ tín dụng phải mở số theo dõi từng công trình (nguồn vốn thanh toán, lịch thanh toán, tiến độ thi công, nghiệm thu, số tiền thực tế đã thanh toán, số tiền giải ngân, số tiền trả nợ, dư nợ). Thực hiện việc theo dõi chi phí, khối lượng thi công, tiền ứng trước, tiền đã thanh toán...rõ ràng minh bạch từng công trình

Cán bộ tín dụng phải đảm bảo có biện pháp phù hợp để kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, quản lý đựơc dòng tiền, nguồn thu của khách hàng để thu hồi nợ đúng hạn.

Tối thiểu 6 tháng kể từ ngày ký HĐTD theo phương thức hạn mức, cán bộ tín dụng phải kiểm tra đánh giá lại tình hình sử dụng hạn mức tín dụng trên cơ sở tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính (hàng tồn kho,chi phí dở dang, công nợ phải thu, phải trả,..) tiến độ thực hiện phương án, việc sử dụng vốn vay của khách hàng và thực trạng tài sản bảo đảm. Lập biên bản kiểm tra báo cáo thực trạng với Lãnh đạo phòng và Lãnh đạo chi nhánh để chỉ đạo kịp thời trong trường hợp có dấu hiệu rủi ro. [10,tr.7]

Ngân hàng thỏa thuận trong HĐTD và thực hiện một số biện pháp sau nếu phát hiện những rủi ro ảnh hưởng đến khả năng trả nợ và/hoặc khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích/ hoặc không có cơ sở xác định rõ ràng mục đích sử dụng vốn vay và/hoặc vi phạm HĐTD:

(i) Thực hiện giám sát giới hạn cho vay, hạn mức cho vay (ii) Rút ngắn thời hạn duy trì hạn mức cho vay

(iii) Chấm dứt cho vay theo phương thức hạn mức (iv) Thu hồi nợ trước hạn.

Việc giải ngân thông qua các hợp đồng tín dụng hạn mức đã ký trên cơ sở khống chế cả doanh số cho vay của từng công trình đã được xác định trước đó và hạn mức tín dụng đã được duyệt, đảm bảo doanh số cho vay có thể lớn hơn hạn mức tín dụng đã ký nhưng tại mọi thời điểm số dư nợ của các công trình không vượt quá số dư hạn mức tín dụng qui định trong HĐTD

+ Cho vay từng lần: Áp dụng đối với khách hàng vay vốn có quan hệ lần đầu; hoặc có quan hệ vay vốn không thường xuyên; hoặc các khách hàng thường xuyên nhưng không đáp ứng các điều kiện cho vay theo hạn mức, hoặc các khách hàng đã và đang thực hiện việc vay vốn theo phương thức từng lần.

“Khi áp dụng phương thức cho vay từng lần, phải đảm báo doanh số cho vay không vượt quá số tiền cho vay đã thỏa thuận trong HĐTD.” [8,tr.43]

Mỗi lần vay Khách hàng phải có Phương án vay vốn kiêm đê nghị vay vốn, Hợp đồng xây lắp, các tài liệu chứng minh nhu cầu sử dụng vốn kèm theo (nếu có). Chi nhánh phải tiến hành thẩm định hiệu quả, tính khả thi của từng Hợp đồng thi công xây lắp và hai bên ký kết HĐTD xác định doanh số cho vay của Công trình, thời hạn giải ngân và thời gian thu hồi nợ.

Trường hợp thời gian thực hiện, thu hồi vốn của toàn bộ phương án SXKD kéo dài, nhưng tiến độ thanh toán được chia thành nhiều giai đoạn theo khối lượng công việc hoàn thành, (i) Ngân hàng và Khách hàng có thể ký HĐTD nguyên tắc trên cơ sở Phương án SXKD tổng thể (ii)Khi khách hàng vay vốn để phục vụ SXKD trong từng giai đoạn sẽ ký kết HĐTD cụ thể (iii) Số tiền cho vay và thời điểm trả nợ cuối cùng trên HĐTD cụ thể phù hợp với tiến độ thanh toán từng giai đoạn thi công, nhưng không vượt quá số tiền, thời điểm trả nợ cuối cùng ghi trên HĐTD nguyên tắc. [8,tr.43]

Số T T Chỉ tiêu 31/12/20 10 31/12/201 1 31/12/20 1 2

ɪ Dư nợ quá hạn chung 33,64 83,29 136,12

“ Tỷ lệ nợ quá hạn chung 32% 5.15% 8.42%

Dư nợ DNXL 536 795 818

~7 ~

Dư nợ quá hạn của DNXL 26,3 75.09 123.87

5 Tỷ lệ nợ quá hạn của DNXL/ Tổng dư nợ 2.47% 4.65% 7.66% 6 Tỷ lệ nợ quá hạn của DNXL/Tổng dư nợ của DNXL 4.9% 9.44% 15.14%

Một phần của tài liệu 0295 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh sông nhuệ luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w