Thực trạng chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp tạ

Một phần của tài liệu 0295 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh sông nhuệ luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 65 - 76)

tại Ngân hàng TMCPCT Việt nam - Chi nhánh Sông nhuệ

*) về dư nợ cho vay đối với Doanh nghiệp xây lắp:

Mặc dù mới đựơc thành lập, nhưng Chi nhánh Sông nhuệ đựợc kế thừa nền tảng truyền thống từ NHCT Việt nam - Chi nhánh Hà tây nói riêng và NHCT Việt nam nói chung về con người, về khách hàng và các mặt nghiệp vụ Tài chính Ngân hàng. Vì vậy, ngay từ khi mới thành lập, Vietinbank - chi nhánh Sông nhuệ đã có mặt để tham gia đầu tư vốn cho hàng loạt những công trình trọng điểm quốc gia lớn như: Thủy điện Sơn la, Thủy điện Lai châu, Thủy điện Huội quảng, Thủy điện Nậm na, Thủy điện Đồng nai 5... và các công trình thủy điện của nước bạn Lào như Xekamanl, Xekaman 2, Xekaman3. Ngoài ra Chi nhánh còn đầu tư vốn đê thi công công trình Nhà Quốc hội, Dự án Nạo vét lòng Sông Tích vơi giá trị hợp đồng hàng nghìn tỷ đồng và rất nhiều các công trình giao thông khác. Hiện nay Công trình Thủy điện Sơn la đã đi vào hoạt động và phát huy hiệu quả to lớn cho Doanh nghiệp nói riêng và cho nền kinh tế nói chung.

Bảng 2.8 -Tình hình dư nợ của DNXL giai đoạn 2010-2012

Đơn vị tính:Tỷ đồng

■Tổng dư nợ (tỷ VND)

■Dư nợ DNXL (tỳ VND)

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010-2012 của Vietinbank Sông nhuệ)

Dư nợ cho vay của Chi nhánh tăng trưởng qua các năm, theo đó dư nợ cho vay đối với các DNXL cũng tăng trưởng tương ứng và dư nợ của các DNXL luôn duy trì tỷ trọng ở mức 50% trên tổng dư nợ toàn hàng của Chi nhánh. Điều này cho thấy việc tăng trưởng dư nợ cho vay DNXL đã góp phần quan trọng vào việc đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng phục vụ cho thi công, xây dựng của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này và phù hợp với chính sách của ngân hàng trong việc tăng cường kiểm soát tăng trưởng tín dụng đặc biệt là tăng trưởng tín dụng đối với DNXL đi đôi với việc đầu tư trọng điểm không dàn trải, nhằm đảm bảo an toàn vốn vay, nâng cao chất lượng tín dụng.

*) Nợ quá hạn của DNXL:

Nếu như tổng dư nợ và tỷ trọng dư nợ vay cung cấp thông tin về qui mô cho vay đối với DNXL thì tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn sẽ cho thấy phần nào chất lượng cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này.

Bảng 2.9 - Tỷ lệ nợ quá hạn của DNXL giai đoạn 2010-2012

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Dư nợ quá hạn của Chi nhánh có chiều hướng tăng lên qua các năm kể cả số tuyệt đối và số tương đối, và tập trung chủ yếu vào các DNXL,tỷ lệ nợ quá hạn của các DNXL tăng mạnh, năm sau tăng gần gấp đôi năm trước, nếu so sánh tỷ lệ nợ quá hạn của DNXL trên tổng dư nợ của DNXL thì tỷ lệ nợ quá hạn tăng quá cao, từ 4.9% năm 2010 lên 15.14% năm 2012, cho thấy chất lượng tín dụng đối với lĩnh vực xây lắp đang bị giảm sút nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn cao đó là việc cho vay đối với một số Công ty đã không quản lý được nguồn thu, Công trình thi công không được nghiệm thu thanh toán, Công trình không có vốn thanh toán, tiền thanh toán chuyển lòng vòng, tiền thanh toán của công trình này lại đựơc sử dụng và trả nợ vào công trình khác, khi các khoản nợ vay ngân hàng của công trình này đến hạn thì không còn nguồn thu để trả nợ hoặc gia hạn nợ, giá trị được thanh toán đã hết, trong khi công trình hết dư nợ vay ngân hàng thì khối lượng dở dang lại còn lớn nhưng không đựơc chủ đầu tư nghiệm thu thanh toán, hoặc không quyết toán được, hoặc các công trình có nhiều chi phí phát sinh thêm nhưng không đựơc chủ đầu tư chấp nhận nghiệm thu thanh quyết toán dẫn đến bị lỗ, thiếu nguồn trả nợ ngân hàng.

Bên cạnh đó, là chi nhánh nhỏ, cần mở rộng qui mô, tạo sức cạnh tranh nên đã lôi kéo thu hút khách hàng, hạ thấp điều kiện vay vốn, thẩm định phương án chưa chú trọng đến nguồn vốn thanh toán của công trình, năng lực thi công, công tác quản lý tài chính của khách hàng, dẫn đến nợ phải thu của khách hàng tăng cao nhưng không thu được tiền để trả nợ ngân hàng, công tác kiểm soát sau chưa đựơc chú trọng và không chú ý đến công tác quản trị rủi ro vì vậy khi có nợ quá hạn thì khả năng xử lý, khắc phục rất hạn chế. Khi tỷ lệ nợ quá hạn tăng nhanh qua các năm thì Chi nhánh lại co cụm lại không mở rộng đầu tư, vì vậy tỷ lệ tăng trưởng dư nợ đối với các DNXL tăng không đáng kể, trong khi nợ quá hạn tiếp tục phát sinh dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao. Để tháo gỡ khó khăn cho các Doanh nghiệp, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra các giải pháp, trong đó phải kể đến quyết định 780/QĐ-

NHNN ngày 23/04/2012 của Ngân hàng Nhà nước về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nơ đã giúp cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có chiều hướng tích cực và có khả năng trả nợ tốt sau khi được điều chỉnh được giữ nguyên nhóm nợ. Điều này giúp các Doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn và có cơ hội đáp ứng đủ điều kiện để Ngân hàng cấp tín dụng.

*) Phân loại nợ quá hạn theo thời gian:

Theo cơ cấu thời gian, nợ quá hạn của Vietinbank - Chi nhánh Sông nhuệ được chia thành nợ quá hạn đến 90 ngày, nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày, nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày, nợ quá hạn trên 360 ngày. Đối với những khoản nợ quá hạn dưới 180 ngày được đánh giá là có khả năng thu hồi nếu Ngân hàng theo dõi sát dòng tiền của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những khoản nợ quá hạn của DNXL trên 360 ngày, đây chủ yếu là những khoản nợ qúa hạn không thu đươc từ nhóm nợ 181 -360 ngày chuyển sang, gây nguy cơ rủi ro mất vốn cao.

Bảng 2.10 - Phân loại Nợ quá hạn của DNXL theo thời gian

NQH của DNXL/ Tổng dư nợ 26,3 2.47% 75,09 4.65% 123,87 7.66% - NQH đến 90 ngày 21,3 2% 11,25 0.7% 31,75 1.96% - NQH đến 180 ngày 5 0.47% 42,20 2.6% 22,30 1.38% - NQH từ 181-360 ngày 0 0 21,64 1.35% 40,62 2.51% - NQH trên 360 ngày 0 0 0 0 29,2 1.81%

*)Nợ xấu của DNXL : Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng nhà nước thì nợ xấu là nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 theo phân loại nợ tại Điều 6 hoặc điều 7 Quyết đinh 493 của Ngân hàng Nhà nước

Phân loại nợ theo Điều 6 của quyết định này áp dụng đối với tổ chức tín dụng chưa có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hoàn thiện. Nhóm nợ theo điều 6 QĐ 493 (được sửa đổi theo QĐ 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007) như sau:

a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về

khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu); - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này;

Chỉ tiêu Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

Hiện nay hệ thống Vietinbank đã xây dựng xong và đang áp dụng hệ thống chấm điểm xếp hạn tín dụng nội bộ, trong thời gian chờ Ngân hàng Nhà nước duyệt cho phép phân loại nợ theo điều 7 của Quyết định 493, Hệ thống Vietinbank vẫn đang phân loại nợ theo điều 6 của Quyết định này và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007. Tại Vietinbank - Chi nhánh Sông nhuệ, nợ xấu được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.11 - Nợ xấu của Doanh nghiệp xây lắp

Nợ xấu của DNXL 5 63.8 4

92.1 2

T T

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm2012

ɪ Tỷ lệ du nợ có TSBĐ 60.87% 73.87% 56.00%

ɪ Tỷ lệ du nợ có TSBĐ DNXL 12.21% 11.54% 14.25%

(Nguồn: Báo cáo nợ xấu của Vietinbank Sông nhuệ)

Nợ xấu của Vietinbank - Chi nhánh Sông nhuệ có chiều huớng tăng mạnh qua các năm, trong đó chủ yếu tập trung vào một số DNXL thuộc đối tuợng phải giảm thấp và rút dần du nợ nhu Công ty TNHH đầu tu phát triển Hoàng đạt, Công ty TNHH BMC Hòa bình, Công ty TNHH Lộc Tài, Công ty TNHH Vuơng Quốc Anh, Công ty Cổ phần Vật tu xây dựng và du lich Đài sen, Công ty Cổ phần xây dựng và thuơng mại Nguyên Hà, cho thấy nguy cơ tiềm ẩn rủi ro rất cao cho Chi nhánh, các khoản nợ ở nhóm 4 ( trên 181-360 ngày) năm 2012 tăng gần gấp đôi năm 2011, đây là những khoản nợ đã quá hạn nhung không thu đuơc nợ, việc chuyển các khoản nợ này sang nợ nhóm 5 ( trên 360 ngày) là điều rất dễ xẩy ra nếu Chi nhánh và Khách hàng không tìm ra đựơc cách tháo gỡ, xử lý, và nhu vậy nguy cơ mất vốn là rất lớn,

*) Lãi treo: Truớc những khó khăn chung của nền kinh tế, lãi suất huy động và lãi suất cho vay cuối những năm 2010-2011 tăng cao đã đẩy các Doanh nghiệp lâm vào tình trạng hết sức khó khăn, doanh thu không đủ bù đắp chi phí, chi phí vốn chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng chi phí của phuơng án, dẫn đến Doanh nghiệp thua lỗ, không có khả năng trả lãi và gốc cho Ngân hàng, vì vậy lãi treo của Ngân hàng cũng tăng rất nhanh, lãi bị quá hạn kéo theo toàn bộ khoản nợ gốc bị quá hạn theo, có những khoản nợ quá hạn rất lớn nhung thực chất chỉ là khoản lãi vay khách hàng chua trả đuợc. Tuy nhiên

61

đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy khoản vay đã có rủi ro, khả năng trả nợ của khách hàng đang bị suy giảm.

Năm 2010 lãi treo tại Vietinbank - Chi nhánh Sông nhuệ chỉ có 985 triệu đồng nhung đến 2011 đã tăng lên 8.043 triệu đồng và đến năm 2012 tăng lên 11.818 triệu đồng, và tập trung chủ yếu ở các DNXL có nợ xấu, điều này ảnh huởng lớn đến kết quả kinh doanh của Chi nhánh

*) về tình hình bảo đảm tiền vay đối với DNXL:

Tài sản bảo đảm là một trong những điều kiện vay vốn của Ngân hàng, tuy nhiên đối với các DNXL nếu lấy điều kiện TSBĐ làm tiên quyết thì Ngân hàng sẽ không thể mở rộng thị phần tín dụng cho lĩnh vực này, vì Vốn chủ sở hữu của các DNXL thuờng rất nhỏ, lợi nhuận đạt đuợc hàng năm thấp, việc đầu tu, trang bị thêm tài sản cố định sẽ bị hạn chế, trong khi qui mô sản luợng của DNXL rất lớn, nhu cầu cấp tín dụng nhiều, hầu hết các DNXL không có đủ TSBĐ thế chấp cho Ngân hàng.

Vì vậy Ngân hàng phải quan tâm đến dòng tiền khả thi của phuơng án, các tài sản hình thành trong tuơng lai,Tài sản hình thành từ vốn vay, Các quyền

đòi nợ của Công trình, ....để làm TSBĐ giúp ngân hàng giảm đuợc tổn thất nếu rủi ro xảy ra và gắn trách nhiệm của nguời vay trong việc trả nợ ngân hàng.

1 DPRR tín dụng chung 7.97 12.1 1 12.1 2 2 DPRR tín dụng cụ thể 1.96 19.9 0 43.8 5 3 DPRR tín dụng của DNXL 1.96 18.9 1 42.0 1 4 Tỷ lệ DPRRTD của DNXL/Tổng DPRR 20% 59% 75%

(Nguồn: Báo cáo tông kêt 2010-2012 của Vietinbank Sông nhuệ)

Tỷ lệ du nợ có tài sản bảo đảm của DNXL luôn thấp hơn tỷ lệ du nợ có tài sản bảo đảm chung của ngân hàng. Nhìn chung, các DNXL có tỷ trọng tài sản cố định chiếm tỷ trọng thấp/tổng tài sản.. Trên thực tế, đối với DNXL, ngoài việc áp dụng bảo đảm tiền vay bằng tài sản cố định còn áp dụng bảo đảm bằng thế chấp quyền đòi nợ khối lượng xây lắp hoàn thành. Tuy nhiên việc này đôi khi cũng gặp khó khăn do các chủ đầu tư không chấp nhận xác nhận quyền hưởng lợi của Ngân hàng đối với các tài sản này. Tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm của các DNXL thấp hơn nhiều só với các loại hình kinh doanh khác, trong khi tỷ trọng và qui mô cho vay đối với DNXL là rất lớn. .Điều này cho thấy cho vay DNXL tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với các loại hình doanh nghiệp kinh doanh khác.

*) Dự phòng rủi ro đối với các DNXL:

Vietinbank - Chi nhánh Sông nhuệ trích lập và duy trì dự phòng chung theo qui định tại điều 6 Quyết định 493. Theo đó dự phòng chung là 0.75% và dự phòng cụ thể được trích lập theo các nhóm nợ như sau: Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%.

Bảng 2.13- Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng đối với DNXL

Tỷ lệ DPRRTD của DNXL/Tổng số dự phòng rủi ro tín dụng chiếm tỷ lệ cao cho thấy chất lượng tín dụng của các DNXL đang bị giảm sút kéo theo lợi nhuận của Chi nhánh cũng bị sụt giảm theo.

*) Lợi nhuận và tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động cho vay DNXL/ tổng lợi nhuận chung :

Bảng 2.14 - Quy mô lợi nhuận từ hoạt động cho vay đối với DNXL

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010-2012 của Vietinbank Sông nhuệ)

Năm 2012 là một năm kinh doanh đầy khó khăn không chỉ đối với Chi nhánh mà đối với hầu hết các doanh nghiệp trong nên kinh tế, lợi nhuận năm 2012 đạt thấp hơn năm 2011 do chi phí trích lập dự phòng tăng lên, mặt khác Ngân hàng đã chia sẻ khó khăn cùng Doanh nghiệp trong việc giảm lãi, phí... vì vậy du nợ cho vay đối với các DNXL cao hơn năm 2011 nhung lợi nhuận

Một phần của tài liệu 0295 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh sông nhuệ luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 65 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w