1.2.4.1. Nhóm nhân tố khách quan
Thứ nhất, Điều kiện tự nhiên, khí hậu.
Cho vay hộ gia đình chủ yếu đầu tư vốn vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp chịu nhiều tác động của điều kiện tự nhiên, khí hậu. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến mùa màng năng suất và chất lượng nông sản. Qua đó ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng cho ngân hàng. Điều kiện tự nhiên thuận lợi góp phần vào thắng lợi của sản xuất, còn điều kiện tự nhiên không thuận lợi là nguyên nhân gây thất bại sản xuất trên khu vực rộng lớn. Nếu sản xuất thành công, mang lại thu nhập cho người lao động, mang lại nguồn trả nợ ngân hàng. Sản xuất không thành công, người lao động chịu thiệt hại và ngân hàng cũng khó thu hồi được nợ.
Bên cạnh đó, sản xuất và tiêu thụ hàng hoá giao lưu giữa các vùng, đó là điều kiện để dịch bệnh có điều kiện lây lan và phát tán trên diện rộng. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của sản xuất. Ví dụ dịch cúm gia cầm, dịch bệnh lở mồm long móng ở lợn, dịch bệnh ở tôm. Những dịch bệnh đó đã gây tổn thất lớn cho người chăn nuôi. Họ chưa có khả năng trả nợ ngay cho ngân hàng sau những tổn thất đó.
Thứ hai, Môi trường kinh tế xã hội
Môi trường kinh tế xã hội là tổng hòa các mối quan hệ kinh tế xã hội tác động lên hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Môi trường kinh tế xã hội ổn định, không bị khủng hoảng về tài chính, tiền tệ, không bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, lạm phát,... là cơ sở vững chắc để khách hàng yên tâm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
Ngày nay, cùng với chiến lược toàn cầu hóa nên kinh tế, sự giao lưu về văn hóa kinh tế giữa các nước là rất rộng, sự thay đổi nền kinh tế của các nước trong khu vực và thế giới tác động rất lớn đến nền kinh tế trong nước. Vì vậy, môi trường kinh tế ở nước ngoài có ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và ngân hàng.
Thứ ba, Môi trường pháp lý.
- Hành lang pháp lý. Hành lang pháp lý rõ ràng, thuận lợi và đủ mạnh thì sẽ góp phần làm minh bạch quy trình tín dụng, lành mạnh hoạt động của ngân hàng, hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh. Còn ngược lại, hành lang pháp lý chưa phù hợp, còn nhiều bất cập sẽ tạo điều kiện cho những khuất tất trong hoạt động tín dụng.
- Hiệu quả hoạt động của cơ quan pháp luật địa phương trong việc triển khai áp dụng các văn bản pháp luật của Quốc hội, chính phủ và NHNN vào thực tế hoạt động. Luật và các văn bản đã có, song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc, bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ. Điều đó làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.
- Hoạt động thanh tra, giám sát của cơ quan chức năng tiền tệ.
Nếu công tác thanh tra, giám sát hoạt động của NHTM thường xuyên, chủ động, đáp ứng được yêu cầu, đúng nội dung và phương pháp thì sẽ ngăn ngừa được các khoản nợ xấu phát sinh.
Ngược lại, năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí một số nghiệp vụ kinh doanh và công nghệ mới Thanh tra ngân hàng còn chưa theo kịp. Nội dung và phương pháp thanh tra, giám sát lạc hậu,
chậm được đổi mới. Vai trò kiểm toán chưa được phát huy và hệ thống thông tin chưa được tổ chức một cách hữu hiệu. Do vậy mà có những sai phạm của các NHTM không được thanh tra cảnh báo, có biện pháp ngăn chặn từ đầu, để đến khi hậu quả nặng nề đã xảy ra rồi mới can thiệp. Hàng loạt các sai phạm về cho vay, bảo lãnh tín dụng ở một số NHTM dẫn đến những rủi ro rất lớn, có nguy cơ đe dọa sự an toàn của cả hệ thống lẽ ra có thể đã được ngăn chặn ngay từ đầu nếu bộ máy thanh tra phát hiện và xử lý sớm hơn.
Thứ tư, Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước.
Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước bao gồm các chính sánh tài chính tiền tệ, chính sách lãi suất, chính sách đối ngoại,... có vai trò quan trọng đối với hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động của các ngân hàng, các thành phần kinh tế nói riêng. Chính sách phù hợp thì có tác động tốt tới các thành phần kinh tế, chính sách không phù hợp thì ngược lại. Khi chính sách nhằm ưu tiên phát triển hay hạn chế một ngành, một lĩnh vực nào đó để đảm bảo cân đối cho nền kinh tế thì sẽ tác động trực tiếp đến ngành, lĩnh vực đó. Do vậy, các chủ trương, chính sách của Nhà nước phải đúng đắn phù hợp thì mới thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, là điều kiện cần để đạt được chất lượng hiệu quả của các khoản tín dụng ngân hàng.
Thứ năm, Nhân tố thuộc về khách hàng.
Khách hàng là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất tới chất lượng tín dụng ngân hàng. Nếu khách hàng là người có trình độ quản lý, năng lực sản xuất, khả năng tài chính thì khách hàng đó sẽ tổ chức sản xuất kinh doanh tốt, hiệu quả của phương án, dự án sản xuất kinh doanh sẽ cao hơn, quản lý nguồn thu tốt, có khả năng trả nợ ngân hàng đầy đủ và đúng hạn, ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt. Ngược lại, khách hàng không có trình độ quản lý tốt hay không có năng lực sản xuất, khả năng tài chính yếu kém thì phương án sản xuất kinh doanh sẽ kém hoặc không hiệu quả, việc trả nợ ngân hàng vì thế sẽ gặp
khó khăn. Ngoài ra, tư cách đạo đức của khách hàng vay có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng. Một khi khách hàng có đạo đức không tốt thì khả năng hoàn trả vốn và lãi vay cho ngân hàng là rất khó (kể cả khi họ có đầy đủ khả năng tài chính để trả nợ) hoặc ngay khi vay họ đã có ý định lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của ngân hàng, cố tình sử dụng vốn vay sai mục đích,...
1.2.4.2. Nhóm nhân tố chủ quan
Thứ nhất, Chất lượng nguồn nhân lực luôn là nhân tố trung tâm trong mọi hoạt động và trong hoạt động tín dụng cũng không phải là ngoại lệ. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, hệ thống ngân hàng ngày càng hiện đại đòi hỏi chất lượng nhân lực trong các ngân hàng ngày càng cao để đáp ứng kịp thời và có hiệu quả trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện ở trình độ của cán bộ, khi cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi tức là cán bộ đó có khả năng phân tích, đánh giá, có sự hiểu biết toàn diện các quy tắc công việc, kiến thức pháp luật,...để có thể phân tích, đánh giá nhằm đưa ra các kết luận đúng đắn từ các số liệu, thông tin thu thập được và đi đến quyết định cho vay hay không cho vay đối với khách hàng. Chất lượng nguồn nhân lực còn thể hiện ở tư cách đạo đức đặc biệt đối với ngành ngân hàng mọi cán bộ, ở mọi bộ phận đều tiếp xúc trực tiếp với tiền bạc, nếu không có tư cách đạo đức dễ dẫn đến sa ngã, gây thiệt hại cho ngân hàng.
Thứ hai, Công nghệ được áp dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng: Trong bối cảnh hiện nay, công nghệ giữ vai trò chi phối năng lực cạnh tranh cũng như qua đó tác động đến hiệu quả kinh doanh của tất cả các tổ chức kinh tế. Dưới góc độ quản lý, nhờ có công nghệ mà việc quản lý nội bộ trong ngân hàng sẽ chặt chẽ hiệu quả hơn, quản trị rủi ro tốt hơn, làm giảm nợ xấu. Nhưng nếu công nghệ ngân hàng mà lạc hậu, không theo kịp ngân hàng trong nước và quốc tế thì sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân
hàng, cũng là nguyên nhân làm phát sinh nợ xấu.
Thứ ba, Cơ cấu tổ chức của ngân hàng: Nếu ngân hàng đuợc cơ cấu và phân định các phòng ban theo đối tuợng khách hàng, kết hợp theo sản phẩm, dịch vụ: phân cấp quản lý theo mô hình nâng cao hiệu quả quản lý và tăng cuờng kỹ năng quản trị rủi ro, tăng cuờng chất luợng và hiệu quả hoạt động kinh doanh, mở rộng mạng luới và phát triển sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ; Các phòng ban tại Trụ sở chính cũng nhu tại chi nhánh đuợc củng cố và chuyển đổi theo huớng sản phẩm và đối tuợng khách hàng; Chức năng chuyên sâu theo nhiệm vụ kinh doanh trực tiếp và gián tiếp, hỗ trợ và quản lý tăng cuờng các bộ phận quản lý rủi ro theo mô hình ngân hàng hiện đại và nếu cơ cấu tổ chức ngân hàng từ trung uơng đến các chi nhánh, phòng ban chặt chẽ, thống nhất thì sẽ mang lại hiệu quả rất lớn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Sự thống nhất, chặt chẽ giữa các cấp sẽ nâng cao đuợc chất luợng tín dụng, giảm thiệt hại cho ngân hàng. Nguợc lại, tổ chức lỏng lẻo sẽ tạo điều kiện cho nhân viên tín dụng cùng cấp trên hợp thức hóa hồ sơ, làm giả mạo giấy tờ tín dụng, gây thất thoát vốn của ngân hàng và nhu vậy chất luợng tín dụng sẽ giảm sút.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng, tạo ra thu nhập chủ yếu cho các NHTM. Vì vậy, việc nâng cao chất luợng tín dụng đuợc các NHTM hết sức quan tâm trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình. Chuong I của Luận văn đã hệ thống hoá một số lý luận co bản về tín dụng ngân hàng, tín dụng hộ gia đình, vai trò của tín dụng hộ gia đình, khái quát sự cần thiết hay tính tất yếu khách quan của việc nâng cao chất luợng tín dụng hộ gia đình đối với Ngân hàng, đồng thời tác giả cũng nêu các chỉ tiêu đánh giá việc chất luợng tín dụng hộ gia đình, phân tích các nhân tố ảnh huởng đến việc nâng cao chất luợng tín dụng hộ gia đình của Ngân hàng
Trên co sở các lý luận co bản đã nêu tác giả sẽ căn cứ vào lý luận co bản đó để làm co sở áp dụng vào việc phân tích, đánh giá, làm sáng tỏ thực trạng hoạt động cho vay hộ gia đình tại Agribank - Chi nhánh tỉnh Hung Yên trong giai đoạn vừa qua (vấn đề này đuợc đề cập ở chuong 2)
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ GIA ĐÌNH