- Agribank cần nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện quy định cho vay đối với khách hàng theo huớng quy định cụ thể cho nhóm khách hàng hộ gia đình và cá nhân, và nhóm khách hàng tổ chức kinh tế để phù hợp với tổ chức và đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng. Có nhu vậy mới tạo thuận lợi cho ngân hàng cơ sở trong việc thẩm định, cấp tín dụng cho khách hàng, góp phần nâng cao chất luợng tín dụng, hạn chế nợ xấu phát sinh.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách khách hàng, đảm bảo cơ chế chính sách này là kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động của Agribank, đảm bảo để Agribank có thể phục vụ toàn bộ, xuyên suốt, trọn gói các nhu cầu của khách hàng, đặc biệt với nhóm khách hàng xếp hạng VIP.
- Agribank cần xây dựng cơ chế đãi ngộ cho đội ngũ làm công tác cán bộ tín dụng cho vay hộ gia đình, cá nhân về cơ chế tiền luơng, công tác phí, làm thêm giờ,...vì trong thực tế tại chi nhánh đội ngũ cán bộ tín dụng cho vay hộ rất vất vả, thuờng quản lý số luợng khách hàng lớn, địa bàn rộng; khách hàng là hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp là chính do vậy cán bộ tín dụng muốn gặp khách hàng thuờng phải đi làm việc vào buổi trua hoặc cuối giờ chiều, đặc biệt là khách hàng có nợ quá hạn. Bên cạnh đó, Agribank cũng cần
quy định cụ thể về xử lý trách nhiệm đối với cán bộ tín dụng cố tình làm sai quy trình cho vay gây thất thoát vốn của ngân hàng. Từ đó sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ và hạn chế đuợc rủi ro cho ngân hàng.
- Cần tăng cuờng công tác đào tạo và quản trị nguồn nhân lực: Hiện nay so sánh về cơ cấu trình độ nguồn nhân lực với các NHTM khác thì Agribank đang đứng ở vị trí khiêm tốn, đây cũng là một vấn đề hạn chế do đặc thù hoạt động của hệ thống Agribank. Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động và thực hiện mục tiêu đua Agriabnk trở thành NHTM giữ vai trò chủ đạo trên thị truờng tài chính nông thôn, đủ sức cạnh tranh và thích ứng trong quá trình hội nhập, Agribank cần tăng cuờng đào tạo, quản trị và sử dụng nguồn nhân lực, nâng cao chất luợng tuyển dụng.
KẾT LUẬN
Nâng cao chất lượng tín dụng nói chung luôn được các NHTM, các Tổ chức tín dụng quan tâm vì trong cơ cấu nguồn thu của NHTM và các Tổ chức tín dụng thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn, quyết định đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Đối với hệ thống Agribank nói chung, Agribank - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên nói riêng, đối tượng khách hàng là hộ gia đình chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu trong tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Trong những năm qua, nhóm khách hàng là hộ gia đình tại Agribank - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên tăng nhanh về số lượng và tỷ trọng, góp phần vào sự tăng trưởng tín dụng và nâng cao năng lực tài chính cho chi nhánh. Để phát huy những kết quả đã đạt được từ tín dụng hộ gia đình, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang rơi vào thời kỳ suy thoái, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hết sức khó khăn, nợ xấu cao. Việc nâng cao chất lượng tín dụng hộ gia đình lúc này là hết sức cần thiết đối với Agribank - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên.
Trên cơ sở các kiến thức về lý thuyết đã được trang bị, tác giả đã vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu. Với mục tiêu đề tài đặt ra là nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng hộ gia đình và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hộ gia đình tại Agribank - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên, kết quả nghiên cứu đã đạt được một số vấn đề cơ bản sau:
1. Hệ thống hoá được những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng, chất lượng tín dụng thương mại, sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng hộ gia đình đối với ngân hàng, đồng thời nêu ra các chỉ tiêu đánh giá việc nâng cao chất lượng tín dụng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng tín dụng hộ gia đình.
2. Khái quát được thực trạng hoạt động kinh doanh nói chung và nêu thực trạng việc nâng cao chất lượng tín dụng hộ gia đình tại Agribank - tỉnh Hưng Yên nói riêng, và cũng đã đánh giá những kết quả đã đạt được, những mặt còn tồn tại, phân tích nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong việc nâng cao chất lượng tín dụng hộ gia đình tại Agribank - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên trong thời gian qua.
3. Đưa ra một số các giải pháp có tính thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên và đề xuất một số kiến nghị với các ngành, các cấp có liên quan nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng tín dụng hộ gia đình.
Qua luận văn này, tác giả hy vọng những giải pháp được đưa ra sẽ sớm được áp dụng vào hoạt động cho vay hộ gia đình tại Agribank - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên để vừa có thể tăng trưởng tốt tín dụng và vừa có thể nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ gia đình tại chi nhánh.
Trong thời gian nghiên cứu đề tài luận văn, tác giả xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thấy giáo trực tiếp hướng dẫn TS. Nguyễn Trọng Tài và các bạn bè đồng nghiệp đã hỗ trợ, tạo điều kiện để tác giả hoàn thiện luận văn thạc sỹ.
Trong khoảng thời gian có hạn, tác giả đã hết sức cố gắng, nỗ lực tìm hiểu, nghiên cứu về mặt lý thuyết cũng như thực tế. Tuy nhiên, do kiến thức và năng lực của tác giả có hạn; Do vậy luận văn sẽ khó tránh những vấn đề khiếm khuyết, chưa phản ánh sâu sắc được vấn đề, tác giả rất mong sự hưởng ứng và tham gia ý kiến quý báu của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và những người quan tâm đến vấn đề này để tác giả bổ sung luận văn ngày một hoàn thiện hơn.
1. Chính phủ (2010), Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn;
2. Frederic S. Mishkin( 2001), Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội
3. PGS. TS. Phan Thị Thu Hà - Giáo trình Ngân hàng Thương mại- Đại học kinh tế quốc dân.
4. Học viện Ngân hàng, Giáo trình Tín dụng Ngân hàng- Tập thể biên soạn.
5. Hội đồng Nhân dân tỉnh Hưng Yên, Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND ngày 08/12/2014
6. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật NHNN Việt Nam ngày 17 tháng 6 năm 2003;
7. Luật Các tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các Tổ chức tín dụng ngày 15 tháng 6 năm 2004;
8. NHNo&PTNT Việt Nam, Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31
tháng 12 năm 2001 của Thống đốc NHNN về ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và các văn bản sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN;
9. NHNo&PTNT Việt Nam, Quyết định 1197/QĐ-NHNo-XLRR ngày 18
tháng 10 năm 2011 về ban hành Hướng dẫn sử dụng, vận hành chấm điểm xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ NHNo&PTNT Việt Nam;
10. NHNo&PTNT Việt Nam, Quyết định 469/QQĐ-HĐTV-XLRR ngày 30 tháng 3 năm 2012 về ban hành Quy định phân loại nợ, trích lập dự tháng 01 năm 2014 của Hội đồng thành viên về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank;
12. NHNo&PTNT Việt Nam, Quyết định số 35/QĐ-HĐTV-HSX ngày 15 tháng 01 năm 2014 của Hội đồng thành viên về quy định giao dịch bảo đảm cấp tín dụng trong hệ thống Agribank;
13. NHNo&PTNT Việt Nam, Quyết định số 836/QĐ-NHNo-HSX ngày 07
tháng 8 năm 2014 của Tổng giám đốc Agribank ban hành Quy trình cho vay đối với khách hàng hộ gia đình, cá nhân trong hệ thống Agribank;
14. NHNo&PTNT Việt Nam, Quyết định số 889/QĐ-NHNo-HSX ngày 29 tháng 8 năm 2014 của Tổng giám đốc Agribank ban hành “Hướng dẫn cho vay theo hạn mức tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ” trong hệ thống Agribank;
15. NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên, Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2011;
16. NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên, Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2012;
17. NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên, Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2013;
18. NHNo&PTNT Việt Nam, các trang thông tin
19. Peter S Rose- Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính- Đại học kinh tế quốc dân.
20. Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011, 2012 và 2013.