- Chính phủ nên mở rộng đối tuợng áp dụng theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Thủ tuớng Chính phủ “Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn” cho các đối tuợng là hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân, chủ trang trại, các hợp tác xã, tổ hợp tác và các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,... liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp nói chung mà không căn cứ theo địa bàn nông thôn nhu hiện nay. Theo nội dung nghị định này, hiện nay đối tuợng là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có hộ khẩu thuờng trú tại phuờng, thị trấn đang không đuợc huởng chính sách này.
- Về cơ chế đảm bảo tiền vay theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP: Mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với các đối tuợng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh ở nông thôn, các hợp tác xã, chủ trang trại đang áp dụng là thấp so với tình hình thực tế hiện nay. Do vậy, Chính phủ cần sửa đổi, bổ sung một số nội dung Nghị định 41 cho phù hợp với thực tế từng thời kỳ.
- Chính phủ cần chỉ đạo các địa phuơng đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, để tất cả các có nhu cầu hộ gia đình vay vốn đều có thể tiếp cận đuợc vốn ngân hàng, tránh phải đi vay nặng lãi. Mặt khác, tránh đuợc rủi ro cho ngân hàng. Hiện nay những hộ gia đình chua đuợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn đuợc vay vốn nếu không phải bảo đảm bằng tài sản và đuợc UBND cấp xã xác nhận chua đuợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không có tranh chấp. Tuy nhiên đây là kẻ hở để các hộ gia đình xin nhiều giấy xác nhận để đi vay vốn tại nhiều tổ chức tín
dụng cùng một lúc.
- Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng: Khung khổ pháp lý cho hoạt động ngân hàng về cơ bản đã được tạo lập. Tuy nhiên, trong thời gian qua còn nhiều bất cập do vậy cần hoàn thiện các ngành luật và văn bản dưới luật có liên quan để tạo môi trường pháp lý vững chắc cho hoạt động ngân hàng, đặc biệt hoàn chỉnh hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến việc xử lý phát mại tài sản thế chấp nhằm tạo thế chủ động hơn cho ngân hàng trong vấn đề xử lý tài sản thế chấp khi người vay không còn khả năng thanh toán nợ hoặc cố tình không chịu trả nợ.