Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng

Một phần của tài liệu 0255 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ gia đình tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh hưng yên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 77 - 79)

Thẩm định tín dụng chính xác là yếu tố quan trọng góp phần hạn chế bớt rủi ro cho ngân hàng. Hiệu quả của khâu thẩm định phụ thuộc nhiều vào năng lực của cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định.

Trong thời gian qua, Agribank - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên đã chú trọng đến công tác thẩm định, tuy nhiên chất lượng thẩm định còn hạn chế, chưa có hệ thống các chỉ tiêu phân tích, đánh giá và dự báo sự biến động của các yếu tố kinh tế tác động đến đối tượng cần phân tích. Vì vậy trong thời gian tới Agribank Chi nhánh tỉnh Hưng Yên cần triển khai một số giải pháp thực hiện quy trình thẩm định.

Cụ thể là:

* Hoàn thiện nội dung thẩm định.

Trong việc thẩm định khách hàng vay vốn, ngoài việc thẩm định các điều kiện vay vốn, năng lực tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh, uy tín của khách hàng, cán bộ thẩm định cần phải quan tâm đến các yếu tố cần được đề cập trong chu trình thẩm định khách hàng vay vốn. Đó là các chỉ số dự báo trước khi cho vay như giá cả, lạm phát và các biến cố có thể dự đoán về kinh tế - chính trị - xã hội.

* Hoàn thiện công tác tổ chức thẩm định.

- Quy định cụ thể mức phán quyết cấp tín dụng đối với từng nhóm khách hàng cho ngân hàng cơ sở, những món vay vượt quyền phán quyết của phòng giao dịch, ngân hàng cơ sở phải do bộ phận thẩm định của ngân hàng cấp trên trực tiếp tái thẩm định để nâng cao chất lượng thẩm định.

* Hoàn thiện việc xây dựng và cung cấp thông tin phục vụ cho công tác thẩm định.

Trong thực tế nhu cầu những thông tin về khách hàng là rất lớn. Thông tin đầy đủ sẽ rút ngắn được thời gian thẩm định, tránh được các yếu tố chủ quan. Bên cạnh những thông tin từ hồ sơ của khách hàng, thông qua khách hàng cung cấp trực tiếp, cần phải tìm hiểu thêm thông tin từ nhiều nguồn khác. Do đặc thù hoạt động trên địa bàn nông thôn nên nguồn thông tin về khách hàng cần được thu thập thêm từ các tổ chức hội quần chúng, chính quyền địa phương cơ sở. Vì vậy ở mỗi địa bàn (thôn, bản, xã, phường) phải lập hồ sơ khách hàng trên cơ sở điều tra kinh tế địa phương và điều tra khách hàng hàng năm. Hồ sơ phải được bổ sung hàng năm từ việc theo dõi kết qủa sản xuất kinh doanh, quan hệ kinh tế và việc thực hiện hợp đồng tín dụng của khách hàng; hồ sơ khách hàng theo địa bàn được lưu trữ và chuyển giao khi có sự thay đổi cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn.

Một phần của tài liệu 0255 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ gia đình tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh hưng yên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w