Qua đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại MB - CN Thăng Long trong những năm qua ta nhận thấy mặc dù Ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất luợng tín dụng trung và dài hạn nhung vẫn bộc lộ một số yếu kém sau:
ngăn chặn kịp thời, các khoản nợ quá hạn không được hoàn trả đúng thời gian
đã định dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh có xu hướng tăng.
Thứ hai: Do nợ xấu tăng lên điều này khiến chi nhánh phải tăng cường công tác trích lập dự phòng rủi ro. Chi phí trích lập dự phòng rủi ro tăng nhanh đã ít nhiều tác động bất lợi đến kết quả kinh doanh của chi nhánh.
Thứ ba: Các hình thức xử lý nợ xấu mà MB - CN Thăng Long áp dụng vẫn chưa phải là biện pháp xử lý triệt để nhất. Hiện nay, có rất nhiều cách thức xử lý một khoản nợ xấu phát sinh trong bảng cân đối kế toán. Trong đó, có ba cách phổ biến nhất là (1) Bán tài sản đảm bảo hay kiện ra toà xin phá sản doanh nghiệp để tận thu, phần tổn thất sẽ dùng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý; (2) Bán khoản nợ này cho các công ty xử lý nợ, phần tổn thất cũng dùng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý; (3) Dùng quỹ dự phòng rủi ro chuyển toàn bộ khoản nợ ra ngoại bảng rồi tính sau. Với hai cách đầu, nợ xấu sẽ được xử lý một cách triệt để, Ngân hàng không còn phải bận tâm tới chúng nữa. Ngược lại đối với cách thứ ba, về bản chất chưa thể gọi là xử lý mà chỉ là kỹ thuật làm sạch bảng cân đối, trong khi gánh nặng vẫn còn nguyên. Cho tới nay, MB - CN Thăng Long cũng mới xử lý nợ xấu bằng hai cách chủ yếu đó là bán tài sản đảm bảo hay kiện ra toà xin phá sản doanh nghiệp để tận thu, phần tổn thất sẽ dùng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý, và dùng quỹ dự phòng rủi ro chuyển toàn bộ khoản nợ ra ngoại bảng rồi tiếp tục tìm các biện pháp thu nợ khác
Thứ ba, quy trình quản lý rủi ro tín dụng chưa bao quát, toàn diện do các công cụ quản lý rủi ro tín dụng hiện nay chủ yếu dựa vào các văn bản quy phạm nhà nước, những quy định tín dụng của MB chưa thực sự linh hoạt
Thứ tư: Thời gian xét duyệt một dự án cho vay còn dài, thủ tục rườm rà vì có nhiều giấy tờ biểu mẫu được đòi hỏi do vậy nó làm cho cán bộ tín dụng mất thời gian điều tra đồng thời làm cho doanh nghiệp đi vay vốn chán nản,
khi vay được vốn thì doanh nghiệp đã mất đi những cơ hội mà đáng ra nếu vay đựơc sớm thì mọi việc theo tiến độ thì tốt đẹp hơn.
Thứ năm: Việc kiểm soát sau cho vay chưa được tiến hành thường xuyên. Ngân hàng mới chỉ kiểm tra các hoá đơn, chứng từ hàng hoá của khách hàng và việc kiểm tra chỉ mang tính định kỳ, theo quý hoặc theo năm. Số lần cán bộ tín dụng đến kiểm tra thực tế tại cơ sở khách hàng còn ít. Có những dự án thời gian dài, tài sản thế chấp bị giảm giá nhưng Ngân hàng vẫn không tổ chức định giá lại kịp thời mà thường phải đợi đến cuối năm.
Thứ sáu: Vòng quay vốn trung, dài hạn của chi nhánh giảm dần trong 3 năm qua, khả năng quay vòng vốn của chi nhánh có xu hướng chậm hơn, làm cho rủi ro trong hoạt động tín dụng trung, dài hạn có khả năng tăng lên.