♦ Nguyên nhân khách quan:
Một là: Biến động của nền kinh tế
Nền kinh tế lạm phát tăng, gia tăng thất nghiệp, giá cả hàng hóa lên xuống thất thường làm cho nhiều doanh nghiệp và hộ sản xuát kinh doanh bị đình trệ. Nhiều doanh nghiệp tuyên bố phá sản. Tình hình kinh doanh của khách hàng bất ổn và có nhiều khách hàng làm ăn thua lỗ đã không trả được nợ cho ngân hàng.
Hai là: Văn bản pháp luật vân còn bất cập
Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng ngân hàng không thuận lợi, chưa đầy đủ và chưa đồng bộ, còn nhiều vướng mắc, chưa tạo được điều kiện cho ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay trung, dài hạn. Các quy định của pháp luật liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố và bảo lãnh, tỷ lệ bảo đảm, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro còn nhiều bất cập, không bảo vệ được quyền lợi chính đáng của ngân hàng, ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng.
Thứ ba: Năng lực, kinh nghiệm kinh doanh, quản lý của khách hàng còn nhiều hạn chế.
Do một số khách hàng thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện hợp đồng tín dụng như sử dụng vốn sai mục đích, lừa đảo sử dụng vốn sai mục đích xin vay,chưa có phương án, dự án khả thi. Có những trường hợp khi khách hàng đến vay vốn thì đưa ra dự án, phương án có tính khả thi cao và hấp dẫn nhưng khi được xét duyệt cho vay thì sử dụng số tiền đó vào mục đích khác có tính rủi ro cao hơn.
Ngoài ra các doanh nghiệp vay vốn thường tìm cách đối phó với ngân hàng thông qua việc cung cấp các số liệu không trung thực. Điều này đã làm ảnh hưởng đến việc thu thập và phân tích thông tin của các CBTD, ảnh hưởng xấu đến chất lượng của những khoản cho vay.
Bên cạnh đó còn phải kể đến sự yếu kém trong năng lực của cán các cán bộ quản lý doanh nghiệp, không đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế.
♦ Nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất: Mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng chưa rộng rãi do chưa có sự hiểu biết lẫn nhau nhiều và Marketing Ngân hàng là nghiệp vụ không thể thiếu trong hoạt động ngân hàng hiện đại nhưng ở Chi nhánh vẫn chưa được coi trọng. Các thông tin về khách hàng thiếu và không thường xuyên. Điều này gây khó khăn rất lớn trong hoạt động tín dụng đặc biệt trong lĩnh vực cho vay trung dài hạn có rất nhiều rủi ro.
Thứ hai: Do sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng khác trên cùng địa bàn. Trên địa bàn Hà Nội hiện nay có rất nhiều NHTM, việc mở chi nhánh, phòng giao dịch hàng loạt của các ngân hàng như Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương, BIDV, Ngân hàng chính sách xã hội... Đây chính là áp lực rất lớn cho MB - CN Thăng Long trong việc
thực hiện các kế hoạch đề ra về tăng trưởng tín dụng TDH và nâng cao chất lượng tín dụng TDH.
Thứ ba: Trình độ phân tích của cán bộ thẩm định chưa toàn diện. Khả năng phân tích kỹ thuật của dự án và phân tích thị trường của cán bộ tín dụng còn hạn chế. Việc đánh giá khả năng cạnh tranh, khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án trên thị trường liên quan đến nhiều khía cạnh, đòi hỏi khả năng phân tích, tổng hợp, dự đoán nhạy bén của cán bộ tín dụng. Đây là một yêu cầu khó thực hiện đối với cán bộ tín dụng vì phần lớn không được đào tạo chuyên sâu toàn diện lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, đội ngũ nhân sự chưa đào tạo một cách đầy đủ và có hệ thống. Các cán bộ tín dụng không có nhiều cơ hội để cập nhật kiến thức mới trong lĩnh vực quản trị rủi ro, đặc biệt khi Ngân hàng áp dụng các phương pháp phòng ngừa rủi ro mới thì cán bộ chỉ nhận được văn bản hướng dẫn chứ không được đào tạo chuyên sâu về phương pháp áp dụng đó. Mặt khác, việc luân chuyển cán bộ cũng tạo ra sự không ổn định trong quản lý khách hàng. Vì vậy, cán bộ tín dụng mới nhiều khi chưa có sự nắm bắt thông tin về khách hàng khác kịp thời và đầy đủ.
Thứ tư: Nguồn vốn huy động đặc biệt là vốn huy động trung, dài hạn của chi nhánh chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu vốn trung dài hạn của nến kinh tế hiện tại và trong tương lai.
Thứ năm: Việc kết hợp giữa các cơ quan chức năng chưa được đồng bộ
nên rất hạn chế trong việc phát mại tài sản để thu nợ. Mặt khác do ý thức chấp hành pháp luật không nghiêm nên còn có các khách hàng chây ỳ, việc xử lý nợ xấu vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Thứ sáu: Tổ chức bộ máy của chi nhánh chưa có phòng tín dụng với chức năng nhất định dẫn đến tình trạng trong quá trình thực hiện cho vay, cán bộ tín dụng của phòng kế hoạch kinh doanh phải đảm nhận quá nhiều công
việc từ tiếp xúc khách hàng, thu thập thông tin, phân tích thẩm định, theo dõi thu hồi nợ, nên không thể tránh khỏi những sai sót và thiếu sự khách quan. Bên cạnh đó đặc tính của các khoản vay TD trung, dài hạn là số luợng món vay nhiều nên áp lực công việc sẽ rất nặng vào mùa cao điểm khi số luợng khách hàng tăng lên.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chuong 2 nghiên cứu thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - CN Thăng Long trên co sở hiểu biết lý thuyết co sở của chuong 1 về thực trạng chất luợng tín dụng trung dài hạn của Chi nhánh. Qua đó, khái quát đuợc quá trình hoạt động, quá trình hình thành và phát triển cũng nhu chất luợng tín dụng của Chi nhánh. Đồng thời đánh giá thực trạng kết quả đạt đuợc cũng nhu hạn chế trong hoạt động của Chi nhánh. Khẳng định đuợc vai trò và những đóng góp quan trọng của Chi nhánh trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế hệ thống MB. Đây cũng là co sở thực tiễn để đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất luợng tín dụng trung dài hạn của Chi nhánh đuợc thể hiện ở Chuong 3.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
QUÂN ĐỘI -CHI NHÁNH THĂNG LONG