Bài học kinh nghiệm với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt

Một phần của tài liệu 0270 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh phú thọ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 44 - 47)

1.2.2 .Các chỉ tiêu đo lường chấtlượng tín dụng

1.3.2. Bài học kinh nghiệm với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt

Từ thực tiễn của một số nước về việc thực hiện quản lý chất lượng tín dụng ở một số nước trên thế giới, chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm vận dụng vào Việt Nam như sau:

Thứ nhất, để có được một khoản vay tốt thì khâu thẩm định là quan trọng nhất. Hiện nay để đảm bảo cho tính minh bạch, trung thực của hồ sơ, Agribank chi nhánh tỉnh Phú Thọ đang thực hiện nguyên tắc xét duyệt khoản vay phải thực hiện qua 3 khâu độc lập: Người thẩm định khoản vay (người trình) - Người kiểm soát khoản vay - Người phê duyệt khoản vay. Nhưng trên thực tế các bước vẫn chưa thật kỹ lưỡng và chặt chẽ nên vẫn còn xảy ra nhiều rủi ro tín dụng.

Thứ hai, trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng có nhiều hạn chế so với tiêu chuẩn. Số lượng cán bộ tín dụng còn ít, hơn nữa kiêm nhiệm quá nhiều công việc khiến việc quá tải và làm ảnh hưởng đến chất lượng. Agribank chi nhánh tỉnh Phú Thọ cần tổ chức tập huấn thường xuyên và nhanh chóng để giúp cán bộ hoàn thiện hơn.

Thứ ba, Agribank chi nhánh tỉnh Phú Thọ luôn chú trọng các tiêu chuẩn an toàn tín dụng, như: cho vay với tài sản hình thành từ vốn vay theo mức thấp hơn mức dự toán mà khách hàng xây dựng (để tránh tình trạng sốt và giảm giá nhà đất nghiêm trọng ở một số tỉnh thành gần đây, giá bất động sản sụt giảm, trị giá thế chấp không đủ bù đắp khoản vay, thanh khoản kém, nguy cơ không trả được nợ là rất lớn); Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản thế chấp không vượt quá 75% đối với bất động sản và 50% đối với động sản; không cho vay đảm bảo bằng chính cổ phiếu ngân hàng mình;

Thứ tư, mặc dù Agribank đã có quy định rõ ràng về giám sát sau giải ngân nhưng với khối lượng công việc lớn và lượng khách hàng đông khiến cho việc

34

giám sát trở thành hình thức mà không thể sâu sát, chi tiết; không giám sát thoả đáng các khoản cho vay xây dựng, như đi thực địa, tiến độ rút vốn vay, thanh tra,... Không thu thập, xác minh và phân tích các báo cáo trong suốt kỳ hạn hiệu lực khoản vay; Không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo như chu kỳ luân chuyển tồn kho và khoản phải thu chậm lại, chu kỳ các khoản phải trả dài ra và phát sinh lỗ ròng trong kinh doanh.

Nhận biết và xử lý sớm, hiệu quả các nguyên nhân trên là điều kiện quan trọng nhất để giảm thiểu rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại ở nước ta.

Hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh tỉnh Phú Thọ cũng bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế xã hội địa phương, những khó khăn từ môi trường kinh tế vĩ mô, khó khăn từ nội tại của Agribank chi nhánh tỉnh Phú Thọ. Lãi suất liên tục biến động, cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn ngày càng gay gắt... Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và công tác quản lý chất lượng tín dụng nói riêng.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đã định, Agribank chi nhánh tỉnh Phú Thọ đã cố gắng khẳng định vai trò, vị thế của mình trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Các chi nhánh đã bám sát định hướng mục tiêu và kế hoạch kinh doanh để đầu tư tín dụng hiệu quả và chất lượng. Agribank chi nhánh tỉnh Phú Thọ đã tăng cường nâng cao công tác thẩm định dự án vay vốn, công tác giám sát sử dụng vốn vay trước và sau khi cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro từ tín dụng.

Ngân hàng còn tiếp tục nghiên cứu, xây dựng đề án, phương án nâng cao chất lượng tín dụng, chủ động áp dụng các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng. Hướng dẫn, hỗ trợ các chi nhánh khai thác, vận hành tốt chương trình giao dịch tín dụng và báo cáo thống kê trên hệ thống để kịp thời xử lý trong hoạt động kinh doanh,

tăng cường tính kỷ cương, kỷ luật trong điều hành hoạt động kinh doanh.

Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn tín dụng cho các cán bộ tín dụng tại các chi nhánh trên toàn tỉnh, không ngừng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nâng cao chất lượng tín dụng là nguồn gốc để hạn chế rủi ro, hoạt động tín dụng giữ vị trí hết sức quan trọng góp phần tạo ra lợi nhuận nói riêng và tạo đà tăng trưởng vững chắc cho nền kinh tế xã hội nói chung. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng là vấn đề quan tâm hàng đầu của các ngân hàng.

Trong Chương 1 này, luận văn đã hệ thống hóa các nội dung cơ bản của công tác tín dụng, trong đó tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Những nội dung lý luận này sẽ được vận dụng vào điều kiện cụ thể của Agribank chi nhánh tỉnh Phú Thọ để phân tích, đánh giá phát hiện vấn đề tồn tại để có các giải pháp hoàn thiện.

Thông qua các câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tác giả muốn phân tích một cách chính xác ý nghĩa chất lượng tín dụng đối với hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh tỉnh Phú Thọ. Từ đó, tìm hiểu được thực trạng của hoạt động tín dụng tại Agribank chi nhánh tỉnh Phú Thọ trong mấy năm gần đây, biểu diễn bằng biểu đồ, đồ thị các số liệu qua các năm, từ đó phân tích được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và cả thách thức trong việc nâng cao chất lượng tín dụng tại đơn vị tác giả công tác. Qua những phân tích chính xác đó để đưa ra những giải pháp phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp cũng như phù hợp với địa bàn kinh doanh của doanh nghiệp trong việc phát triển và nâng cao chất lượng tín dụng.

36

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH PHÚ THỌ

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu 0270 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh phú thọ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w