Bài học rút ra vận dụng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu 0281 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh bắc thăng long (Trang 50 - 53)

1.3. KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA MỘT

1.3.2. Bài học rút ra vận dụng ở Việt Nam

Những cải cách trong lĩnh vực tín dụng nhằm nâng cao chất lượng, phòng ngừa rủi ro của các ngân hàng thương mại Thái Lan, Mỹ sẽ là những kinh nghiệm quý báu cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong q trình chấn chỉnh cơng tác tín dụng của mình. Chúng ta cần tham khảo cách làm ở một số điểm như:

- Cách phân loại, chấm điểm khách hàng theo các tiêu chí cụ thể, khách quan.

- Có sự tách bạch rõ ràng về nhiệm vụ và trách nhiệm giữa các bộ phận trong quy trình cấp tín dụng cho khách hàng.

- Phân cấp mức uỷ quyền phán quyết tín dụng cụ thể cho từng chức vụ quản lý, công tác đào tạo nguồn nhân lực.

- Xác định chiến lược, định hướng phát triển kinh tế xã hội trong dài hạn. Chiến lược, định hướng này cần tính tới các yếu tố bên ngồi như tình hình giá cả thế giới, tình hình thị trường xuất kh u trong tương lai nhằm đưa ra được những khu vực cần ưu tiên phát triển nhưng thiếu vốn.

- Thúc đẩy tiến độ xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) nhằm lành mạnh hóa hệ thống tài chính, tạo

39

điều kiện cho hệ thống tiếp tục cấp tín dụng phục vụ mục tiêu tăng truởng kinh tế. Cần hoàn thiện hành lang pháp lý về cơ chế hoạt động của VAMC đồng thời áp dụng các quy định về kiểm tốn và cơng bố báo cáo tài chính nhằm nâng cao tính minh bạch và hiệu quả trong việc quản lý nguồn vốn và xử lý nợ xấu của VAMC.

- Bên cạnh đó, các NHTM cần tự nâng cao chất luợng danh mục cho vay của mình. Trong đó tập trung vào nâng cao chất luợng thẩm định dự án, phuơng án nhằm hạn chế tình trạng thơng tin bất cân xứng, định kỳ theo dõi các khoản nợ xấu trong từng lĩnh vực cho vay để từ đó điều chỉnh tỷ trọng tín dụng đối với từng lĩnh vực.

- Sớm phát hiện và cho sát nhập các tổ chức tín dụng, ngân hàng "có vấn đề" về tài chính, nhất là khối ngân hàng cổ phần; xúc tiến cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém; kiểm sốt chặt chẽ hơn và ngăn chặn tình trạng cho vay, thanh toán đối ngoại tràn lan, giảm bớt các bảo lãnh dễ dãi của NHNN dành cho các ngân hàng, các tổ chức tín dụng yếu kém

- Tổng kết, nghiên cứu, áp dụng các loại hình ngân hàng, cơng ty tài chính mới, bao gồm tổ chức dạng quỹ hoặc cơng ty đảm trách việc xử lý tài sản thế chấp, mua bán nợ để thu hồi vốn cho ngân hàng. Đặc biệt, với hệ thống ngân hàng thuơng mại cổ phần hiện nay, hoạt động cịn chua có kinh nghiệm, hiệu quả thấp, cần chấn chỉnh bằng cách mua lại, sát nhập, liên kết để tạo thành những ngân hàng mạnh hơn.

40

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tín dụng là hoạt động vơ cùng quan trọng đối với mỗi ngân hàng. Bởi hiện nay nó là nghiệp vụ tạo ra nguồn vốn chủ yếu, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Vì vậy để đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng được hiệu quả, nâng cao uy tín và tối đa hóa lợi nhuận thì hoạt động tín dụng cũng phải đảm bảo chất lượng và an tồn. Do đó, nâng cao chất lượng tín dụng trở thành vấn đề cốt lõi, thiết yếu trong hoạt động của mỗi ngân hàng. Nó quyết định cho sự tăng trưởng tín dụng, đảm bảo việc kinh doanh an tồn, hiệu quả, góp phần tạo ra nguồn thu, lợi nhuận, thúc đẩy phát triển nền kinh tế, ổn định chính sách tiền tệ quốc gia. Với ý nghĩa đó, trong hoạt động kinh doanh của mình, các ngân hàng cần ln phải đặt vấn đề chất lượng lên hàng đầu, trong đó có mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn.

41

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

CHI NHÁNH BẮC THĂNG LONG

Một phần của tài liệu 0281 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh bắc thăng long (Trang 50 - 53)

w