Mọi tổ chức, cá nhân đều phải tuân theo các quy định của pháp luật. Như
các doanh nghiệp khác khi thành lập, ngân hàng phải được sự cấp phép của cơ quan chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước. Trong suốt quá trình hoạt động, ngân hàng không chỉ chịu sự tác động của các văn bản pháp luật liên qua đến lĩnh vực ngân hàng, mà còn chịu tác động của nhiều bộ luật khác liên quan.
Ngoài ra, các chính sách điều tiết vĩ mô của nhà nước cũng ảnh hưởng tới hoạt động của các ngân hàng. Khi nền kinh tế phát triển quá nóng, tỷ lệ lạm phát cao, nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để giảm lượng tiền lưu thông, thì sẽ đẩy các ngân hàng thương mại phải đỗi mặt với khó khăn thiếu hụt nguồn cung tiền. Điều này dẫn đến tình trạng lãi suất cho vay qua đêm của các ngân hàng tăng cao, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất, cạnh tranh ngày càng gay gắt và việc huy động vốn sẽ khó khăn hơn nhiều. Như vậy, các chính sách điều tiết của Nhà nước tác động trực tiếp đến các mảng hoạt động của các ngân hàng thương mại.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong Chương 1 của luận văn, Tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả huy động vốn của NHTM, từ khái niệm, đặc điểm, vai trò đến các loại hình huy động vốn. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã trình bày những vấn đề chủ yếu về hiệu quả huy động vốn, trong đó nhấn mạnh về sự cần thiết, các tiêu chí đánh giá và các nhân tố có ảnh hưởng tới hiệu quả huy động vốn.
Dựa trên những lý luận chung đã đề cập ở các phần trên và vận dụng vào điều kiện thực tế, luận văn sẽ tiếp tục đi sâu vào phân tích thực trạng, qua đó tìm ra giải pháp khắc phục khó khăn để góp một phần công sức hoàn thiện nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân.
2011 2014 so với 2013
1. Theo loại tiền CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ HIỆU QỦA HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH XUÂN