NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH XUÂN
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
VCB Thanh Xuân được thành lập theo Quyết định số 198/QĐ- NHNT.TCCB-ĐT ngày 20/3/2009 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Mô hình tổ chức tại Chi nhánh được xác lập theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước và Hội sở chính của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Đến hết 31/12/2014, tổng số lao động tại VCB Thanh Xuân là 73 người, bộ máy tổ chức gồm 05 phòng, 01 tổ và 02 Phòng giao dịch.
Theo mô hình này, tổ chức hoạt động của VCB Thanh Xuân được điều hành bởi Ban giám đốc, các phòng nghiệp vụ và các phòng ban khác hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc.
Hoà cùng vào tốc độ phát triển chung của toàn hệ thống, VCB Thanh Xuân đã từng bước vươn lên, khẳng định vị trí của mình trong quá trình phát huy các nguồn nội lực nhằm thúc đẩy kinh tế địa bàn Thủ đô Hà Nội phát triển.
VCB Thanh Xuân đã thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, mở rộng mạng lưới hoạt động, ứng dụng công nghệ hiện đại của ngành ngân hàng để nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng và đáp ứng yêu cầu phục vụ của khách hàng. Cho tới nay, ngoài trụ sở chính tại 448 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội, VCB Thanh Xuân đã mở rộng thêm 02 phòng giao dịch tại số 75 Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội và Số 44 BT8 khu Đô thị Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội, có thể khẳng định các phòng giao dịch đóng vai trò là các “cánh tay nối dài” của VCB Thanh Xuân và đã góp phần rất tích cực vào công tác huy động vốn của chi nhánh trong quá trình hoạt động. Việc phát triển các phòng giao dịch không chỉ đem hình ảnh và dịch vụ của VCB Thanh Xuân đến gần khách hàng hơn, mà còn là giúp VCB Thanh Xuân tăng trưởng bền vững và tạo nền tảng chắc chắn cho hoạt động kinh doanh vốn của chi nhánh.
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của VCB Thanh Xuân
VCB Thanh Xuân trong những năm qua đã có những bước chuyển mình đáng kể và ngày càng khẳng định được năng lực của mình và khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn Hà Nội. Điều đó được cụ thể qua những kết quả đạt được ở tất cả mảng kinh doanh
• về công tác huy động vốn:
Nhìn chung hoạt động huy động vốn tại VCB Thanh Xuân tăng đều qua các năm. Tính đến 31/12/2014, tổng nguồn vốn huy động của VCB Thanh Xuân đạt 3.215.753 triệu đồng, tăng 14,82% so với 31/12/2013, đạt 95,94% kế hoạch giao, song tốc độ tăng trưởng bình quân vẫn đảm bảo tính ổn định.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại VCB Thanh Xuân qua các năm 2011 - 2014
VNĐ 7 5 9 9 2.Theo kỳ hạn - KKH 167, 9 381, 3 343, 1 1.328, 7 287,21 - Ngắn hạn 1.342, 3 4 1.617, 1 2.238, 5 1.321, -40,95 - Trung dài hạn 110, 3 427, 7 219, 4 565, 5 157,78 3. Theo loại khách hàng - TCKT 1.000, 2 1.462, 3 1.705, 2 1.458. 5 -14,46 - Cá nhân 620, 3 964, 1 1.095, 4 1.757, 2 60,4 1 Tổng quy đồng 1.620, 5 2.426, 4 2.800, 6 3.215, 7 14,8 2
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tăng trưởng 2014 so với
2013
(1) (2) (3) (4) (5)= (4)/(3) "
1. Theo loại tiền
VNĐ 852, 7 1.583, 1 2.10 2 3.295, 4 77,4 Ngoại tệ quy VNĐ 458, 3 2 600, 1 701, 1 844, 20,4 2. Theo kỳ hạn Ngắn hạn 1.131, 5 1.971, 1 2.488, 8 3.359, 3 34,97 Trung dài hạn 179, 5 2 212, 3 320, 2 780, 143,6 3. Theo loại khách hàng TCKT 1.055, 7 1.933, 7 2.506, 3 3.470, 6 38, 5 Cá nhân 255, 3 6 249, 8 302, 9 668, 120,9 Tổng quy đồng 1.31 1 3 2.183, 1 2.809, 5 4.139, 47,4 4. Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,1 6 3 3, ________1,4 0,6 ___________-57,1
Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn tại VCB Thanh Xuân từ năm 2011-2014
Nguồn: Phòng Kế toán- VCB Thanh Xuân
Từ năm 2011 đến năm 2014 nguồn vốn huy động liên tục tăng (biểu đồ 2.1). Năm 2011 số vốn huy động đuợc là 1.620,5 tỷ đồng, thì đến năm 2012 số vốn huy động đuợc đã là 2.426,4 tỷ đồng, năm 2014 đạt 3.215,7 tỷ đồng Trong cơ cấu nguồn vốn huy động, chiếm tỷ trọng cao là tiền gửi dân cu (phân chia theo nguồn hình thành), tiền gửi ngắn hạn và tiền gửi bằng VNĐ (phân chia theo loại tiền). Tỷ trọng các loại tiền gửi trong cơ cấu vốn huy động tuơng đối ổn định qua các năm. Để đạt đuợc kết quả nhu vậy Ngân hàng đã thuờng xuyên bám sát thị truờng về nguồn vốn, lãi suất để có những điều chỉnh kịp thời. Đồng thời, Ngân hàng thực hiện đánh giá định kỳ công tác huy động vốn, khắc phục những tồn tại, thiếu sót, nghiêm túc xử lý những truờng hợp vi phạm kỷ luật chỉ tiêu kế hoạch nguồn vốn. Bên cạnh đó, Ngân hàng luôn coi huy động vốn là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm
• về công tác tín dụng:
Thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ, năm 2014 tổng du nợ của chi nhánh đạt trên 4.139.502 triệu đồng, đạt 150% theo kế hoạch.
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng tại VCB Thanh Xuân năm 2011- 2014
2014 ngoại tệ 895, 5 4.535,9 4.838, 1 5.068, 3
CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ Năm
2013 Năm 2014 So sánh (%)
A B (1) (2) (3)=(2)/(1)*1
00
Mặc dù nên kinh tế giai đoạn năm 2011-2014 có nhiều biến động khó khăn, nhưng dư nợ cho vay tại VCB Thanh Xuân tăng đều qua các năm. Năm 2012, dư nợ tăng 69% so với năm 2011, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,6% lên 3,3%. Dư nợ năm 2013 tăng 27% so với năm 2012, mặc dù tăng trưởng chậm hơn năm 2012, nhưng ngược lại, nợ xấu giảm từ 3,3% xuống còn 1,4% trên tổng dư nợ. Năm 2014, tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2014 là 4.139,5 tỷ đồng, tăng 46,4%, trong đó, cho vay VND đạt 3.295,4 tỷ đồng, chiếm 79,61% tổng dư nợ tín dụng và cho vay ngoại tệ khác quy USD đạt 844.1 tỷ dồng chiếm 20,4% tổng dư nợ. Cho vay ngắn hạn đạt 3.359,3 tỷ đồng, chiếm 81% tổng dư nợ và cho vay trung dài hạn đạt 780,3 tỷ đồng, chiếm 19% tổng dư nợ. Dư nợ tín dụng thể nhân chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng dư nợ của Chi nhánh với 668,9 tỷ đồng chiếm 16,2% tổng dư nợ.
Về chất lượng tín dụng: Năm 2014, Chi nhánh tích cực xử lý nợ xấu, đưa số nợ xấu từ 40 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 1,4% tổng dư nợ tín dụng) năm 2013 về mức 24,2 tỷ đồng, chiếm 0,6% tổng dư nợ tín dụng. Từ biểu tình hình tăng trưởng nợ tín dụng cho thấy chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao, tỷ lệ nợ xấu ngày càng giảm xuống ( năm 2012 là 3,3%, năm 2013 là 1,4%, năm 2014 là 0,6%)
• về kinh doanh ngoại tệ:
Do tỷ giá ngoài thị trường tự do cao hơn rất nhiều so với tỷ giá niêm yết của Ngân hàng và kéo dài trong nhiều tháng và đặc thù kinh tế ở địa bàn nhu cầu lưu hành đồng ngoại tệ của các cá nhân và TCKT thấp, doanh thu kiều hối theo nguồn khảo sát trên địa bàn không nhiều, nên thu nhập về kinh doanh ngoại tệ ở chi nhánh chưa đạt hiệu quả cao mặc dù có sự tăng trưởng doanh thu đồng đều qua các năm, tình hình doanh thu về kinh doanh ngoại tệ tại VCB Thanh Xuân được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3: Tình hình kinh doanh ngoai tệ tại VCB Thanh Xuân năm 2014 Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn: Phòng Dịch vụ- VCB Thanh Xuân • về hoạt động các dịch vụ khác:
Bảng 2.4: Doanh số hoạt động các dịch vụ khác tại VCB Thanh Xuân năm 2014
Thẻ Tín dụng The 47T 7β8^ 63,0 6
Thẻ ghi nợ quốc tế Thẻ 416^ 829" 99,2
8
Thẻ ghi nợ nội địa 6.79
3
6.68
2 -1,63
2.Mạng lưới ĐV CN (POS) POS 30 59 96,6
7 3.DOANH SỐ TT THẺ QT Triệu đồng 23.88 0 47.18 0 97,5 7 4.DOANH SỐ SD THẺ QUỐC TẾ Triệu đồng 0 57.85 114.960 2 98,7
Thẻ ghi nợ quốc tế Triệu đồng 22.15
0 0 67.47 0 204,6
Thẻ tín dụng Triệu đồng 35.70
0 0 47.49 3 33,0
5.TK SỬ DỤNG NGÂN
HÀNG ĐIỆN TỬ Tài khoản 0 9.12 1 18.00 3 131,2
SMS Banking Tài khoản 4.84
8 4 9.28 0 91,5
Internet Baking Tài khoản 2.93
7 1 5.08 0 73,0
Mobile Banking Tài khoản 3.63
2 3 3 II Tổng chi phí 265.660, 5 382.916,6 370.984, 3 400.173, 5
III Lợi nhuận thuần 65.654,7 78.908,4 69.281 103.140, 8
Nguồn: Phòng Dịch vụ - VCB Thanh Xuân
- Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ:
Năm 2014, hoạt động phát hành thẻ vẫn tiếp tục phát triển mạnh với doanh số tăng nhanh ấn tượng. Tính đến hết tháng 12, thẻ ghi nợ quốc tế tăng 99,28%, vượt 36,86 so với kế hoạch, thẻ tín dụng tăng 63,06% so với năm 2013, vượt 5,93% so với kế hoạch. Qua số liệu trên cho thấy VCB Thanh Xuân đã tập trung phát triển mạnh về hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, trong xu thế phát triển chung của đất nước.
- Dịch vụ ngân hàng Điện tử:
Đi kèm với sự gia tăng của hoạt động thanh toán thẻ và phù hợp với xu thế, doanh số sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử năm 2014 VCB Thanh Xuân cố gắng duy trì ổn định trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn chung.
Kết quả doanh thu hoạt động dịch vụ phần nào cho chúng ta thấy chất lượng, và quy mô của hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển, đặc biệt là hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, năm 2012 tăng 76% so với năm 2011, năm 2013 tăng 67% so với năm 2012, năm 2014 tăng 44% so với năm 2013.
• Về kết quả kinh doanh
Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh tại VCB Thanh Xuân năm 2014
+ Doanh thu: Giai đoạn năm 2011 - 2014 là giai đoạn khủng hoảng của nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, với nhiều biến động, tình
hình doanh thu tại VCB Thanh Xuân chính vì thế cũng có nhiều biến động. Giai đoạn 2011-2012 doanh thu tăng 39,3%, giai đoạn 2012 -2013 giảm 4%, giai đoạn 2013 -2014 tăng 14%.
+ Chi phí: Chí phí của ngân hàng cũng biến động tăng qua các năm. Năm 2012, cùng với sự tăng nhanh về tổng doanh thu thì chi phí của ngân hàng cũng tăng đáng kể 117,2 tỷ đồng so với 2011, tuơng đuơng tốc độ tăng chi phí 44,1%%, do có sự gia tăng mạnh về quy mô tiền gửi ở năm 2012. Năm 2013, do ảnh huởng chung của kinh tế, cùng với việc chững lại trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh, thể hiện ở tổng doanh thu và chi phí 2013 giảm. Năm 2014 với thị truờng kinh tế khởi sắc hơn, doanh thu của ngân hàng đã tăng trở lại, kéo theo chi phí tăng lên.
+ Lợi nhuận, cùng với sự tăng truởng về nguồn vốn và du nợ tín dụng, lợi nhuận của ngân hàng cũng có những sự tăng truởng nhất định trong 4 năm trở lại đây. Năm 2012, lợi nhuận thuần của ngân hàng tăng 20,3% với năm 2011. Năm 2013, do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, doanh thu giảm khiến lợi nhuận của chi nhánh sụt giảm so với năm 2013, phản ánh đúng tình hình thực tế khó khăn của ngành ngân hàng trong năm 2013. Năm 2014, với chính sách hoạt động tốt, nên kinh tế khởi sắc hơn, với chính sách cắt giảm chi phí hoạt động, tình hình ngân hàng đã có khởi sắc trở lại, lợi nhuận của ngân hàng đã tăng lên 63 tỷ đồng.
Tóm lại, thông qua một số chỉ tiêu có thể nhận thấy tình hình kinh doanh ở VCB Thanh Xuân tuơng đối ổn định và tăng truởng, tuy nhiên chua khai thác đuợc hết các tiềm năng. Năm 2012 là năm có những chỉ tiêu tài chính tăng truởng rõ rệt hơn so với năm 2011 đã chứng minh sự phù hợp trong đuờng lối phát triển của chi nhánh. Năm 2013, với nhiều khó khăn của nền kinh tế, lợi nhuận của chi nhánh có sụt giảm, các chỉ tiêu sinh lời giảm hơn so với các năm truớc. Tuy nhiên chi nhánh vẫn đảm bảo mức
tăng trưởng về quy mô nguồn vốn, hệ số sử dụng vốn luôn ở ngưỡng an toàn cũng như giữ được mức an toàn của tỷ lệ nợ xấu cho thấy bước phát triển ổn định hơn
2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH XUÂN
2.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động
Như đã nghiên cứu các phần trên, quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn. Vốn huy động nói riêng hay nguồn vốn nói chung phải đạt đến một qui mô nhất định, thì mới tài trợ được cho các hoạt động cho vay và đầu tư, cũng như việc mở rộng các dịch vụ của ngân hàng.
Huy động từ khách hàng đến 31/12/2012 quy VND đạt 2.426,4 tỷ đồng tăng 49,73% so với 31/12/2011 và bằng 96,05% kế hoạch được giao, năm 2013 tăng 15,42% so với năm 2012. Tính đến 31/12/2014, tổng nguồn vốn huy động của VCB Thanh Xuân đạt 3.215,7 tỷ đồng tăng 14,82% so với 31/12/2013, đạt 95,94% kế hoạch Trung ương giao, song tốc độ tăng trưởng bình quân vẫn đảm bảo tính ổn định.
Mức tăng tương đối của nguồn vốn huy động năm 2012-2013, năm 2013 -2014 giảm so với năm 2011 -2012, một phần do khó khăn chung của thị trường. Năm 2013 và 2014 là năm mà nền kinh tế thế giới và Việt Nam đều có nhiều yếu tố không thuận lợi, tình hình tranh chấp biển đông căng thẳng, chỉ số tiêu dùng thấp, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, lãi suất huy động bị điều chỉnh giảm thấp, do đó khách hàng không đầu tư gửi tiết kiệm nhiều. Trong bối cảnh đó, VCB Thanh Xuân vẫn có được mức tăng trưởng khá so với các chi nhánh và các ngân hàng khác trên địa bàn.
Bảng 2.6: Tình hình huy động vốn tại VCB Thanh Xuân từ năm 2011 -2014
1.620, 5 2.426,4 49,73 % 2.800,6 15,42 % 3.215. 7 14,82 %
từ năm 2011-2014 Tỷ đồng 3.500,0 3.000,0 2.500,0 2.000,0 1.500,0 1.000,0 Năm 2013 Nam 2014 Nam 2011 500,0
Nguồn: Phòng Kế toán- VCB Thanh Xuân
Với tỷ lệ hoàn thành kế hoạch khá sát sao như vậy chứng tỏ công tác kế hoạch nguồn đã dự báo khá chính xác, lượng vốn có thể huy động được và thực tế huy động vốn đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của VCB Thanh Xuân trong các năm.
Nguồn vốn huy động cũng như tổng nguồn vốn tăng trưởng đều hàng năm, nhờ VCB Thanh Xuân đã chủ động áp dụng nhiều biện pháp có hiệu quả để mở rộng khả năng tìm kiếm các nguồn vốn. Nguồn vốn dồi dào
không chỉ giúp cho VCB Thanh Xuân luôn chủ động đuợc trong các kế hoạch cho vay, đầu tu, kinh doanh, mà còn làm cho VCB Thanh Xuân trở thành một trong những kênh cung cấp vốn lớn cho hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam. Đạt đuợc những kết quả đó có thể kể đến một số nguyên nhân sau:
Hoạt động huy động vốn của VCB Thanh Xuân nói riêng và Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam nói chung có nhiều thuận lợi do Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam luôn đi đầu trong viêc ứng dụng các công nghệ mới. Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam đã tiến hành đổi mới phuơng thức giao dịch với khách hàng bằng việc áp dụng quy chế giao dịch “một cửa” và thanh toán online trên toàn hệ thống. Nhờ đó, thời gian giao dịch của khách hàng đã đuợc rút ngắn đáng kể, các khoảng cách địa lý giữa các chi nhánh của Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam đuợc xoá bỏ, các giao dịch của khách hàng đuợc tiến hành nhanh chóng, thuận lợi hơn rất nhiều. Những thuận lợi đó đã ngày càng thu hút đuợc một luợng khách hàng lớn đến giao dịch tại VCB Thanh Xuân, làm cho qui mô vốn huy động luôn ở mức cao và tăng truởng mạnh qua các năm.
Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam vẫn duy trì là một trong