Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn của VCB Thanh Xuân chỉ có thể thực hiện tốt nếu điều kiện kinh tế - xã hội và môi trường pháp lý ổn định, khẳng định vai trò to lớn của Nhà nước và Chính phủ đối với hoạt động ngân hàng.
> Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô:
Môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm nhiều yếu tố bao trùm tới toàn bộ hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh tế như: tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thâm hụt cán cân thanh toán, chính sách tỷ giá... Chúng có tác động to lớn
đến hoạt động kinh doanh nói chung và công tác huy động vốn của ngân hàng nói riêng. Để ổn định môi trường kinh tế vĩ mô thì Nhà nước cần có những việc
làm cụ thể sau:
Phối hợp với các cơ quan chức năng của mình đảm bảo điều tiết một nền
kinh tế phát triển ổn định, tránh các đột biến làm giảm bất thường giá trị đồng tiền, đặc biệt là các khoản tiền gửi tại ngân hàng, dù là dưới hình thức nào. Thông qua việc kiểm soát tốc độ lạm phát, Nhà nước đã góp phần bảo đảm sức
người dân tin tưởng vào đồng tiền. Vì một người sẽ không ngần ngại gửi một món tiền vào ngân hàng khi họ tin tưởng rằng sau thời gian nhất định sẽ thu về khoản tiền có giá trị cao hơn so với giá trị gửi trước kia. Mặt khác, thông qua việc xác định tỷ giá hợp lý sẽ giảm thiểu hiện tượng đầu cơ ngoại tệ... thu hẹp phạm vi hoạt động của ngoại tệ, mở rộng phạm vi lưu hành VND góp phần vào
việc kiềm chế lạm phát một cách hiệu quả và chính xác, xây dựng lãi suất phù hợp và giữ vững ổn định tiền tệ.
> Tạo lập môi trường pháp lý ổn định.
Hoạt động của NHTM chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi môi trường pháp lý do Nhà nước quy định, chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật về kinh doanh ngân hàng; Đòi hỏi Nhà nước phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của mình xây dựng được môi trường pháp lý ổn định, đồng bộ, bảo vệ người gửi tiền, nghĩa là các điều khoản của Luật, Bộ luật liên quan, cũng như các văn bản pháp quy ngang hoặc dưới luật hiện hành phải đảm bảo số tiền khách hàng gửi vào ngân hàng được bảo toàn và tăng trưởng. Việc ban hành hệ
thống pháp lý đồng bộ, rõ ràng sẽ tạo niềm tin cho dân chúng, đồng thời với những quy định khuyến khích của Nhà nước sẽ tác động trực tiếp đến việc điều
chỉnh quan hệ giữa người tiêu dùng và người tiết kiệm, chuyển một phần tiêu dùng sang đầu tư, chuyển dần cất trữ dưới dạng vàng, ngoại tệ, bất động sản sang đầu tư vào sản xuất, kinh doanh hay gửi tiền vào ngân hàng.
> Về môi trường xã hội.
Đối với nước ta hiện nay, việc huy động vốn của các ngân hàng bị ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý của người dân, đặc biệt thói quen giữ tiền ở nhà, mua vàng tích trữ, dường như với họ như thế an toàn hơn, tiện dụng hơn vì khi nào cần tiền họ sẵn sàng bán đi nhanh chóng còn nếu gửi ngân hàng, thì khi rút ra sẽ không tiện vì một số thủ tục, giấy tờ và không có lợi vì rút trước hạn. Chính vì vậy Nhà nước cần có biện pháp tích cực nhằm khuyến khích động viên
người dân gửi tiền và chi tiêu qua tài khoản mở tại ngân hàng, nên có quyết định bắt buộc các cán bộ thuộc cơ quan Nhà nước phải mở tài khoản và sẽ được trả lương qua tài khoản đó... để có thể thu hút được một lượng lớn vốn nhàn rỗi trong dân cư vào ngân hàng. Bên cạnh đó, Nhà Nước cần có chính sách phát triển kinh tế đúng đắn, từ đó, nâng cao đời sống và thu nhập của người dân để họ có thể tăng tích luỹ và sẽ gửi tiền vào ngân hàng ngày càng nhiều hơn.
Ở các nước đang phát triển như tại Việt Nam thì trong dân cư vẫn luôn tồn tại một lượng tiền rất lớn nhàn rỗi trong dân cư mà chưa được đưa vào phục
vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế. Do vậy, với vai trò điều tiết nền kinh tế của mình thì Chính phủ các quốc gia cần phải có các chính
sách hợp lý để thúc đẩy quá trình huy động vốn của các tổ chức tài chính, đặc biệt là các NHTM.
Ngoài ra, Chính phủ cũng cần phải hoạch định các chính sách phát triển kinh tế một cách linh hoạt và phù hợp với sự phát triển của thị trường. Đặc biệt,
cần có kế hoạch xây dựng và phát triển kinh tế dài hạn, đề ra các mục tiêu cụ thể ở từng thời kỳ khác nhau, tiếp tục thực hiện tái cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng thương mại. Đây là điều tất yếu, nếu chúng ta muốn hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, vì chỉ khi đó mới có thể nâng cao chất lượng hoạt động của hệ
thống Ngân hàng, từ đó có thể cạnh tranh trên thế giới và đứng vững. Do vậy, trong những năm tới, ngoài việc cổ phần hoá các Ngân hàng Thương mại Quốc
doanh, thì cũng cần có chiến lược tái cơ cấu lại cho phù hợp với sự phát triển. Đồng thời cần xây dựng môi trường kinh pháp lư một cách hoàn thiện, các quy
định cụ thể về hoạt động của các Ngân hàng thương mại trong cũng như ngoài quốc doanh. Tăng cường công tác giám sát thanh tra kiểm tra hoạt động của các ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở phân tích. đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân trong thời gian vừa qua, bám sát với định huớng Chiến luợc phát triển chung của toàn Ngân hàng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020, đồng thời dựa trên các đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn tại VCB Thanh Xuân. Luận văn đã đề xuất 2 nhóm giải pháp chính:
- Nhóm các giải pháp định huớng, kế hoạch phát triển nguồn vốn phù hợp: nhu việc phát triển có cơ cấu nguồn vốn huy động phù hợp hiệu quả, đa dạng hóa, nâng cao chất luợng sản phẩm dịch vụ, tăng cuờng đầu tu nâng cao năng lực vận hành của hạ tầng công nghệ, nâng cao năng lực quản trị vốn, chất luợng nguồn nhân lực....
- Nhóm các giải pháp hỗ trợ nhu tăng cuờng quảng bá hình ảnh, uy tín và thuơng hiệu của ngân hàng, nâng cao chất luợng của công tác Marketing.
Để các giải pháp có tính khả thi cao hơn, Luận văn cũng đã đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ, NHNN nhằm tạo khung pháp lý và môi truờng kinh doanh thông thoáng, là cơ sở đẩy mạnh hoạt động huy động vốn ngày càng hiệu quả, bền vững.
KẾT LUẬN
Huy động vốn luôn là nghiệp vụ cơ bản, truyền thống và là nền tảng cho mọi hoạt động của ngân hàng thuơng mại. Do vậy, các ngân hàng luôn đặc biệt chú trọng đến hiệu quả của hoạt động huy động vốn. Tuy nhiên, ở từng thời kỳ với sự biến động của nền kinh tế thì hiệu quả huy động vốn đạt đuợc ở những mức độ khác nhau, ảnh huởng bởi những yếu tố khác nhau.
Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, khi mà cuôc khủng hoảng tài chính thế giới tiếp theo sau cuộc khủng hoảng năm 2008 có nguy cơ tái diễn với mức
độ ảnh huởng lớn hơn nhiều, thì hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thuơng mại phải đối mặt với nhiều khó khăn. VCB Thanh Xuân cũng không nằm ngoài xu thế chung cần tiếp tục quan tâm và chú trọng hơn nữa để nâng cao hiệu quả huy động vốn, mở rộng về qui mô và tạo lập ra một cơ cấu vốn huy động an toàn, phù hợp với nhu cầu và khả năng sử dụng vốn. Nhìn vào thực trạng hoạt động huy động vốn của VCB Thanh Xuân cho ta hình dung phần nào bức tranh về huy động vốn của các ngân hàng thuơng mại hiện nay.
Luận văn đã hệ thống hóa những lý luận về hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thuơng mại, phân tích thực trạng và từ đó đua ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại VCB Thanh Xuân nói riêng và các ngân hàng thuơng mại nói chung. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế đang biến động từng ngày thì còn rất nhiều vấn đề đặt ra cho các nhà quản trị ngân hàng trong công tác huy động vốn mà luận văn chua thể đề cập và cập nhật đầy đủ. Đó chính là một trong những hạn chế của luận văn. Tác giả mong muốn và hy vọng nhận đuợc những phê bình, góp ý của các nhà khoa học, các đồng nghiệp và nguời quan tâm để công trình nghiên cứu của mình đuợc hoàn thiện tốt hơn.
Tác giả xin chân thành cảm sự huớng dẫn, giúp đỡ về mặt khoa học của PGS.TS Phạm Ngọc Phong, cảm ơn Khoa Sau đại học, các thầy cô giáo
của Học Viện Ngân Hàng về sự giúp đỡ trong quá trình tác giả nghiên cứu học tập tại Học Viện Ngân Hàng, cảm ơn lãnh đạo Ngân hàng TMCP Ngoại Thuơng Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tác giả trong quá trình hoàn thành luận văn này.
1. PGS.TS. Phan Thị Cúc (2009), Quản trị Ngân hàng thương mại,
Nxb Giao thông vận tải.
2. PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn (2010), Quản trị Ngân hàng thương mại hiện đại, Nxb Phương Đông.
3. PGS. TS. Phạm Ngọc Dũng, PGS. TS. Đinh Xuân Hạng (2011),
Giáo trình tài chính-tiền tệ, Nxb Tài chính.
4. PGS. TS. Nguyễn Minh Kiều (2012), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại hiện đại, Nxb Lao động xã hội.
5. PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi (2008), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê.
6. PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài (2010), Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân.
7. TS. Trương Quang Thông (2010), Quản trị Ngân hàng thương mại,
Nxb Tài chính.
8. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng, Nxb Thống kê.
9. Công ty TNHH chứng khoán Vietcombank (2012), Báo cáo đánh giá một số tổ chức tín dụng, Hà Nội.
10. TS. Hoàng Công Gia Khánh, Ths. Đặng Hoàng Xuân Huy (2013), “Đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí công nghệ ngân hàng, (86)
11. TS. Nguyễn Thị Kim Thanh, "Một số giải pháp chính sách của ngân hàng Nhà nước năm 2012", Tạp chí Chứng khoán Việt Nam, (162)
12. Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các Tổ chức tín dụng. 13. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh
http://www.sbv. gov.vn http: //www.vcbs.com.vn