ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN

Một phần của tài liệu 0399 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại NH liên doanh việt nga chi nhánh hải phòng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 84)

NGÂN

HÀNG LIÊN DOANH VIỆT NGA CHI NHÁNH HẢI PHÒNG 2.3.1. Kết quả đạt được

Sau gần 05 năm hoạt động, hoạt động TDDN tại VRB Hải Phòng đã đạt được một số kết quả nhất định:

VRB Hải Phòng đã dần tạo được uy tín và có quan hệ thường xuyên với khoảng 30 khách hàng doanh nghiệp, tổng hạn mức tín dụng đã cấp cho các doanh nghiệp đến hết 30/06/2015 là 270 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng của KHDN đến hết 30/06/2015 là 169 tỷ đồng.

Mặc dù để phát sinh nợ xấu của 04 Doanh nghiệp kinh doanh thương mại sắt thép nhưng Chi nhánh đã xử lý được rủi ro bằng quỹ dự phòng.

VRB Hải Phòng đã xây dựng được Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2014 - 2016 và đang từng bước thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung.

Chi nhánh đã tách biệt được chức năng của Phòng QHKH và Phòng Quản lý rủi ro. Điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của Chi nhánh nói chung và chất lượng TDDN nói riêng

Trong năm 2015, VRB Hải Phòng cũng đã tách biệt được chức năng nhiệm vụ của Phòng QHKH Doanh nghiệp và Phòng QHKH Cá nhân. Khách hàng cá nhân và khách hàng Doanh nghiệp có những đặc điểm đặc thù riêng nên việc phục vụ hai đối tượng này có nhiều điểm khác biệt. Việc tách biệt trên

làm cho dịch vụ của VRB chuyên nghiệp hơn, phục vụ KH tốt hơn, nâng cao hiệu quả hoạt động tìm kiếm khách hàng, đem lại nhiều kinh nghiệm và tăng

Thêm vào đó VRB Hải Phòng cũng đã tuyển dụng được đội ngũ nhân viên trẻ, có kiến thức và đạo đức tốt. Nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất trong mọi hoạt động. Nền tảng đội ngũ nhân viên hiện nay sẽ giúp VRB hoàn thành tốt Đề án tái cơ cấu hoạt động đã đề ra.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế

Bên cạnh các kết quả đã đạt được, công tác phát triển TDDN tại VRB Hải Phòng còn một số hạn chế như sau:

a. Nền khách hàng của Chi nhánh mỏng, tập trung vào một số khách hàng có

dư nợ lớn, quy mô dư nợ TDDN của Chi nhánh còn thấp. Tốc độ phát triển

khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh từ khi thành lập đến nay còn thấp,

nguyên nhân là do:

Thứ nhất, năng lực cạnh tranh của VRB Hải Phòng còn yếu, thể hiện ở các mặt:

V VRB và VRB Hải Phòng là ngân hàng còn khá trẻ, chưa tạo dựng được uy tín và thương hiệu mạnh trên thị trường.

V Lãi suất kém cạnh tranh: Do uy tín chưa cao nên việc huy động vốn của VRB khó khăn, lãi suất huy động cao hơn so với các tổ chức tín dụngkhác

để thu hút khách hàng gửi tiền dẫn đến lãi suất cho vay cao.

V Sản phẩm tín dụng chưa phong phú: Thời gian vừa qua, VRB mới xây dựng được một vài sản phẩm tín dụng dành cho doanh nghiệp như: Chính

sách tín dụng ưu đãi dành cho doanh nghiệp Xuất nhập khẩu, Chính

sách tín

74

chỉ có 06 Chi nhánh với 10 phòng giao dịch, tại Hải Phòng chỉ có 01 điểm giao dịch duy nhất. Do hạn chế về mạng lưới nên bất tiện cho các doanh nghiệp khi thực hiện thanh toán, giao dịch tại VRB.

S Dịch vụ, tiện ích kèm theo chưa đáp ứng được nhu cầu khách hàng: Đến tháng 04/2015 VRB mới cho ra đời dịch vụ Internet Banking dành cho doanh nghiệp trong khi các đối thủ cạnh tranh đã triển khai một thời gian dài trước đó. Kênh thanh toán của VRB cũng gặp nhiều bất lợi do chính sách cấm vận của Mỹ và EU dành cho các Ngân hàng Nga và các ngân hàng con có liên quan. Cũng do cấm vận nên nghiệp vụ mở LC cũng phải thực hiện thông qua BIDV dẫn đến thời gian tác nghiệp kéo dài, gây bất lợi cho doanh nghiệp và không mang lại phí cho VRB.

Thứ hai, công tác tiếp thị khách hàng còn yếu kém. Bên cạnh nguyên nhân khách quan là năng lực cạnh tranh của ngân hàng chưa cao, công tác tổ chức triển khai tiếp thị khách hàng còn bộc lộ nhiều hạn chế:

S Đội ngũ cán bộ QHKH doanh nghiệp còn mỏng: Từ năm 2010 đến hết năm 2014, Phòng QHKH tại VRB Hải Phòng chưa phân tách thành bộ phận QHKH doanh nghiệp và bộ phận QHKH cá nhân riêng biệt. Số lượng cán bộ QHKH chỉ từ 5 đến 8 người thực hiện đầy đủ các khâu từ tiếp thị khách hàng, chuẩn bị hồ sơ, đề xuất cấp tín dụng, giải ngân và thu nợ. Khối lượng công việc quá tải và chưa có sự chuyên môn hóa trong khâu tiếp thị khách hàng doanh nghiệp. Đầu năm 2015, VRB Hải Phòng đã tách biệt chức năng tín dụng doanh nghiệp và tín dụng cá nhân, tuy nhiên số lượng cán bộ phòng QHKH doanh nghiệp còn ít (04 cán bộ), hầu hết là cán bộ trẻ mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm và quan hệ xã hội.

S Chưa có kế hoạch tiếp thị cụ thể: Mặc dù Chi nhánh đã giao chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh tới từng cán bộ QHKH tuy nhiên chưa xác định được danh sách khách hàng mục tiêu và xây dựng kế hoạch tiếp thị cụ thể đến từng

ngày, từng tuần và từng tháng, đồng thời chưa có sự giám sát chặt chẽ và đôn đốc cán bộ thực hiện kế hoạch đã đặt ra.

Thứ ba, thời gian phê duyệt tín dụng kéo dài: Hầu hết các khoản cấp tín dụng tại Chi nhánh vượt quá 15 tỷ đồng đều phải phê duyệt bởi Hội sở chính. Như đã trình bày tại phần đặc điểm của Ngân hàng hàng Liên doanh Việt Nga, do là ngân hàng liên doanh có phần vốn góp của Việt Nam và Liên Bang Nga, bộ máy lãnh đạo bao gồm cả người Việt và người nước ngoài nên ngôn ngữ trình bày văn bản là song ngữ Anh - Việt. Mặt khác do khác biệt về văn hóa kinh doanh và khoảng cách địa lý giữa Nga và Việt Nam nên việc phê duyệt cấp tín dụng nhiều khi bị kéo dài. Đây là yếu tố bất lợi ảnh hưởng tới tính cạnh tranh của ngân hàng.

Thứ tư, chính sách chăm sóc khách hàng của VRB còn yếu, chưa kịp thời chăm sóc khách hàng vào những dịp Lễ, Tết, ngày thành lập Doanh nghiệp, ngày sinh nhật của Giám đốc, người có thẩm quyền ra quyết định sử dụng dịch vụ Ngân hàng của DN. Điều này làm giảm mối quan tâm của các DN đối với Ngân hàng.

b. Cơ cấu danh mục TDDN chưa phân bổ hợp lý

Dư nợ tập trung vào một số khách hàng có dư nợ lớn và một số ngành như Xây dựng, vận tải kho bãi, thương mại. Dư nợ tín dụng trung dài hạn và dư nợ cho vay bằng USD còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu dư nợ của Chi nhánh. VRB Hải Phòng cũng chưa tận dụng được lợi thế nguồn vốn USD của ngân hàng. Nguyên nhân của tình trạng trên là do:

Thứ nhất, Chi nhánh chưa tiếp cận và tiếp thị thành công được nhiều khách hàng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và các khách hàng có nhu cầu vay vốn USD như: Doanh nhiệp kinh doanh xuất - nhập khẩu, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

76

dự án đầu tư trung dài hạn.

Thứ ba, công tác quản lý danh mục tín dụng tại Chi nhánh chưa được chú trọng đúng mức.

c. Số dư cam kết ngoại bảng như bảo lãnh, L/C còn thấp

Nguyên nhân do Chi nhánh chưa thực sự chú trọng phát triển, tiếp thị khách hàng tiềm năng, chưa khai thác các khách hàng hiện hữu để tiếp thị thêm các sản phẩm khác của Ngân hàng.

d. Chất lượng danh mục TDDN còn thấp

Trong thời gian qua Chi nhánh đã để phát sinh nợ xấu ở nhóm khách hàng kinh doanh thương mại sắt thép. Nguyên nhân một phần là do khó khăn chung của nền kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Nguyên nhân chủ quan là do Chi nhánh đã quản lý khách hàng vay và quản lý TSĐB không tốt, dẫn đến thất thoát TSĐB là hàng tồn kho luân chuyển.

e. Hiệu quả kinh tế từ TDDN tại Chi nhánh còn thấp Nguyên nhân là do:

Thứ nhất, chi phí huy động vốn của VRB cao so với thị trường, trong khi đó lãi suất cho vay (đặc biệt là lãi suất cho vay áp dụng đối với các khách hàng có dư nợ lớn) phải giữ ở mức thấp để cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác.

Thứ hai, chất lượng phục vụ và các dịch vụ đi kèm chưa đủ tốt để có thể đàm phán với khách hàng về mức lãi suất cao.

f. Các văn bản pháp lý về hoạt động tín dụng DN nói riêng khá đầy đủ và hệ

thống do có sự tham khảo của Ngân hàng BIDV. Tuy nhiên, việc áp

dụng các

quy trình, chính sách của một Ngân hàng lớn như BIDV vào một ngân hàng

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 của Luận văn đã tập trung nghiên cứu sâu về thực trạng và hiệu

quả của hoạt động TDDN tại Ngân hàng Liên doanh Việt Nga - Chi nhánh Hải Phòng trong giai đoạn từ 2012 đến 30/06/2015. Sau gần 05 năm hoạt động VRB

Hải Phòng đã dần tạo được uy tín và có quan hệ thường xuyên với khoảng 30 khách hàng doanh nghiệp, tổng hạn mức tín dụng đã cấp cho các doanh nghiệp đến hết 30/06/2015 là 270 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng của KHDN đến hết 30/06/2015 là 169 tỷ đồng; bên cạnh việc xây dựng đội ngũ nhân viên trẻ, có kiến thức và đạo đức tốt, Chi nhánh đã tách biệt được chức năng của Phòng QHKH và Phòng Quản lý rủi ro, tách biệt được chức năng nhiệm vụ của Phòng

QHKH Doanh nghiệp và Phòng QHKH Cá nhân; Xây dựng và từng bước thực hiện Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2014-2016.

Thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu về hiệu quả của hoạt động TDDNcó thể thấy hoạt động TDDN của Chi nhánh vẫn còn một số vấn đề tồn tại như: Sức cạnh tranh của VRB Hải Phòng thấp, công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng còn yếu kém; Nền khách hàng của Chi nhánh mỏng, tập trung vào một số khách hàng có dư nợ lớn; Quy mô dư nợ TDDN của Chi nhánhnhỏ; Cơ cấu danh mục TDDN chưa phân bổ hợp lý; Tốc độ phát triển khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh từ khi thành lập đến nay còn thấp;Số dư cam kết ngoại bảng như bảo lãnh, L/C thấp; Chất lượng danh mục TDDN thấp; Hiệu quả kinh tế từ TDDN tại Chi nhánh thấp; Việc áp dụng các quy trình, chính sách của Ngân hàng mẹ BIDV vào VRB đôi khi chưa hợp lý, thời gian phê duyệt tín dụng kéo dài.

Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động TDDN tại VRB Chi nhánh Hải Phòng, trong Chương 3 tác giả đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và kiến

78

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG

DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT NGA CHI NHÁNH HẢI PHÒNG

3.1. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG

DOANH

NGHIỆP TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA NGÂN HÀNG LIÊN DOANH

VIỆT NGA CHI NHÁNH HẢI PHÒNG

3.1.1. Một số dự báo tình hình kinh tế xã hội thời gian tới

a. Kinh tế thế giới

Năm 2016 nền kinh tế thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng khả quan hơn năm 2015. Ngân hàng đầu tư Mỹ Goldman Sach dự báo rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ tăng từ 3,1% lên 3,5% vào năm 2016 do sự ổn định của các nền kinh tế mới nổi và sự đi lên nhỏ của Nhật Bản và Châu Âu. Trong khi mức dự báo của OECD là 3,8%, IMF 3,6%, theo khảo sát các chuyên gia của Bloomberg là 3,4%, WB là 3,3% (Dựa trên sự kiện mở âu thuyền thứ ba của kênh đào Panama, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của mười hai nước chiếm tới 40% GDP toàn cầu đã được ký kết,... Mỹ sẽ tăng trưởng chậm lại 2,3% so với mức 2,5% năm 2015. Kinh tế Trung Quốc cũng được cho là tăng trưởng chậm lại ở mức 6,3% so với mức 6,8% trong năm nay.

Trung Quốc được dự đoán sẽ phá giá đồng nhân dân tệ một lần nữa vào 2016 để hỗ trợ xuất khẩu của họ. Điều này tiếp tục làm giảm sức cạnh tranh của hàng Việt trên chính thị trường nội địa. Đồng thời xuất khẩu sang Trung Quốc của chúng ta cũng gặp bất lợi, bất lợi nhiều nhất là nhóm mặt hàng có tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc lớn như sản phẩm tiêu dùng, sắt thép, phân bón và nhóm hàng nông lâm thủy sản, khoáng sản, cao su; khi các nước xuất

cạnh tranh trực tiếp cũng sẽ giảm giá đồng tiền để cạnh tranh. b. Kinh tế Việt Nam

Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2015 ước đạt trên 6,5%. GDP bình quân đầu người 2.228 USD cao nhất trong 5 năm qua. Quy mô và tiềm lực của nền kinh tế tiếp tục tăng, tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm mạnh từ mức 18,13% năm 2011 xuống còn khoảng 2% vào năm 2015 - mức thấp nhất trong 15 năm qua.

Dựa vào kết quả tăng trưởng của nền kinh tế trong giai đoạn 2011-2015, kết quả ấn tượng từ tái cơ cấu nền kinh tế, thu ngân sách nhà nước, thu hút vốn FDI, cơ hội từ việc gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP),.. .và sự đánh giá cao của các tổ chức, chuyên gia quốc tế, có khá nhiều dự báo lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2016 như:

Mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Bộ kế hoạch đầu tư là 6,7%, của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia là 6,5-6,7%. Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội dự báo là 6,7 - 7,1%, dự báo của Ngân hàng thế giới là 6,3%, của Ngân hàng ADB là 6,6% và của Ngân hàng ANZ là 6,9%.

Một số chỉ tiêu chủ yếu được đưa ra trong Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016: Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; Tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu dưới 5%; Tốc độ tăng giá tiêu dùng dưới 5%; Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 31% GDP,...

Dù có nhiều nhận định lạc quan về triển vọng tăng trưởng song phải thừa nhận rằng kinh tế nước ta vẫn còn không ít thách thức. Sự tăng trưởng chậm lại của các nền kinh tế lớn kể trên sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam bởi đây đều là những thị trường xuất khẩu chính của nước ta. Bên cạnh đó ,kinh tế Việt Nam phục hồi chậm, phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố bên ngoài, tăng trưởng dựa trên tài nguyên, khai khoáng nên không thực sự bền vững. Năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Xuất khẩu của

STT Chỉ tiêu 2015 2016 1 Dư nợ 410.00 0 450.00 0 2 Dư nợ TDDN 339.00 0 350.00 0 80

khu vực kinh tế trong nước chưa thực sự đa dạng, xuất khẩu nông sản còn nhiều khó khăn, liên kết giữa DN FDI và DN trong nước còn hạn chế, cải cách cơ cấu kinh tế diễn ra chậm chạp, chưa tận dụng được tiềm năng của thị trường tiêu thụ nội địa.

Mặt khác, các DN Việt Nam cũng chịu các tác động mạnh mẽ của TPP như:

- Nhập khẩu gia tăng trong khi xuất khẩu có xu hướng giảm.

- Việc tham gia TPP đòi hỏi các nước tham gia phải cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan.Vì vậy muốn tồn tại, các DN cần tăng khả

năng cạnh

tranh thông qua việc cải tiến công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động. - Việt Nam sẽ không còn khả năng duy trì lợi thế về lao động giá rẻ trong khi nhu cầu về lao động có kỹ năng tăng lên.

- Với những ưu đãi khi gia nhập TPP, các nước trong khối sẽ tăng cường đầu tư trực tiếp vào Việt Nam thông qua việc thành lập DN mới, góp vốn,

mua lại,...

- Các ngành chăn nuôi, lâm nghiệp, sản phẩm gỗ, khai khoáng, công

Một phần của tài liệu 0399 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại NH liên doanh việt nga chi nhánh hải phòng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w