Thứ nhất, để tránh ảnh hưởng chính trị của Liên Bang Nga. VTB có thể xem
xét nhượng lại một phần vốn cho một đối tác thứ ba để giảm tỷ lệ vốn góp của VTB tại VRB xuống dưới 50%. Khi đó VRB sẽ không còn là đối tượng cấm vận
của Mỹ và EU, hoạt động thanh toán quốc tế sẽ được khơi thông. Việt Nga sẽ vừa
phục vụ DN tốt hơn lại vừa có thu nhập, đồng thời đẩy mạnh được hoạt động tài
trợ thương mại.
Thứ hai, Hội sở chính cần đa dạng hoá sản phẩm tín dụng dành cho doanh nghiệp,... Đưa ra các sản phẩm tiền vay hấp dẫn kịp thời và liên tục để cạnh tranh với các ngân hàng khác. Do trong giấy phép thành lập của VRB không có hoạt động bao thanh toán và ủy thác xuất nhập khẩu. VRB cũng nên xem xét xin phép Ngân hàng nhà nước cho làm các dịch vụ này để đáp ứng nhu cầu của DN.
Thứ ba, hỗ trợ nguồn vốn và hoạt động phát triển tín dụng mới tại Chi nhánh thông qua việc áp dụng lãi suất FTP đối với Chi nhánh trong thời gian tái cơ cấu cụ thể như sau:
+ Đối với nguồn vốn điều chuyển để cho vay trung dài hạn VND tại Chi nhánh sẽ áp dụng mức lãi suất bán nguồn của kỳ hạn từ 3 - 6 tháng.
+ Hỗ trợ lãi suất điều chuyển nguồn vốn với dư nợ là USD ở mức 0,5 - 1% đảm bảo sức cạnh tranh của Chi nhánh với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn Hải Phòng.
nhánh để đánh giá và có hỗ trợ các Chi nhánh kịp thời.
Thứ sáu, hỗ trợ Chi nhánh trong việc đào tạo nâng cao kỹ năng bán hàng, chăm sóc khách hàng, thẩm định dự án cho vay, quản lý rủi ro, quản trị trước và sau khi cho vay.
Thứ bảy, tham gia xem xét, rà soát và xây dựng các phương án xử lý nợ xấu mà Chi nhánh đã được phê duyệt. Đánh giá, phê duyệt cho Chi nhánh thực hiện phương án miễn giảm lãi cho khách hàng
Thứ tám, hỗ trợ Chi nhánh trong việc thẩm định các vấn đề pháp lý phát sinh theo yêu cầu của Chi nhánh.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 của Luận văn đã đưa ra một số dự báo khả quan về tình hình kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam và những tác động của kinh tế thế giới đến Việt Nam trong năm 2016 điển hình là tăng trưởng kinh tế thế giới khoảng 3,5%, tăng trưởng kinh tế Việt Nam khoảng 6,5%. Đồng thời chương này cũng đề cập tới chủ trương của nước ta trong điều hành kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ 2016 với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho DN.
Dựa trên những hạn chế và tồn tại trong hoạt động TDDN của VRB Hải Phòng; dựa trên các dự báo đưa ra; dựa trên chủ trương hoạt động của VRB 2016, Chương 3 của Luận văn đã đưa ra các giải pháp mang tính ứng dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động TDDN tại Chi nhánh như: Nhóm giải pháp phát triển nền KHDN (trong đó nổi bật là đẩy mạnh tìm kiếm các KHDN mục tiêu phù hợp với lợi thế của thành phố cảng, phù hợp với lợi thế nguồn USD của VRB; áp dụng các biện pháp mới trong việc tiếp cận DN; giao chỉ tiêu rõ ràng cho cán bộ QHKH DN, đôn đốc, theo dõi sát sao tiến độ thực hiện; cập nhật phương thức chăm sóc KH cho phù hợp) đồng thời nâng cao năng lực điều hành,
93
Để các giải pháp trên được triển khai một cách hiệu quả trong Chương 3 tác giả cũng đưa ra một số Kiến nghị đối với Chính phủ, đối với Ngân hàng Nhà nước để tạo hành lang pháp lý đầy đủ, tạo môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi cho các DN, VRB Hải Phòng nói riêng và các NHTM nói chung hoạt động. Đặc biệt là các Kiến nghị đối với VRB rất cụ thể, thiết thực, gắn liền với các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TDDN của Ngân hàng Liên doanh Việt Nga Chi nhánh Hải Phòng.
KẾT LUẬN
Hiệu quả hoạt động là yếu tố then chốt quyết định sự tồn tại và phát triển của bất kỳ một tổ chức nào. Điều này càng quan trọng hơn với hoạt động tín dụng DN trong Ngân hàng thương mại, bởi hiệu quả hoạt động tín dụng DN ảnh hưởng không chỉ tới bản thân Ngân hàng, tới DN vay vốn mà còn tác động tới toàn bộ nền kinh tế, từ đó tác động đến mọi cá nhân trong xã hội. Đây là mối quan hệ hai chiều có tác động qua lại. Khi tín dụng DN tăng trưởng bền vững nghĩa là Ngân hàng cung ứng đủ vốn cho các DN có thực lực, bản thân Ngân hàng tăng lợi nhuận, DN có vốn sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người dân, kinh tế tăng trưởng bền vững, an sinh xã hội được nâng cao, mọi cá nhân trong xã hội được hưởng lợi và ngược lại khi tín dụng bị đe dọa bởi nợ xấu dẫn đến Ngân hàng cạn vốn, không mở rộng được cho vay, DN khó tiếp cận nguồn vốn, sản xuất bị đình trệ và nền kinh tế suy thoái, thất nghiệp tăng cao.
Nếu xét riêng đối với NHTM - chủ thể kinh doanh tiền tệ vì mục tiêu lợi nhuận thì hoạt động tín dụng DN là hoạt động truyền thống, thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản, đem lại nguồn thu chủ yếu, chứa đựng nhiều rủi ro. Do đó hiệu quả hoạt động tín dụng DN luôn là mối quan tâm hàng đầu. Vấn đề này không mới nhưng chưa bao giờ là cũ đối với các Ngân hàng.
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, Luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:
Tìm hiểu các lý luận về hoạt động tín dụng, hoạt động TDDN, hiệu quả hoạt động tín dụng DN trong Ngân hàng thương mại.
Thông qua việc ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn, tác giả đã tính toán được
95
đó đưa ra đánh giá khách quan nhất về thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng tại
VRB Hải Phòng bao gồm các chỉ tiêu định lượng và định tính.
Trên cơ sở hoạt động tín dụng của VRB Hải Phòng thời gian qua, Luận văn đã đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng DN tại VRB Hải Phòng.
Do thời gian và khả năng nghiên cứu còn hạn chế, Luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Vì vậy tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học, các nhà ngân hàng, đội ngũ nhân sự tại VRB Chi nhánh Hải Phòng và tất cả những ai quan tâm tới đề tài này để Luận văn được tiếp tục hoàn thiện.
Trong quá trình nghiên cứu Luận văn, tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn khoa học, tận tình của Tiến sĩ Phạm Hoài Bắc, cảm ơn các thầy cô trường Học viện Ngân hàng, các anh, chị trong VRB Hải Phòng đã giúp đỡ tác giả hoàn thành Luận văn này.
1. Báo cáo kết quả hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng, hoạt động tín
dụng DN, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tài sản đảm
bảo DN
của VRB Hải Phòng từ 2012 đến 30/06/2015.
2. Báo Lao động (2015), “Sau 15 năm Việt Nam quyết thành trung tâm chế biến, chế tạo của thế giới”, www.laodong.com.vn
3. Nguyễn Thị Duyên (2014), “Bài toán phát triển nguồn nhân lực cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa”, www. Tapchitaichinhvn
4. Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống
kê, Hà Nội.
5. Hiệp hội DN TP. Hồ Chí Minh (2014), “96% Doanh nghiệp Việt có quy mô nhỏ và siêu nhỏ”, www. h iephoidoanhnghiep.vn
6. Đàm Hoa (2015), “Kinh tế thế giới 2016: Tạm ổn”, Tạp chí nhịp cầu đầu tư
7. Phó thống đốc Nguyễn Thị Hồng, “Nhiều Doanh nhân đã bán USD cho Ngân hàng”, sbvamc.com.vn
8. Tô Ngọc Hưng (2014), Giáo trình tín dụng Ngân hàng, Nhà xuất bản lao
động - xã hội, Hà Nội.
9. Tô Ngọc Hưng (2015), tài liệu môn học Phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại
10.Châu Đình Linh (2015), “Bức tranh toàn diện về xử lý nợ xấu ngân 14.Sông Thu (2015), “Doanh nghiệp Hải Phòng: Chủ động tăng sức mạnh
nội tại”, Báo Công Thương điện tử
15.Huyền Thư (2013), “5 năm dư chấn khủng hoảng tài chính thế giới tại Việt Nam”, Vnexpress.net
16.Đoàn Trần (2015), “Phá giá nhân dân tệ và nguy cơ ngập tràn hàng Trung
Quốc”, Vneconomy
17.Nguyễn Thị Ưng (2015), “Trưởng vọng tăng trưởng kinh tế 2016 và một số kiến nghị”, WWW. Tapchitaichinhvn