Một số dự báo tình hình kinh tế xã hội thời gian tới

Một phần của tài liệu 0399 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại NH liên doanh việt nga chi nhánh hải phòng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 90 - 92)

a. Kinh tế thế giới

Năm 2016 nền kinh tế thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng khả quan hơn năm 2015. Ngân hàng đầu tư Mỹ Goldman Sach dự báo rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ tăng từ 3,1% lên 3,5% vào năm 2016 do sự ổn định của các nền kinh tế mới nổi và sự đi lên nhỏ của Nhật Bản và Châu Âu. Trong khi mức dự báo của OECD là 3,8%, IMF 3,6%, theo khảo sát các chuyên gia của Bloomberg là 3,4%, WB là 3,3% (Dựa trên sự kiện mở âu thuyền thứ ba của kênh đào Panama, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của mười hai nước chiếm tới 40% GDP toàn cầu đã được ký kết,... Mỹ sẽ tăng trưởng chậm lại 2,3% so với mức 2,5% năm 2015. Kinh tế Trung Quốc cũng được cho là tăng trưởng chậm lại ở mức 6,3% so với mức 6,8% trong năm nay.

Trung Quốc được dự đoán sẽ phá giá đồng nhân dân tệ một lần nữa vào 2016 để hỗ trợ xuất khẩu của họ. Điều này tiếp tục làm giảm sức cạnh tranh của hàng Việt trên chính thị trường nội địa. Đồng thời xuất khẩu sang Trung Quốc của chúng ta cũng gặp bất lợi, bất lợi nhiều nhất là nhóm mặt hàng có tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc lớn như sản phẩm tiêu dùng, sắt thép, phân bón và nhóm hàng nông lâm thủy sản, khoáng sản, cao su; khi các nước xuất

cạnh tranh trực tiếp cũng sẽ giảm giá đồng tiền để cạnh tranh. b. Kinh tế Việt Nam

Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2015 ước đạt trên 6,5%. GDP bình quân đầu người 2.228 USD cao nhất trong 5 năm qua. Quy mô và tiềm lực của nền kinh tế tiếp tục tăng, tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm mạnh từ mức 18,13% năm 2011 xuống còn khoảng 2% vào năm 2015 - mức thấp nhất trong 15 năm qua.

Dựa vào kết quả tăng trưởng của nền kinh tế trong giai đoạn 2011-2015, kết quả ấn tượng từ tái cơ cấu nền kinh tế, thu ngân sách nhà nước, thu hút vốn FDI, cơ hội từ việc gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP),.. .và sự đánh giá cao của các tổ chức, chuyên gia quốc tế, có khá nhiều dự báo lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2016 như:

Mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Bộ kế hoạch đầu tư là 6,7%, của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia là 6,5-6,7%. Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội dự báo là 6,7 - 7,1%, dự báo của Ngân hàng thế giới là 6,3%, của Ngân hàng ADB là 6,6% và của Ngân hàng ANZ là 6,9%.

Một số chỉ tiêu chủ yếu được đưa ra trong Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016: Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; Tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu dưới 5%; Tốc độ tăng giá tiêu dùng dưới 5%; Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 31% GDP,...

Dù có nhiều nhận định lạc quan về triển vọng tăng trưởng song phải thừa nhận rằng kinh tế nước ta vẫn còn không ít thách thức. Sự tăng trưởng chậm lại của các nền kinh tế lớn kể trên sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam bởi đây đều là những thị trường xuất khẩu chính của nước ta. Bên cạnh đó ,kinh tế Việt Nam phục hồi chậm, phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố bên ngoài, tăng trưởng dựa trên tài nguyên, khai khoáng nên không thực sự bền vững. Năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Xuất khẩu của

STT Chỉ tiêu 2015 2016 1 Dư nợ 410.00 0 450.00 0 2 Dư nợ TDDN 339.00 0 350.00 0 80

khu vực kinh tế trong nước chưa thực sự đa dạng, xuất khẩu nông sản còn nhiều khó khăn, liên kết giữa DN FDI và DN trong nước còn hạn chế, cải cách cơ cấu kinh tế diễn ra chậm chạp, chưa tận dụng được tiềm năng của thị trường tiêu thụ nội địa.

Mặt khác, các DN Việt Nam cũng chịu các tác động mạnh mẽ của TPP như:

- Nhập khẩu gia tăng trong khi xuất khẩu có xu hướng giảm.

- Việc tham gia TPP đòi hỏi các nước tham gia phải cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan.Vì vậy muốn tồn tại, các DN cần tăng khả

năng cạnh

tranh thông qua việc cải tiến công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động. - Việt Nam sẽ không còn khả năng duy trì lợi thế về lao động giá rẻ trong khi nhu cầu về lao động có kỹ năng tăng lên.

- Với những ưu đãi khi gia nhập TPP, các nước trong khối sẽ tăng cường đầu tư trực tiếp vào Việt Nam thông qua việc thành lập DN mới, góp vốn,

mua lại,...

- Các ngành chăn nuôi, lâm nghiệp, sản phẩm gỗ, khai khoáng, công nghiệp,... sẽ gặp bất lợi. Những ngành như dệt may, thủy sản, nông

sản,... sẽ

được hưởng lợi sau TPP.

Dựa trên dự báo trên các Ngân hàng sẽ đưa ra phương án kinh doanh cụ thể cho năm 2016.

3.1.2. Định hướng, mục tiêu của Ngân hàng liên doanh Việt Nga Chinhánh Hải Phòng về nâng cao hiệu quả tín dụng Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 0399 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại NH liên doanh việt nga chi nhánh hải phòng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w