Xu hướng phát triển của doanh nghiệp lớn ở Việt Nam

Một phần của tài liệu 0309 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại NH công thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 76 - 78)

Xu hướng thành lập các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam hiện đang là hệ quả tất yếu của chính sách đa dạng hóa nền kinh tế, tạo lập ở mức cao nhất quyền tự chủ trong liên kết sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp. Nếu như mô hình tổng công ty phát triển mạnh vào đầu những năm 90 hiện đã bộc lộ nhiều hạn chế cần được cải cách đổi mới bằng một mô hình mới, đáp ứng yêu cầu của tiến trình hội

nhập và phát triển của nền kinh tế, thì có thể coi Tập đoàn kinh tế chính là mô hình phù hợp nhất để nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp và cho cả nền kinh tế. Và thực tế cho thấy hoạt động của các tập đoàn như Tập đoàn Bưu chính viễn thông, Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Dầu khí... đã có tác động rất hiệu quả đến sự phát triển chung của nền kinh tế, góp phần tăng thu nhập quốc dân.

Đối với các Tổng Công ty lớn, Nhà nước đã có chủ trương xóa xây dựng theo mô hình tập đoàn kinh tế dựa trên môi quan hệ then chốt Công ty mẹ-Công ty con. Đó đang được coi là một giải pháp tốt.

Xu hướng tăng tích tụ và tập trung của các doanh nghiệp hình thành các doanh nghiệp quy mô lớn để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh. Trước ngưỡng cửa của hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn tồn tại và phát triển phải tập trung lực lượng, tăng cường nguồn lực vật chất để nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế. Đây cũng là một xu hướng tất yếu khi gia nhập WTO, là một cơ hội lớn mà các doanh nghiệp phải tận dụng.

Xu hướng sáp nhập, mua bán lại doanh nghiệp cũng được diễn ra mạnh mẽ vì đây cũng là kết quả của quá trình sắp xếp, đổi mới hoạt động của các DNNN trong điều kiện mới. Đồng thời, khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguy cơ phá sản càng cao và phá sản sẽ được hạn chế bằng hình thức mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Thông qua hình thức này, các nguồn lực được huy động mạnh mẽ vào sản xuất, quy mô hoạt động của doanh nghiệp được củng cố và phát triển, tạo đà cho việc thực hiện các liên kết kinh tế để hình thành các doanh nghiệp lớn. Đây là con đường ngắn nhất để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

Xu hướng phát triển vốn đầu tư nước ngoài. Với tinh thần chủ động thích ứng khi gia nhập WTO, đây chính là bệ phóng quan trọng giúp Việt Nam vào đúng quỹ đạo phát triển. Uy tín thương hiệu của Việt Nam được củng cố trong sự nhìn nhận và lựa chọn của thế giới, là quốc gia có môi trường thương mại và kinh doanh hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này thể hiện ở sự thu hút FDI đạt mức kỷ lục. FDI 8 tháng năm 2008 đạt 47,2 tỷ USD, vượt 122% so với mức 21,3 tỷ USD của năm 2007 bằng hơn 80% tổng nguồn vốn FDI đăng ký từ 1988-2005. Thực tế cho thấy, Việt Nam đang và sẽ thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài.

Với các xu hướng trên, số lượng các DNL ngày càng gia tăng, nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp cũng ngày càng lớn.

Một phần của tài liệu 0309 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại NH công thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w