Các tiêu chí đánh giá chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 0313 giải pháp nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại trung tâm tín dụng NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 26 - 30)

1.2.3.1. Chất lượng nguồn thông tin

Nguồn thơng tin đầu vào là cơ sở cho q trình XHTD doanh nghiệp, tuỳ theo mục tiêu phân tích của các cơ quan xếp hạng mà lượng thông tin đầu vào cần phải thu thập nhiều hay ít. u cầu của việc thu thập thơng tin đầu vào cho quá trình XHTD doanh nghiệp là thơng tin phải trung thực và tin cậy, vì nếu có sai sót ngay từ thơng tin đầu vào thì dù việc phân tích có chuẩn xác đến đâu cũng đưa ra kết quả sai lệch nghiêm trọng. Nguồn thông tin đầu vào của việc XHTD doanh

18

nghiệp có ở rất nhiều nơi, nằm rải rác ở các cơ quan đơn vị khác nhau. Để đảm bảo tính chính xác cao thì các cơ quan xếp hạng nên thu thập từ các NHTM, các cơ quan của Chính phủ và cơ quan thơng tin khác được phép thu thập thơng tin.

1.2.3.2. Sự hợp lý của quy trình

Như đã trình bày ở trên, các cơ quan xếp hạng tín dụng thường tiến hành việc XHTD qua 5 bước. Sự hợp lý của quy trình là một trong những tiêu thức để đánh giá chất lượng XHTD doanh nghiệp, sự hợp lý của quy trình được thể hiện ở sự hợp lý, đúng đắn ở từng bước của quy trình:

Bước 1: Thu thập tài liệu và xử lý số liệu, đây là bước quan trọng, ảnh

hưởng rất lớn đến chất lượng xếp hạng. Tài liệu thu thập phải đầy đủ, không mâu thuẫn giữa các số liệu thu thập. Tài liệu và số liệu phải được sưu tầm qua các năm hoạt động và các số liệu kế hoạch dự kiến để làm cơ sở cho việc so sánh, đánh giá phân tích.

Bước 2: Xây dựng các biểu bảng, các chỉ tiêu kinh tế phản ánh tình hình

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở các tài liệu và số liệu thu thập, xây dựng các bảng biểu, đồ thị, xác định các chỉ tiêu kinh tế để nêu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Bước 3: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng hoạt động doanh

nghiệp, thực chất ở bước này là phân tích nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, trong bước này phải sử dụng phương pháp thích hợp để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng nghiên cứu.

Bước 4: Tổng hợp kết quả phân tích, đưa ra các kết luận đánh giá thực trạng

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu như ở các bước trên đưa ra các đánh giá cục bộ từng hoạt động hoặc từng khía cạnh khác nhau của q trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như tình hình doanh thu, lợi nhuận, tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm, tình hình sử dụng vốn thì ở bước này tổng hợp các kết quả lại để đưa ra nhận định chung, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm thế mạnh, tồn tại và tiềm năng của doanh nghiệp chưa được khai thác hết.

19

Bước 5: Xây dựng định hướng và đưa ra các giải pháp cụ thể, trên cơ sở

những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp, đề ra những giải pháp khắc phục điểm yếu và phát huy thế mạnh, xây dựng định hướng phát triển trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

1.2.3.3. Sự hợp lý của việc lựa chọn các chỉ tiêu xếp hạng

Chất lượng của việc XHTD doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào việc lựa chọn các chỉ tiêu xếp hạng của cơ quan XHTD doanh nghiệp. Tuỳ từng mục đích xếp hạng mà các chủ thể xếp hạng lựa chọn các chỉ tiêu khác nhau. Thường được chia ra hai loại đó là các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính.

Đối với các chỉ tiêu tài chính: Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là

q trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính hiện tại với q khứ. Thơng qua việc phân tích tình hình tài chính có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai và triển vọng phát triển của doanh nghiệp.

Tuỳ theo mục tiêu phân tích tài chính mà nhà phân tích chú trọng nhiều hơn tới nhóm tỷ số này hay nhóm tỷ số khác. Chẳng hạn, các chủ nợ ngắn hạn đặc biệt quan tâm đến tình hình khả năng thanh tốn của người vay. Trong khi đó, các nhà đầu tư dài hạn quan tâm nhiều hơn đến khả năng hoạt động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, họ cũng cần nghiên cứu khả năng thanh toán để đánh giá khả năng thanh toán hiện tại và xem xét lợi nhuận để dự tính khả năng trả nợ cuối cùng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ cũng chú trọng đến tỷ số về cơ cấu vốn vì sự thay đổi tỷ số này ảnh hưởng đáng kể tới lợi ích của họ.

Các chỉ tiêu phi tài chính: là rất cần thiết trong q trình XHTD doanh

nghiệp, nó khắc phục được nhược điểm của thơng tin tài chính, thơng tin chưa phản ánh được xu thế phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Điều này rất quan trọng đối với nhà đầu tư trong việc dự đốn tình huống có thể xẩy ra rủi ro dẫn đến khơng thu hồi được vốn trong tương lai. Thông tin phi tài chính có rất nhiều loại, vấn đề đặt ra là phải chuẩn hoá và xây dựng một số chỉ tiêu cơ bản để phân tích và đưa ra những phán đốn về diễn biến kinh doanh của doanh nghiệp.

20

Tuỳ vào mục đích của các chủ thể phân tích mà lựa chọn chỉ tiêu nào và nhiều hay ít các chỉ tiêu phi tài chính.

1.2.3.4. Phân loại ngành kinh tế và quy mơ hoạt động doanh nghiệp

Phân ngành kinh tế và quy mô hoạt động doanh nghiệp là một khâu rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến quá trình XHTD doanh nghiệp. Hiện nay, mỗi cơ quan xếp hạng tín dụng đều có cách phân ngành kinh tế và quy mơ hoạt động cho các doanh nghiệp khác nhau.

Đặc trưng của mỗi ngành nghề khác nhau về chu kỳ kinh doanh, về triển vọng tăng trưởng, về mức vốn đầu tư, cơ cấu chi phí, khả năng sinh lời, khả năng cạnh tranh, sản phẩm thay thế...Do đó, việc xây dựng một hệ thống phân loại ngành kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng, trên cơ sở phân loại ngành để đánh giá, so sánh giữa các doanh nghiệp trong ngành mới thực sự có ý nghĩa.

Với những ngành nghề khác nhau thì đặc trưng của từng ngành đó là khác nhau, cho nên đối với các chỉ tiêu tài chính thì mỗi ngành cũng có những mức chuẩn khác nhau, có những ngành coi trọng chỉ tiêu này nhưng lại có những ngành coi trọng chỉ tiêu khác (ví dụ như những ngành cơng nghiệp thì coi trọng các chỉ tiêu phân tích năng lực tài sản, chỉ tiêu vịng quay hàng tồn kho... trong khi các ngành thương mại dịch vụ lại coi trọng những chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn). Do đó khơng thể áp dụng chuẩn của ngành nghề này vào ngành nghề khác và trong phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp khơng thể áp dụng phân tích, chú trọng tất cả các chỉ tiêu như nhau ở mọi ngành nghề.

Hệ thống phân loại ngành kinh tế dùng để XHTD doanh nghiệp phải phù hợp với trình độ phát triển nền kinh tế và môi trường pháp lý của từng quốc gia, tuy nhiên cũng phải gần sát với thông lệ chuẩn quốc tế. Việc xác định hệ thống phân loại ngành kinh tế là tùy theo điều kiện hồn cảnh mỗi nước, khơng thể áp đặt hoặc học tập duy ý chí được. Các cơ quan đánh giá có thể căn cứ theo cách phân loại ngành kinh tế của chính phủ hoặc tự đưa ra một cách phân loại riêng cho phù hợp với hoàn cảnh và đặc điểm, điều kiện của mình.

21

Quy mơ của doanh nghiệp cũng là một yếu tố cần được xét, bởi doanh nghiệp sẽ khó có thể tiến hành đa dạng hố hoạt động để giảm rủi ro kinh doanh và nâng cao ưu thế cạnh tranh khi quy mơ của nó q nhỏ, bởi chúng khơng có những ưu thế về quy mơ sản xuất, tiềm năng nhân sự và tiềm lực về mặt tài chính. Những doanh nghiệp có quy mơ nhỏ thường chỉ thiên về kinh doanh một loại sản phẩm và đơi khi có những sản phẩm lại mang tính chất thời vụ, nên vị thế tín dụng sẽ có thể bị đánh giá thấp hơn.

Việc xác định quy mô thông thường căn cứ vào các chỉ tiêu như quy mô vốn kinh doanh, doanh thu, tổng số lao động, nộp thuế...

Một phần của tài liệu 0313 giải pháp nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại trung tâm tín dụng NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w