1 Khả năng thanh toán lãi vay Lần =(Tổng lợi nhuận trước thuế + Lãi vay)/Lãi vay
2.4.2. Những tồn tại cần khắc phục
Tuy đã đạt được một số kết quả nhất định nghiệp vụ XHTD tại CIC vẫn còn tồn tại một số vấn đề làm ảnh hưởng đến chất lượng phân tích, XHTD doanh nghiệp như sau:
2.4.2.1. về nguồn nhân lực
Hiện nay, nghiệp vụ XHTD doanh nghiệp do Phòng XHTD phụ trách. Số cán bộ được đào tạo làm nghiệp vụ XHTD đã lên tới hơn 20 người với trình độ đại học trở lên. Vì vậy, chất lượng của các báo cáo XHTD của CIC ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, XHTD doanh nghiệp là một nghiệp vụ phức tạp, đòi hỏi cán bộ làm nghiệp vụ phải được đào tạo chuyên môn về lĩnh vực này. Đồng thời, phải có các bước cải tiến, sửa đổi quy trình nghiệp vụ cho phù hợp với nhu cầu phát triển của các hoạt động kinh tế vẫn đang diễn ra phức tạp hiện nay.
2.4.2.2. Nguồn thông tin đầu vào
Đối với số liệu báo cáo tài chính : Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp chưa đầy đủ và chỉ những doanh nghiệp lớn hoặc các doanh nghiệp niêm yết mới có BCTC được kiểm tốn, đại bộ phận các doanh nghiệp nhỏ, các doanh nghiệp tư nhân khơng coi việc kiểm tốn BCTC là quan trọng, có nhiều doanh nghiệp chỉ có số liệu 2 năm, thậm chí một năm. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc tính tốn chỉ số trung bình ngành và tính chính xác của kết quả XHTD doanh nghiệp.
Đối với thơng tin phi tài chính: Thơng tin phi tài chính rất cần thiết cho việc XHTD doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thu thập các thơng tin phi tài chính cịn gặp nhiều khó khăn do CIC khơng có đủ điều kiện tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp (khó khăn về nhân lực, cơ sở pháp lý).
55
2.4.2.3. về kỹ thuật xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
- Về phương pháp: Phương pháp dùng trong XHTD doanh nghiệp của CIC vẫn còn đơn điệu, chủ yếu dựa vào phương pháp so sánh mà ít sử dụng kết
hợp với
các phương pháp đánh giá, xếp hạng khác như phương pháp chuyên gia hay phương pháp chi tiết.
Đó là các chỉ tiêu để đối chiếu và so sánh lại được cố định, không thay đổi cho phù hợp với thực tế luôn diễn biến phức tạp và đa dạng. Điều này thể hiện ở bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế và các chỉ số trung bình ngành thường là cố định. Hiện nay, d o môi trường kinh doanh luôn luôn biến động, do vậy khi XHTD doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực và XHTD hàng năm nên căn cứ vào tình hình phát triển chung của ngành để đánh giá. Các tiêu chuẩn đánh giá theo các bảng chỉ tiêu tài chính phân theo ngành chưa tính đến mơi trường hoạt động khó khăn khi các doanh nghiệp trong một ngành gặp phải.
Bên cạnh đó, trong quá trình XHTD doanh nghiệp, CIC đã đề cập đến phương pháp trọng số, tuy nhiên phương pháp này được áp dụng hồn tồn theo chủ quan đánh giá, chưa có sự khảo sát, thống kê thực tế.
- Về hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong XHTD doang nghiệp: Các chỉ tiêu được đưa vào phân tích để XHTD doanh nghiệp tại CIC trong giai đoạn hiện nay chưa
thực sự khoa học và đầy đủ, chủ yếu dựa vào các chỉ tiêu tài chính. Tuy
nhiên, các
chỉ số tài chính này vẫn cịn thiếu như các hệ số tự tài trợ, khả năng thanh
toán các
khoản vay, tài sản đảm bảo các khoản vay, trong khi các chỉ số này rất quan trọng
và cần thiết đối với các nhà cho vay như các TCTD.
Các yếu tố phi tài chính được lượng hố tính điểm trong q trình XHTD doanh nghiệp tuy đã đề cập những cịn q ít và sơ sài. Việc lượng hố các chỉ tiêu phí tài chính mới chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá người đứng đầu doanh nghiệp và
56
Do đối tượng xếp hạng của CIC chủ yếu là các doanh nghiệp nên trong hệ thống các chỉ tiêu đánh giá thiếu một chỉ tiêu quan trọng là tốc độ tăng trưởng của vốn chủ sở hữu. Ví dụ như có những doanh nghiệp chuyển hướng kinh doanh mặt hàng khác có hiệu quả hơn, tuy nhiên giá mặt hàng này thấp, dẫn đến doanh thu giảm, điều này làm cho doanh nghiệp bị xếp hạng giảm đi. Hoặc có doanh nghiệp tăng vốn chủ sở hữu, tức là tăng khả năng tự chủ về tài chính tuy nhiên tổng thu nhập chưa thể tăng tương ứng làm cho các chỉ tiêu về thu nhập của doanh nghiệp giảm xuống, tức là làm tụt điểm của doanh nghiệp.
Hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đang đi vào quá trình phát triển, nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng này là rất lớn và quan trọng, nhưng CIC chưa sử dụng các chỉ số phân tích để đánh giá khả năng định giá trên thị trường đối với các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu như tỷ lệ giá cả trên thu nhập một cổ phần (PER) hay tỷ lệ giá cả trên giá trị ghi sổ.
- Về hệ thống chấm điểm: Hiện nay, CIC đang áp dụng thang điểm với tổng số điểm tối đa là 153, tổng số điểm tối thiểu là 31 phân cho 2 nhóm chỉ tiêu tài
chính và phi tài chính theo tỷ lệ 70/30. Điều này cho thấy, trong quá trình chấm
điểm doanh nghiệp CIC đã sử dụng điểm các chỉ tiêu tài chính cao hơn các
chỉ tiêu
phi tài chính. Như vậy, chưa thực sự phù hợp với thông lệ chung.
2.4.2.4. về nhu cầu sử dụng thông tin
Hiện nay, một trong những khó khăn của CIC nói riêng và của các cơ quan làm cơng tác thơng tin nói chung ở Việt Nam đó là nhu cầu sử dụng thơng tin của các chủ thể kinh tế chưa được coi trọng. Phần lớn các chủ thể kinh tế hoạt động đều không cần thông tin hoặc có thơng tin nhưng chưa thực sự sử dụng nó một cách triệt để và hiệu quả.