22 Tỷ lệ giá cả trên giá trị ghi sổ (PBR) 3 ɪɪ ~
3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Thương mạ
- Phải thực hiện đầy đủ các quy định tại Quy chế hoạt động thơng tin tín dụng ban hành theo Quyết định 51/2007/QĐ-NHNN ngày 31/12/2007 của Thống
đốc NHNN, phải có văn bản chỉ đạo hướng dẫn triển khai thực hiện nghiệp vụ
Thơng tin tín dụng tới các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc trong hệ thống. Thực
hiện tốt vai trò đầu mối tập trung của TCTD đối với hoạt động Thơng tin tín dụng.
Các TCTD cần phải có những chế tài bắt buộc đối với việc sử dụng thơng tin trong
hoạt động tính dụng.
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các chi nhánh, đơn vị trực thuộc báo cáo đầy đủ, chính xác, kịp thời TTTD cho NHNN theo Quyết định 51 của Thống đốc
NHNN về chế độ thông tin báo cáo áp dụng đối với các đơn vị trực thuộc ngân
hàng và các TCTD, vì chỉ khi thơng tin đầu vào tốt thì thơng tin đầu ra của CIC
mới đảm bảo chất lượng.
- Bố trí cán bộ, trang bị thiết bị, phần mềm, mạng máy tính thích hợp trong hệ thống và kết nối với NHNN để đảm bảo việc báo cáo, khai thác sử dụng thơng
tin tín dụng được tốt.
Kết luận chương 3
Trong chương này, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng của hoạt động XHTD doanh nghiệp tại CIC, những tồn tại cần phải khắc phục, có tham khảo kinh nghiệm của các tổ chức tín nhiệm trong và ngồi nước, luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng XHTD doanh nghiệp của CIC như: Đưa ra các giải pháp về hồn thiện mơ hình tổ chức và nguồn nhân lực; các giải pháp về
84
KẾT LUẬN
Một trong những kỹ thuật quản trị rủi ro tín dụng của NHTM là sử dụng phân tích chấm điểm để xếp hạng uy tín về mặt tín dụng của mỗi khách hàng một cách thường xuyên. Do vậy, vấn đề nâng cao chất lượng XHTD các doanh nghiệp là cần thiết và tất yếu. Từ những vấn đề được trình bày ở trên, luận văn đã khẳng định tầm quan trọng của XHTD doanh nghiệp và được NHNN cũng các NHTM đặt lên hàng đầu, nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, giảm bớt tỷ lệ nợ xấu phải trích dự phịng rủi ro, đáp ứng các u cầu của Hiệp ước Basel và yêu cầu quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
Với 88 trang, 16 bảng, 1 sơ đồ, 7 phụ lục và 28 danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đã thực hiện được những nhiệm vụ chính như sau:
- Khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về XHTD doanh nghiệp và chất lượng XHTD doanh nghiệp.
- Tìm hiểu kinh nghiệm của các nước phát triển về XHTD doanh nghiệp và rút ra bài học đối với Việt Nam.
- Nghiên cứu thực trạng chất lượng XHTD doanh nghiệp tại CIC trong thời gian qua và trên cơ sở đó luận văn đánh giá những kết quả đạt được, những
tồn tại
cần khắc phục và nguyên nhân của những tồn tại.
- Từ đó, luận văn đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng XHTD doanh nghiệp tại CIC trong thời gian tới.
Trong q trình nghiên cứu, do tính chất phức tạp của vấn đề nghiên cứu, thời gian nghiên cứu có hạn và sự hạn chế năng lực của bản thân, nên còn một số vấn đề chưa được xem xét kỹ lưỡng hoặc chỉ dừng lại ở phần liệt kê, chưa phân tích một cách có hệ thống. Vì vậy, rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cơ và các chuyên gia kinh tế cho luận văn. Hy vọng rằng, với những ý kiến đóng góp quý báu em có thể nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của TS. Đỗ Thị Hồng Hạnh, người hướng dẫn khoa học, cùng tập thể thầy cô giáo Học viện Ngân hàng, Ban lãnh đạo CIC, đồng nghiệp và bạn bè để em có thể hồn thành được luận văn này.