* Cơ sở vật chất, kỹ thuật của NHTM
Tất cả các hoạt động của NHTM đều cần phải được trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật đầy đủ, hiện đại và thường xuyên cập nhật theo thời gian. Đặc biệt, ngày nay công nghệ ngân hàng ngày càng trở nên quan trọng và trở thành tiêu chí đánh giá mức độ hiện đại cũng như tiện ích mà NHTM sẽ mang lại cho khách hàng. Công nghệ hiện đại giúp nâng cao chất lượng hoạt động của NHTM, giảm bớt thời gian và chi phí xử lý giao dịch, các quy trình nghiệp vụ được xử lý theo một quy trình chặt chẽ do máy móc thực hiện thay cho lao động thủ công nên tăng sự chính xác trong phân tích, thẩm định tín dụng, tăng khả năng kiểm soát đối với hoạt động cho vay, từ đó có thể hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh của NHTM.
1.4KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM
1.4.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về hoạt động chovay vay
tiêu dùng của ngân hàng thương mại
1.4.1.1 Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Trung Quốc
Hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng trở nên phổ biến và được khuyến khích phát triển tại các NHTM Trung Quốc. Các nhà quản lý đã sớm nhận thấy cho vay tiêu dùng chính là mục tiêu trong chiến lược kinh doanh của mình và tập trung nguồn lực để phát triển lĩnh vực này. Các biện pháp để phát triển cho vay tiêu dùng được áp dụng một cách rộng rãi tại các NHTM lớn như Ngân hàng kiến thiết Trung Quốc (CCB), Ngân hàng phát triển Thượng Hải - Phú Đông: thời hạn cho vay tiêu dùng được kéo dài tới 30 năm, giá trị
khoản vay lên tới 80% giá trị tài sản thế chấp, hợp tác với các công ty kinh doanh bất động sản, công ty du lịch để mở rộng đối tượng khách hàng...
Sự phát triển mạnh mẽ cho vay tiêu dùng của các NHTM Trung Quốc đã kích thích sự gia tăng lạm phát và sự đầu tư quá mức trong các lĩnh vực khác nhau như bất động sản, công nghiệp sản xuất ô tô... Vì vậy, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã có những biện pháp hạn chế nhằm kiểm soát hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM như: nâng cao tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 8% từ ngày 01/01/2007, tỷ lệ dư nợ cho vay bất động sản trên tổng dư nợ không vượt quá 30%...
Tuy nhiên, các NHTM Trung Quốc hiện nay đang gặp phải sự cạnh tranh rất mạnh mẽ của các ngân hàng nước ngoài trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng: HSBC, Citibank, Standard Chartered Bank... Điểm yếu của các NHTM Trung Quốc đó là đã không đồng thời phát triển cho vay tiêu dùng với phát triển các dịch vụ bán lẻ có liên quan trong khi đây là chiến lược cạnh tranh hiệu quả nhằm xâm nhập thị trường của các ngân hàng nước ngoài.
1.4.1.2 Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Mỹ
Tín dụng tiêu dùng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước Mỹ. Với tổng giá trị lên đến 778 tỉ USD trong năm 1989, nó tương đương với khoảng 15% tổng sản phẩm nội địa của Mỹ. Tín dụng tiêu dùng ở Mỹ gồm hai hình thức là trả góp và phi trả góp tức thẻ tín dụng. Thẻ tín dụng được các ngân hàng phát hành cho phép người tiêu dùng có thể chi tiêu mua hàng bằng thẻ tại hầu hết các cửa hàng, nhà hàng, khách sạn... trên toàn nước Mỹ. Mua trả góp là phương pháp mua hàng hóa bằng tín dụng và việc thanh toán được kéo dài trong một thời gian nhất định. Ở Mỹ, tín dụng tiêu dùng phổ biến dưới hình thức mua trả góp, đa số các hàng hóa có giá trị lớn đều được mua theo cách thức này. Người tiêu dùng khi mua hàng trả góp thường không được đứng tên sở hữu cho đến khi trả hết giá trị món hàng. Nếu người mua vi phạm
việc thanh toán thì người bán có quyền thu hồi lại món hàng và bán cho người khác. Người mua đầu tiên có quyền nhận lại số tiền mình đã trả trừ đi một khoản phạt và khấu hao.
Tín dụng tiêu dùng cho phép các hộ gia đình sử dụng hợp lý thu nhập thực tế của mình đồng thời khuyến khích phát triển nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, trong những thời kỳ khó khăn về tiền tệ, tín dụng tiêu dùng đã rất khó kiểm soát, đặc biệt khi lạm phát tăng cao. Bởi vì, người tiêu dùng thường gia tăng các khoản nợ trong thời kỳ lạm phát để đảm bảo điều kiện sống cho mình hoặc tiến hành mua hàng hóa khi họ dự đoán hàng sẽ tăng giá.
Ở Mỹ, tín dụng tiêu dùng là một trong những nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng tài chính và sau đó gây ra những hậu quả khôn lường ra toàn thế giới.
- Khủng hoảng tín dụng bất động sản dưới chuẩn ở Mỹ
Những năm gần đây, trước bối cảnh thị trường bất động sản phát triển mạnh, các ngân hàng và tổ chức tín dụng tại Mỹ đã bất chấp rủi ro cho vay cả những hợp đồng tín dụng nhà ở dưới chuẩn, thậm chí cho vay cả những khách hàng không có khả năng tài chính. Sự ra đời hàng loạt của các công ty địa ốc đã góp phần đẩy giá nhà tăng cao liên tục (khoảng 20% mỗi năm) trong hơn mười năm qua, người tiêu dùng đổ xô đi mua nhà kể cả những người không có khả năng trả nợ, bị phá sản. Nguy hiểm hơn, các tổ chức tài chính phố Wall còn gom các hợp đồng cho vay mua nhà này theo nhóm rủi ro làm tài sản đảm bảo để phát hành trái phiếu chứng khoán hóa (MBS) ra thị trường Mỹ và thị trường tài chính thế giới. Khi giá bất động sản giảm mạnh, một số lớn hợp đồng tín dụng để đảm bảo cho MBS trở thành nợ xấu, MBS mất giá trên thị trường thứ cấp khiến cho ngân hàng và các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu này lỗ nặng hoặc mất khả năng thanh toán, gây ra cuộc khủng hoảng tài chính không chỉ ở Mỹ mà hệ lụy ra toàn cầu.
- Khủng hoảng thẻ tín dụng ở Mỹ
Đầu năm 2008, tổng dư nợ thẻ tín dụng của Mỹ đã lên đến 875 tỷ USD, trong đó nợ xấu là 21 tỷ USD. Sau nhiều năm phát hành thẻ tín dụng với hạn mức tín dụng cao, điều kiện thông thoáng tràn ngập thị trường Mỹ, nhiều NHTM đã cắt giảm hoạt động này do điều kiện kinh tế bị suy thoái, thất nghiệp tăng cao, ngày càng có nhiều người không trả được nợ. Các biện pháp hạn chế cho vay thông qua thẻ tín dụng được đưa ra nhằm đảm bảo an toàn cho NHTM nhưng lại gây khó khăn cho người tiêu dùng, họ sẽ phải trả lãi suất cao hơn và ngày càng gặp trở ngại trong việc vay tiền khi thói quen tiêu dùng phụ thuộc vào thẻ tín dụng đang rất phổ biến.
1.4.1.3 Phát triển cho vay tiêu dùng kết hợp với phát triển dịch vụ bán
lẻ tại
một số ngân hàng thương mại trên thế giới
Ngân hàng Standard Chartered Singapo là một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại châu Á với sự phát triển về sản phẩm và dịch vụ khách hàng, thu nhập về dịch vụ chiếm tới 56% tổng thu nhập của ngân hàng này. Trong dịch vụ đầu tư, Standard Chartered Singapo trở thành đơn vị đi đầu trong việc thành lập hơn 200 chi nhánh quản lý, phân bổ vốn đầu tư cho bên thứ ba. Quy mô này giúp ngân hàng thành lập những liên minh hùng mạnh để cung cấp các sản phẩm mới, mở rộng thị phần. Ngoài ra, ngân hàng này còn khai thác sự phát triển của công nghệ trong triển khai dịch vụ bán lẻ: thành lập hệ thống ngân hàng internet, xây dựng chương trình làm tự động các kênh cung cấp dịch vụ, cung cấp một trung tâm liên lạc, các máy nhận tiền gửi tại các chi nhánh... Theo thống kê, 60% giao dịch của ngân hàng này đều được thực hiện qua các kênh tự động.
Ngân hàng Bangkok - Thái Lan được biết đến là một trong những ngân hàng lớn nhất tại Thái Lan. Theo số liệu thống kê, cứ 6 người Thái thì có 1 người mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng Bangkok. Đồng thời với việc phát
triển các chi nhánh, các trung tâm kinh doanh ở các khu đô thị lớn, ngân hàng này đặc biệt chú trọng vào phát triển hệ thống mạng luới các chi nhánh nhỏ ở các siêu thị lớn, các truờng đại học trên khắp đất nuớc. Hệ thống chi nhánh này làm việc toàn bộ các ngày trong tuần nhằm phục vụ tối đa nhu cầu tiêu dùng của khách hàng cá nhân và hộ gia đình. Bên cạnh đó, ngân hàng này còn tập trung phát triển dịch vụ bán lẻ thông qua việc triển khai trên quy mô lớn phát hành thẻ ghi nợ nội địa, dịch vụ sec, xây dựng trung tâm hoạt động ngân hàng hiện đại thực hiện qua điện thoại, internet... cung cấp dịch vụ cho khách hàng trong suốt 24/24 giờ.
Việc phát triển cho vay tiêu dùng trên cơ sở kết hợp phát triển dịch vụ bán
lẻ là một định huớng đúng đắn trong chiến luợc kinh doanh của các NHTM trên
thế giới. Thông qua việc cung cấp các dịch vụ bán lẻ có chất luợng tốt, hoạt động cho vay tiêu dùng đuợc tiếp thị tới khách hàng một cách rộng rãi, dễ dàng
tìm kiếm các đối tuợng khách hàng tốt, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao
hiệu quả cho vay tiêu dùng.
1.4.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam trong việc nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng
- Sự hiểu biết của nguời dân về những vấn đề liên quan tới hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM có ảnh huởng lớn tới hiệu quả của hoạt động này.
Vì vậy, các NHTM cần tăng cuờng hoạt động marketing và nghiên cứu sự
- Mở rộng cho vay tiêu dùng kết hợp với phát triển dịch vụ bán lẻ là một chiến lược kinh doanh đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng.
- Để đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng, các NHTM cần có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với NHNN, các tổ chức
tín dụng và các cơ quan quản lý khác có liên quan.
- Việc nghiên cứu, dự báo tình hình kinh tế trong tương lai để có chiến lược kinh doanh phù hợp là hết sức cần thiết. Trong điều kiện nền kinh tế
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 luận văn đã khái quát lý luận cơ bản về NHTM, hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM và đưa ra các chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay tiêu dùng của NHTM. Những lý luận cơ bản của chương 1 là cơ sở để luận văn đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Hà Tây trong chương 2.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM -
CHI NHÁNH HÀ TÂY
2.1TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ TÂY
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương
mại cổ
phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây là Chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, thành lập ngày 01/06/1990 với tiền thân là Phòng Đầu tư và Phát triển Hà Sơn Bình. Chi nhánh có trụ sở tại số 197 Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, BIDV Hà Tây luôn nghiêm chỉnh chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành, thực hiện tốt sự chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đồng thời luôn đặt mục tiêu hiệu quả và an toàn trong hoạt động kinh doanh lên vị trí hàng đầu, đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm và dịch vụ với chi phí thấp nhất, trên cơ sở đó phát triển bền vững, hướng tới xây dựng hình ảnh một ngân hàng hiện đại và uy tín. Sự phát triển và đóng góp của BIDV Hà Tây trong những năm gần đây đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận và trao tặng Huân chương lao động hạng Ba (giai đoạn 1995- 1999), Huân chương lao động hạng Nhì (giai đoạn 1999-2004) và các bằng khen khác.
Trong công tác tín dụng, bên cạnh lĩnh vực kinh doanh chính có bề dày kinh nghiệm của Ngân hàng là lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản với các khách hàng truyền thống là các đơn vị trực thuộc khối xây lắp, BIDV Hà Tây luôn
STT Chỉ tiêu Năm2009 Năm2010 Năm2011 Năm2012 Năm2013 ỉ Huy động vốn bình quân 2.5 29 2.709 2.74 4 3.52 5 4.65 5 2 Huy động vốn cuối kỳ 2.6 87 3.008 3.30 1 4.33 1 4.89 2
2.ỉ Phân theo thành phần kinh tế
- Tổ chức 1.4 78 1.496 2 1.50 9 1.31 4 1.21 - Dân cư 1.2 09 1.512 1.79 9 3.01 2 3.67 8 2.
2 Phân theo loại tiền tệ
- VND 2.3 91 2.709 2.97 5 3.91 5 4.35 2
- Ngoại tệ (USD, EUR) 29
6 299 326 416 540 2. 3 Phân theo kỳ hạn - Dưới 12 tháng 2.0 77 2.462 2.61 3 3.15 6 3.68 5 - Trên 12 tháng 61 0 546 688 1.175 1.207
xác định hoạt động cho vay tiêu dùng là trọng tâm và ưu tiên chiến lược hàng đầu trong quá trình phát triển trong tương lai.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây
Mô hình bộ máy tổ chức của BIDV Hà Tây được thể hiện tại Hình 2.1
Hình 2.1: Mô hình tổ chức của BIDV Hà Tây
(Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự - BIDVHà Tây)
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây trong những năm gần đây
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Nguồn vốn huy động trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2013 của Chi nhánh luôn được giữ vững và tăng trưởng. Đặc biệt, tổng nguồn vốn huy động bình quân năm 2012 đạt 3.525 tỷ đồng, tăng 28,5% so với năm 2011. Huy
động vốn bình quân của Chi nhánh trong năm 2013 đạt 4.655 tỷ đồng, tăng 1.130 tỷ đồng (tương đương 32,1%) so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do BIDV Hà Tây có nền khách hàng dân cư ổn định trong nhiều năm qua với vị thế của một ngân hàng lớn có uy tín, mạng lưới giao dịch rộng lớn.
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động huy động vốn của BIDVHà Tây
trưởng tương đối ổn định, huy động vốn cuối kỳ dân cư đến 31/12/2013 đạt 3.678 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 75,2% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 22,11% so với năm 2012, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2009 - 2013 đạt 33%/năm. Nguyên nhân dẫn tới sự tăng mạnh của tiền gửi dân cư là do nền kinh tế rơi vào suy thoái, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường vàng và ngoại tệ lên xuống bất thường, trước bối cảnh này, hầu hết dân cư lựa chọn kênh gửi tiền tiết kiệm là giải pháp an toàn cho việc đầu tư của họ.
Tmh hình huy động vốn giai đoạn 2009- 2013 tại BIDVHa Tây
Hình 2.2: Hoạt động huy động vốn theo thành phần kinh tế tại BIDV Hà Tây
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp - BIDVHà Tây)
Tiền gửi tổ chức kinh tế, định chế tài chính đến 31/12/2013 đạt 1.214 tỷ đồng, giảm 17,9% so với năm 2009. Tỷ trọng tiền gửi tổ chức trong tổng nguồn vốn huy động cuối kỳ giảm mạnh, từ 55% trong năm 2009 tới 31/12/2013 giảm xuống còn 24,8%. Nguyên nhân chính dẫn tới sự sụt giảm mạnh mẽ của tiền gửi tổ chức kinh tế là do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị thu hẹp, dòng tiền luu thông giảm so với mọi năm.
Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền của BIDV Hà Tây đuợc duy trì khá