là trong giai đoạn khó khăn hiện nay của nền kinh tế và sự đi xuống tụt dốc của thị trường bất động sản.
3.3.2 Xây dựng chính sách cho vay tiêu dùng hợp lý trong từng thờikỳ kỳ
Hiện nay, chính sách tín dụng đối với khách hàng vay tiêu dùng của chi nhánh còn khá khắt khe, người tiêu dùng khó tiếp cận được với vốn vay và việc nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng gặp nhiều trở ngại. Vì vậy, việc điều chỉnh chính sách tín dụng theo hướng mềm dẻo, cởi mở hơn, giúp mở rộng cho vay tiêu dùng một cách hiệu quả, thu hút đông đảo khách hàng và không mất cơ hội cho vay đối với những khách hàng có năng lực tài chính tốt là rất cần thiết.
Hiện tại, đối tượng chủ yếu mà Chi nhánh đang cho vay tiêu dùng là những cá nhân có tài sản bảo đảm, viên chức nhà nước, cán bộ công nhân viên các doanh nghiệp, đơn vị có quan hệ tín dụng hoặc thực hiện trả lương qua tài khoản của BIDV, đây là các đối tượng có thu nhập tương đối ổn định, đảm bảo trả được nợ vay. Tuy nhiên, những khách hàng thường xuyên này lại chỉ chiếm một phần nhỏ trong dân cư. Trong khi đó trong phạm vi địa bàn thành phố Hà Nội, cụ thể là địa bàn quận Hà Đông, Từ Liêm, Ba Đình, Thanh Xuân ... những người có nhu cầu vay tiêu dùng như buôn bán nhỏ, sinh viên mới ra trường đang làm việc cho các công ty liên doanh, công ty cổ phần, công ty nước ngoài rất đông đảo. Họ cũng có thu nhập ổn định và khả năng thanh toán cao. Đây chính là nguồn khách hàng tiềm năng mà chi nhánh cần có chính sách để khai thác bởi hiện nay, dư nợ cho vay tiêu dùng đối với các
đối tượng khách hàng này còn hạn chế. Chi nhánh cần cải thiện chất lượng các sản phẩm vay tiêu dùng cũ và cung cấp các sản phẩm mới có chất lượng cao đối với đối tượng khách hàng trên.
Về lãi suất, tại Chi nhánh hiện nay, lãi suất đối với các món vay tiêu dùng thường cao hơn so với so với các sản phẩm cho vay khác. Tuy rằng các khoản vay tiêu dùng có rủi ro cao hơn nhưng việc quy định lãi suất cho vay tiêu dùng cao không thật sự phù hợp với thực tế vì mục đích của vay tiêu dùng là chi tiêu, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của người vay chứ không phải vay để sinh lãi. Do vậy, chi nhánh cần áp dụng mức lãi suất đa dạng cho từng loại khách hàng, để tạo nên sự hài hoà cân đối giữa lợi ích ngân hàng và lợi ích khách hàng. Cụ thể, chi nhánh cần xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt theo đối tượng vay vốn: với các khách hàng quen thuộc, có uy tín, Chi nhánh có thế áp dụng mức lãi suất ưu đãi. Điều này góp phần củng cố mối quan hệ lâu dài với khách hàng, vừa khuyến khích cho khách hàng tăng cường mối quan hệ với Chi nhánh, vừa tích cực làm ăn có hiệu quả, trả nợ lãi và gốc đúng hạn cho ngân hàng.
Đối với phương thức thu hồi nợ gốc và lãi, tại Chi nhánh hiện nay vẫn áp dụng phương thức trả định kỳ theo kỳ hạn nợ. Tuy nhiên đối với một số người buôn bán kinh doanh, nguồn thu chỉ phát sinh không đều đặn, phương thức này lại gây ra khó khăn cho họ khi đến kỳ trả nợ. Hoặc đối với những người có thu nhập không trùng với kỳ hạn trả nợ, việc trả lãi định kỳ sẽ rất khó khăn. Để giải quyết khó khăn này, Chi nhánh cần xem xét, đánh giá nguồn thu nhập thực tế của khách hàng và có thể xây dựng kế hoạch trả nợ cho khách hàng một cách hợp lý, đảm bảo khả năng thu nợ gốc, lãi cho Ngân hàng.