Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn của Ngân hàng

Một phần của tài liệu 0326 giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà tây luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 25)

hàng thương mại

1.2.2.1: Nhóm các chỉ tiêu định lượng

* Quy mô, tổc độ tăng trưởng nguồn vổn huy động

a. Quy mô VHĐ: Tổng khối lượng vốn mà ngân hàng huy động được trong một thời gian nhất định (thường là một năm)

Đây là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả huy động vốn của ngân hàng. Trước khi thực hiện một chiến lược huy động vốn thì ngân hàng cần có kế hoạch đề ra xem liệu nguồn vốn mà ngân hàng cần cho họat động kinh doanh là bao nhiêu? liệu có mang lại lợi nhuận cho hay không? Tuy nhiên trong điều kiện nguồn vốn khan hiếm thì quy mô nguồn vốn càng lớn trên cơ sở chi phí hợp lý sẽ phản ánh hiệu quả trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng.

Quy mô nguồn vốn lớn cho phép ngân hàng đáp ứng nhu cầu cho vay vốn đa dạng hóa danh mục đầu tư để từ đó giảm rủi ro, giảm chi phí phụ cho đồng vốn huy động, tăng khả năng thanh toán, khả năng cạnh tranh, những lợi ích mà quy mô lớn mang lại cho ngân hàng khả năng sinh lời cao c ng như tăng vị thế ngân hàng trên thương trường.

Nếu quy mô vốn cho biết độ lớn của lượng vốn ngân hàng huy động được thì tốc độ tăng trưởng phản ánh sự tăng giảm) của vốn tại các thời điểm khác nhau c ng như sự tăng giảm đó là nhiều hay ít

15

Tố đ, ăă.g ,,.,ng VHĐ.ămi = Qy m VVΣmmZ, x 100 Quy mô VHĐ năm i -1

Tốc độ tăng trưởng VHĐ > 100%: VHĐ của Ngân hàng tăng so với năm trước

Tốc độ tăng trưởng VHĐ < 100%: VHĐ của Ngân hàng giảm so với năm trước

Tốc độ tăng trưởng VHĐ = 100%: VHĐ của Ngân hàng không đổi so với năm trước

Có thể sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá, so sánh với tốc độ tăng nguồn vốn của các chi nhánh khác nhau trong cùng một hệ thống ngân hàng, ho ặc so sánh với các ngân hàng khác trên cả nước

* Mức độ hoàn thành kế hoạch

Số vốn thực tế huy động được

Mứe độ hoàn Mnh kế hoạch = Số vốn huy động theo kế hoạch *100%

Mỗi năm, các NHTM đều đưa ra những chỉ tiêu kế hoạch cho mọi hoạt động kinh doanh trên cơ sở cân đối giữa huy động và sử dụng vốn. Các chỉ tiêu kế hoạch đưa ra đươc chia thành các giai đoạn: từng tháng, từng quý, cả năm với các tiêu chí riêng cho từng hoạt động như chỉ tiêu về huy động vốn, chỉ tiêu doanh thu dịch vụ, chỉ tiêu cho vay hay chỉ tiêu về nợ xấu... Các chỉ tiêu kế hoạch dựa trên các số liệu kết quả đạt được của năm trước liền kề, tình hình phát triển chung của nền kinh tế và việc tính toán trên tiềm năng của chính bản thân ngân hàng. Với hoạt động huy động vốn kế hoạch chủ yếu về các tiêu chí như: quy mô nguồn vốn, tăng trưởng vốn, kỳ hạn. Thông thường thì chỉ tiêu kế hoạch đưa ra các con số theo định hướng tăng trưởng hơn so với năm trước. Viêc có hoàn thành được kế hoạch hay không, hay thực hiện kế hoạch ở mức độ nào một phần phản ánh sự chuyên nghiệp trong việc

16

đưa ra mục tiêu cũng như khả năng thực hiện được mục tiêu đó. Hơn thế nữa cũng chính là một khía cạnh phản ánh hiệu quả của công tác huy động vốn.

* Cơ cấu vốn h uy động

VHĐ i

Tỷ trọng VHDÌ = Tổng nguồn VHĐ *100%

Cơ cấu nguồn vốn được phân theo nhiều tiêu chí khác nhau.

Cơ cấu theo thời hạn: nguồn vốn không kỳ hạn, nguồn vốn ngắn hạn, nguồn vốn trung và dài hạn

Cơ cấu theo loại tiền: nguồn vốn huy động nội tệ, ngoại tệ

Cơ cấu theo thành phần kinh tế: tiền gửi dân cư, tiền gửi các TCKT, nguồn khác

Sự biến đổi về cơ cấu nguồn vốn sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu cho vay, đầu tư cũng như chi phí trả lãi quan trọng hơn còn ảnh hưởng đến an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

* Chi phí vốn huy động

Là yếu tố cơ bản để xác định mức lợi nhuận mà ngân hàng thu được từ các tài sản có sinh lời và là toàn bộ chi phí ngân hàng bỏ ra để có được quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định

Chì phí huy động vốn= Chi phí trả lãi + Chi phí khác

- Chi phí trả lãi: chính là nguồn trả lãi dựa trên lãi suất đã đưa ra, cũng chính là phần thực tế khách hàng nhận được khi gửi tiền.

- Chi phí khác: bao gồm nhiều những khoản phí chi ra để phục vụ cho hoạt động huy động vốn như: chi phí trả lương nhân viên huy động vốn, cơ sở vật chất, marketing, khuyến mại, chăm sóc khách hàng... Tuy nhiên ở hầu hết các ngân hàng thương mại thì các khoản chi phí thường được tính chung cho nhiều nghiệp vụ nên c ng rất khó để tính toán rõ ràng các khoản chi phí này tính riêng cho huy động vốn

17

Tong chi phí trả lãi = Quy mô vốn huy động * Lãi suất huy động

* Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh và sự cân

đổi giữa h uy động vốn và sử dụng vốn

a. Sự cân đối về tốc độ tăng trưởng h uy động vốn và cho vay

Việc phát triển, mở rộng huy động vốn là tất yếu đối với các ngân hàng thuơng mại hiện nay. Tuy nhiên cũng cần có sự cân đối về tốc độ tăng truởng của vốn huy động và cho vay để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Có thể đánh giá sự cân đối này qua việc so sánh Tốc độ tăng truởng vốn huy động và Tốc độ tăng truởng cho vay đầu tu

- Tốc độ tăng trưởng vốn huy động > Tốc độ tăng trưởng cho vay đầu tư

Điều này có nghĩa là trong năm, tốc độ tăng nguồn vốn cao hơn cho vay, đầu tu dẫn đến số vốn du thừa tăng, hạn chế khả năng sinh lời của vốn huy động làm giảm hiệu quả huy động vốn

- Tốc độ tăng trưởng vốn huy động < Tốc độ tăng trưởng cho vay đầu tư

Điều này có nghĩa là sự cho vay đầu tu phát triển nhanh hơn huy động, một phần thể hiện việc tận dụng nguồn vốn tăng tuy nhiên cũng thể hiện sự giảm đi khả năng thanh khoản của ngân hàng, nếu tốc độ chênh lệch quá cao sẽ gây mất an toàn cho ngân hàng, hạn chế khả năng thanh khoản trong một thời điểm nhất định

- Tốc độ tăng trưởng vốn huy động = Tốc độ tăng trưởng cho vay đầu tư

Điều này cho thấy sự ổn định trong việc điều tiết giữa huy động và cho vay, tuy nhiên điều này là tốt hay xấu còn phụ thuộc vào thực tế sự phù hợp của hoạt động cho vay và huy động năm truớc liền kề làm số liệu cơ sở để tính toán tốc độ tăng truởng.

b. Sự cân đối về cơ cấu

Sự cân đối về cơ cấu giữa huy động vốn và sử dụng vốn rất là quan trọng trong việc phòng ngừa rủi ro kỳ hạn dẫn đến rủi ro thanh khoản trong hoạt

Chỉ tiêu được tính theo công thức:

Chênh lệch thu lãi- chi lãi =Tong thu lãi cho vay - Tong chi lãi huy động

Chỉ tiêu này thể hiện thu nhập dòng mà ngân hàng nhận được từ hoạt động cho vay và huy động vốn. Vì là chỉ tiêu thể hiện doanh thu nên thông thường giá trị tính toán được cang lớn thì hiệu quả càng cao

18

động của ngân hàng. Chỉ tiêu được quan tâm nhất có thể kể đến

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn Tong VHĐ ngắn hạn sử dụng

hạn cho vay trung, dài cho vay TDH

hạn = Tong VHĐ ngăn hạn *100%

- Tỷ lệ này càng cao thì mức độ an toàn trong sử dụng vốn càng thấp.

- Tỷ lệ này được điều chỉnh bởi các quy định chặt chẽ bởi các cơ quan có chức năng đưa ra trong các thông tư.

c. Khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn (Tổng dư nợ/ Von huy động)

Tong dư nợ

Mức độ sử dụng vốn = Tong nguồn vốn huy động * 100%

Thực tế cho thấy hiện nay các NHTM luôn đắm mình trong các cuộc tranh đua huy động vốn để phục vụ hoạt động cho vay và đầu tư. Tuy nhiên nếu huy động nhiều nhưng lại không thể cho vay và đầu tư hết dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn. Trong khi vẫn phải chi trả lãi cho nguồn vốn đã huy động được nhưng ngân hàng lại không thu được bất kỳ nguồn lợi nào từ vốn đã huy động điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy, rất cần thiết phải đánh giá sự cân đối vốn giữa huy động và cho vay để đánh giá hiệu quả thực tế mà hoạt động huy động vốn đem lại cho ngân hàng. Mức độ sử dụng nguồn vốn cho thấy được khả năng tận dụng tối đa nguồn vốn huy động để đầu tư cho vay.

Tỷ lệ này càng lớn cho thấy mức sử dụng vốn càng cao, hiệu suất sử dụng tốt có thể đem lại được kết quả khả quan trong hoạt động kinh doanh, tránh lãng phí nguồn vốn. Tuy nhiên, tỷ lệ này luôn nhỏ hơn 100% do vốn huy động phải trích dự phòng rủi ro tiền gửi để đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng.

* Các chỉ tiêu đánh giá về doanh thu liên quan đến hoạt động huy động vốn

Kết quả cuối cùng để đánh giá hiệu quả của hoạt động huy động vốn 19

được tính toán dựa trên các chỉ tiêu phản ánh thu lãi vay và chi lãi huy động. các chỉ tiêu được tính toán cụ thể như sau

b. Chênh lệch thu chi lãi/ Chi phí trả lãi

Chỉ tiêu cho biết cứ mỗi đồng chi phí bỏ ra cho hoạt động huy động vốn thì ngân hàng sẽ nhận lại được bao nhiêu đồng doanh thu. Giá trị của chỉ tiêu càng cao thì càng tốt

Công thức tính:

Chênh lệch thu chi lãi Chênh lệch thu chi lãi/ Chi phí trả lãi= Tong chi phí trả lãi

c. Chênh lệch thu chi/ Tổng vốn huy động

Chênh lệch thu chi lãi Chênh lệch thu chi lãi/ Tong vốn huy động = Tong vốn huy động

Chỉ tiêu cho biết cứ mỗi đồng vốn huy động được thì ngân hàng sẽ nhận lại được bao nhiêu đồng doanh thu. Giá trị của chỉ tiêu càng cao thì càng tốt.

1.2.2.2 Nhóm các chỉ tiêu định tính

* Sự ổn định của nguồn vốn h uy động

Đối với NHTM sự ổn định của nguồn vốn là vô cùng quan trọng. Với nguồn vốn có tính ổn định cao NHTM có thể chủ động trong mọi quyết định đầu tư kinh doanh của mình, ngược lại nếu nguồn vốn huy động có tính ổn định thấp sẽ gây khó khăn cho các quyết định đầu tư dẫn đến bỏ qua những cơ hội tốt trong kinh doanh. Sự ổn định của nguồn vốn chủ yếu được đánh giá

20

qua kỳ hạn các khoản huy động. Thông thuờng thì các khoản gửi trung và dài hạn có tính ổn định cao hơn các khoản gửi ngắn hạn và không kỳ hạn.

* Sự tuân thủ th eo q uy định của nhà nước về h uy động vốn

NHTM là một trong những ngành rất quan trọng trong nền kinh tế và chịu sự quản lý bởi các luật lệ, quy định của nhà nuớc và NHNN ban hành. Tất cả các hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung cũng nhu hoạt động huy động vốn nói riêng đều tuân theo những quy định đuợc thể hiện qua luật NHNN, luật các TCTD 2010, các Nghị định, Thông tu, các quy chế, quy trình về nghiệp vụ.

Khi thực hiện hoạt động huy động vốn, NHTM phải đảm bảo tuân thủ tất các điều kiện, quy định để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh c ng nhu đảm bảo sự an toàn, ổn định cho cả hệ thống.

* Sự đa dạng của các hình thức huy động

Hiện tại các ngân hàng thuơng mại đều có những hình thức huy động vốn truyền thống tuơng đối đa dạng về cả kỳ hạn, lãi suất và mục đích gửi tiền. Các NHTM hiện nay đều muốn đua ra nhiều những hình thức huy động để khách hàng có thêm những sự lựa chọn phù hợp với khả năng kinh tế cũng nhu nhu cầu về các hoạt động gửi tiền. Mỗi khách hàng có những khoản tiền khác nhau, với mục đích khác nhau. Chính vì lẽ đó để phục vụ một luợng lớn những khách hàng ở nhiều tầng lớp, NHTM buộc phải nghiên cứu để đua ra những sản phẩm với những tính năng khác biệt, đem lại sự thỏa mãn cho khách hàng đồng thời đua về cho ngân hàng luợng lợi ích nhất định.

* Sự hài lòng của khách hàng

Sự hài lòng của khách hàng không chỉ thể hiện trong những số liệu quá khứ và hiện tại, mà nó còn là công cụ để đánh giá về hiệu quả hoạt động huy động vốn trong tuơng lai.

họ đã tích cóp, tiết kiệm là mồ hôi công sức của mình để đổi lại một cuốn sổ

chính vì thế trong giao dịch gửi tiết kiệm thì sự tin tưởng là rất quan trọng.

Khách hàng có xu hướng lựa chọn những ngân hàng lớn, phát triển tốt và có vị thế cao trong thị trường.

1.1CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN

21

“Phiếu thăm dò ý kiến”, tham khảo ý kiến của 100 khách hàng về mức độ hài lòng về các dịch vụ đang cung cấp của ngân hàng, đồng thời tham khảo những mong muốn của khách hàng trong việc sử dụng những sản phẩm dịch vụ. Việc thu thập những đánh giá, nhận xét và mong muốn của khách hàng là vô cùng cần thiết, là cơ sở để ngân hàng có thể kịp thời nhìn nhận những điểm cần phát huy cũng như những điểm hạn chế giúp ích cho việc đưa ra định hướng kinh doanh cho từng giai đoạn cụ thể.

* Chính sách lãi suất, khuyến mại, dự thưởng

Đa số hiện nay các khách hàng gửi tiền đều quan tâm đến lãi suất tiền gửi cũng như các khuyến mại, dự thưởng đi kèm. Hoạt động huy động vốn rất nhạy cảm với lãi suất, chỉ một thay đổi nhỏ tăng hay giảm lãi cũng mang đến một sự thay đổi cho kết quả huy động vốn của các ngân hàng.

Chính vì sự nhạy cảm của lãi suất mà ngân hàng nên sử dụng nó như một công cụ điều chỉnh, hướng nguồn vốn đi theo nhu cầu sử dụng của mình. Thông thường thì lãi suất huy động hiện nay bao gồm cả chi phí chi cho người gửi tiền và chi phí phi lãi như khuyến mãi, dự thưởng, chi ân khách hàng... tuy nhiên cũng rất khó để tách phần phí phi lãi riêng cho hoạt động huy động vốn. Chính vì lẽ đó mà ngoài chính sách lãi suất phù hợp ra thì chính sách về khuyến mại, dự thưởng. cũng là yếu tố rất quan trọng thu hút nguồn tiền gửi.

* Thương hịệu và uy tín của ngân hàng

Tất cả các ngành nghề kinh doanh đều cần có uy tín và thương hiệu, nhưng đ c biệt với ngân hàng uy tín và thương hiệu chính là yếu tố sống còn. Uy tín, thương hiệu là giá trị không thể tính cụ thể ra những con số kinh tế nhưng để có được uy tín và thương hiệu, một ngân hàng có thể mất rất nhiều năm và bỏ ra những số tiền rất lớn để có được.

Khách hàng gửi tiết kiệm tại ngân hàng, mang đến ngân hàng tài sản của 22

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.3.1 Nhóm nhân tố chủ quan

Các yếu tố nội lực của ngân hàng là những yếu tố ngân hàng có s n để quản lý, điều hành và sử dụng trong kinh doanh. Vì là của ngân hàng nên bản thân ngân hàng có thể thay đổi, bổ sung, định hướng để các yếu tố nội lực phát huy tốt nhất, đáp ứng được tình hình kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ.

1.3.1.1 Vốn tự có

Vốn tự có không chỉ quyết định uy tín của ngân hàng, là chỗ dựa giúp được ngân hàng giảm thiểu được rủi ro phá sản mà còn ảnh hưởng đến quy mô hoạt động của ngân hàng nói chung và là yếu tố quyết định giới hạn tối đa của nguồn vốn. Theo hiệp ước Basel, các ngân hàng phải có tỷ lệ vốn tự có

Một phần của tài liệu 0326 giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà tây luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w