Kinh doanh ngân hàng là một lĩnh vực hết sức phức tạp và những ảnh hưởng của nó rất lớn đối với nền kinh tế. Quản lý và giám sát hoạt động của các ngân hàng là điều cần thiết nhưng việc quản lý không tốt, không phù hợp có thể gây ra những sai lệch về thị trường tài chính - tiền tệ, ảnh huonwgr đến nền kinh tế cũng như gây ra không ít khó khăn trong hoạt động của các NHTM. Để tăng tính chủ động cho các ngân hàng, đặc biệt là trong vấn đề huy động vốn, NHNN cần:
- Có những biện pháp điều chỉnh tỷ giá để kéo chênh lệch tỷ giá VNĐ/USD giữa thị trường tự do và thị trường chính thứcxuống. Đó là vấn đề quan trọng cần giải quyết hiện nay.
- Bên cạnh đó phải sử dụng có hiệu quả công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Đ ặc biệt là dự trữ bắt buộc ngoại tệ phải cao hơn dự trữ bắt buộc bằng VNĐ. Từ đó buộc các Ngân hàng thương mại phải hạ lãi suất tiền gửi ngoại tệ và tăng lãi suất cho vay ngoại tệ. Điều đó sẽ khiến các doanh nghiệp, dân cư có xu hướng gửi VNĐ vào các Ngân hàng nhiều hơn.
- Ngân hàng Nhà nước cần chỉ đạo các Ngân hàng thương mại điều chỉnh lại kế hoạch kinh doanh về tăng trưởng tín dụng và tài sản có, đăng ký
92
tăng trưởng tín dụng đúng với Ngân hàng Nhà nước trên cơ sở đảm bảo đúng các quy định về tỷ lệ an toàn và tăng trưởng tín dụng dưới 20% của Ngân hàng Nhà nước.
- Ngân hàng Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý thị trường tài chính - tiền tệ: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các mức lãi suất, tái cấp vốn, tái chiết khấu... đảm bảo theo sát thị trường tài chính thế giới, vừa đảm bảo an toàn thanh khoản cho các ngân hàng, vừa giúp các ngân hàng sử dụng vốn hiệu quả, tránh lãng phí vốn.
- Ngân hàng Nhà nước cần ban hành ngay các văn bản quy phạm pháp luật để hoàn thiện cơ chế như: Thông tư về lãi suất cơ bản, Thông tư về lãi suất trong trường hợp thị trường tiền tệ và hoạt động Ngân hàng có những di n biến bất thường, Thông tư về thu phí cho vay.
- Ngân hàng Nhà nước cần xác định một cách linh hoạt các mức lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước tương ứng với lạm phát kỳ vọng và so sánh với chỉ tiêu cùng kỳ.
- Các biện pháp can thiệp vào thị trường tài chính phải mạnh mẽ và có hiệu quả, tránh tình trạng can thiệp nửa vời sẽ có tác dụng ngược chiều.
- Bên cạnh đó Ngân hàng Nhà nước cần có các biện pháp giữ ổn định và phát triển bền vững các thị trường: sơ cấp, thứ cấp, chứng khoán, bất động sản, ngoại hối.. .Bởi vì các thị trường này không những là một kênh huy động vốn hiệu quả mà còn là yếu tố thúc đẩy hệ thống Ngân hàng phát triển. Để được như vậy Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và tham khảo kinh nghiệm các nước phát triển để có những bước đi phù hợp.
- Ngân hàng Nhà nước cần tranh thủ sự giúp đỡ của các nước trong khu vực và trên thế giới về khoa học, công nghệ và thu hút được các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
93
NHTM mà cụ thể và trực tiếp là các cán bộ ngân hàng. Bên cạnh đó cần có các chính sách khen thưởng rõ ràng, tránh tình trạng người làm đúng bị quy kết trách nhiệm.