Kinh nghiệm của một số Ngân hàng thương mại trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu 0326 giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà tây luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 41 - 92)

Các NHTM trong và ngoài nước luôn cố gắng nỗ lực hết sức đưa ra những sản phẩm nhằm thu hút thêm những nguồn vốn từ thị trường.

1.4.1.1 Ngân hàng Vietcombank

* Tiền gửi trực tuyến

Là sản phẩm cho phép khách hàng gửi/rút tiền tiết kiệm thông qua internet. Sử dụng sản phẩm này khách hàng có thể truy cập vào website của Vietcombank để chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán lãi suất thấp sang tài khoản tiết kiệm với lãi suất cao hơn.

Thao tác đơn giản, tính bảo mật cao

Giao dịch được chứng thực bằng Biên lai xác nhận giao dịch tiền gửi có kỳ hạn gửi vào hòm thư cá nhân của khách hàng.

1.4.1.2 Ngân hàngBIDV

BID V đã Cơ cấu lại nền khách hàng với điểm nhấn tăng trưởng khách hàng bán lẻ, khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng doanh nghiệp nước ngoài, giảm dần tỷ trọng của khách hàng doanh nghiệp lớn.

Khoảng 6, 7 năm trước đây, khi nhắc đến ngân hàng bán lẻ (Retail Banking), người ta thường cho rằng đó chỉ là mảnh đất phù hợp với các ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh. Các ngân hàng lớn có nguồn gốc quốc doanh - với năng lực tài chính vượt trội và vị thế lớn trong ngành - sẽ tập trung vào lực lượng khách hàng là các doanh nghiệp lớn.

Thế nhưng, trước sự tăng lên của tầng lớp trung lưu trong xã hội cùng sự phát triển của thị trường tài chính, mô hình ngân hàng bán lẻ đã trở thành

29

chiến lược phát triển của tất cả các ngân hàng. Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - ngân hàng có quy mô tài sản lớn nhất Việt Nam hiện nay, lượng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ đã chiếm áp đảo trong cơ cấu khách hàng tính đến cuối năm 2017.

BIDVdẫn đầu hệ thống về quy mô khách hàng doanh nghiệp SME

Theo báo cáo mới nhất của ngân hàng, BIDV đã cơ cấu lại nền khách hàng với điểm nhấn tăng trưởng khách hàng bán lẻ, khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng doanh nghiệp nước ngoài, giảm dần tỷ trọng của khách hàng doanh nghiệp lớn.

Trong đó, nền khách hàng cá nhân đạt hơn 10 triệu khách hàng, tương ứng trên 10% dân số, tăng 14% so với năm 2016. Nền khách hàng vừa và nhỏ (SME) tăng trưởng 14%, đạt khoảng 236.000 khách hàng, chiếm 98% tổng số khách hàng doanh nghiệp BIDV. Những con số này đưa BIDV trở thành đơn vị dẫn đầu hệ thống các Ngân hàng thương mại về quy mô hoạt động phân khúc khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Đối với phân khúc khách hàng FDI, năm 2017, BIDV đã ký kết hợp tác phát triển với với các tổ chức, ngân hàng Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Thái L an... nâng tổng số lượng khách hàng FDI đạt gần 3.000 khách hàng, gia tăng 20% so với năm 2016...

Những bước phát triển vượt bậc về quy mô, hiệu quả trong hoạt động bán lẻ của BIDV được thể hiện rõ nét qua các con số. Kết thúc năm 2017, huy động vốn dân cư đạt 523.643 tỷ đồng, tăng trưởng 20,3%, chiếm 56% tổng Huy động vốn. Tín dụng bán lẻ đạt 238.526 tỷ đồng, tăng trưởng 33%, chiếm 27,5% tổng dư nợ tín dụng. Thu nhập ròng bán lẻ tăng trưởng 35% so với năm 2016.

Tín dụng của BIDV dành cho khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 tăng trưởng 31% so với 2016, đạt 220.561 tỷ đồng, chiếm 25,6% tổng dư nợ tín dụng của BIDV.

30

Đột phá về dịch vụ ngân hàng điện tử

Thêm một ấn tượng của BIDV trong năm qua là dịch vụ Ngân hàng điện tử có sự đột phá về số lượng giao dịch với 41 triệu giao dịch đã được thực hiện, gấp đôi số lượng giao dịch năm 2016. Tổng cộng lượt khách hàng đăng ký mới dịch vụ ngân hàng điện tử trong năm 2017 đạt trên 2,1 triệu lượt, tăng 37% so với năm 2016, trong đó tăng trưởng dịch vụ BSMS đạt cao nhất từ trước đến nay (khoảng 1 triệu khách hàng tăng mới ).

Số lượng giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng qua kênh ngân hàng điện tử chiếm 45% tổng giao dịch chuyển tiền đi toàn hệ thống BIDV (trong đó số lượng giao dịch chuyển tiền đi của BIDV qua Napas đạt 3,3 triệu, tăng 3,5 lần so với năm 2016). BIDV xếp thứ 1 về số lượng và giá trị giao dịch, chiếm 22,25% tổng số lượng giao dịch toàn thị trường qua kênh Napas.

Cùng với đó, thu nhập thuần từ hoạt động thẻ tăng trưởng 37% so với 2016. Doanh số thanh toán thẻ tín dụng tăng trưởng trên 47% và tổng doanh số sử dụng thẻ tăng trưởng khoảng 25%. Mức tăng ròng thẻ nợ nội địa cao gấp 1,37 lần so với 2016.

Những con số trên đã cho thấy, không phải vô lý khi hoạt động bán lẻ của BIDV được nhiều tổ chức uy tín trong nước và quốc tế ghi nhận. Ngân hàng đã lần

thứ ba liên tiếp nhận giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam” và lần thứ hai liên tiếp nhận giải thưởng “Ngân hàng có sản phẩm cho vay nhà ở tốt nhất Việt

Nam” (Tạp chí The Asian Banker). BIDV cũng đã lần thứ hai liên tiếp nhận giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu nhất” và “Ngân hàng có Sản phẩm dịch vụ Sáng tạo độc đáo năm 2017 với sản phẩm BIDV SmartBanking” (VNBA & IDG).

1.4.1.3 Ngân hàng ANZ

Ngân hàng ANZ là một lựa chọn cho khách hàng muốn tối đa hóa lợi nhuận cho các khoản tiết kiệm của mình. Đó là thông điệp mà ANZ muốn gửi

31

những sản phẩm huy động truyền thống của ANZ đang cung cấp:

* ANZ Progress Saver:

Mục đích: nhằm tiết kiệm tiền để du lịch nuớc ngoài, mua nhà mới ho ặc bất cứ mục đích tiết kiệm nào.

Đối với những khách hàng sử dụng sản phẩm này sẽ đuợc mi ễn phí thuờng niên hàng tháng và phí giao dịch. Ngoài việc huởng lãi suất, khách hàng còn đuợc cộng điểm thuởng hàng ngày và sẽ đuợc chi trả mỗi tháng nếu số tiền mỗi lần gửi vào tài khoản trên là 10 USD và không rút ra trong một tháng.

Sản phẩm này còn có thể giao dịch qua các máy ATM, ANZ phone banking, ANZ internet banking và các điểm giao dịch internet.

* ANZ Online Saver:

Huởng lãi suất cạnh tranh, giao dịch tiền gửi trực tuyến, lãi suất tính mỗi ngày và trả hàng tháng cho khách hàng. Khách hàng huởng lãi suất cao, hiện nay khách hàng có thể nhận lãi suất lên tới 2,55% cho 3 tháng, không phải nộp số du duy trì tài khoản. Có thể dễ dàng chuyển khoản trực tuyến từ ANZ Online Saver và các tài khoản khác của khách hàng tại ANZ mọi lúc mọi nơi thông qua ANZ phone banking, ANZ internet banking. Tuy nhiên khách hàng sẽ không rút tiền mặt trực tiếp.

* ANZ V2 Plus

Với tài khoản này khách hàng vừa đuợc huởng lãi suất cao lại vừa đuợc huởng những dịch vụ truy cập tài khoản tại các máy ATM, Internet và Phone banking. Đ ặc biệt có một số dịch vụ tổng đài chuyên biệt để phục vụ những yêu cầu của tài khoản này. Số du tối thiểu của tài khoản này là 5000 USD, khách hàng có thể nộp, rút bất cứ lúc nào mà không mất phí.

1.4.1.4 Industrial Bank of Korea

* IBKI love Korea

32

ngoài nhằm cung cấp những ưu đãi về tiền phí chuyển đổi ngoại tệ và gửi tiên ra nước ngoài

Kỳ hạn của sản phẩm kéo dài từ 1 năm đến dưới 3 năm với mức lãi suất ưu đãi tùy theo kỳ hạn và các điều khoản đã đặt ra trong hợp đồng.

Được miễn phí chuyển khoản, sử dụng các dịch vụ thanh toán tại ngân hàng Đ ặc biệt hơn các khách hàng khi đăng ký dịch vụ này còn có thể tham gia các khóa học mi ễ n phí thông qua Trung tâm văn hóa từ xa IBK, thời hạn tham khóa học miễn phí là một năm kể từ ngày sổ tài khoản có hiệu lực, tuy nhiên ngân hàng có thể gia hạn thời gian tham gia (http://happy.ibk.co.kr). Nội dung chính của khóa học này: đào tạo ngoại ngữ, sử dụng máy tính, giáo dục đời sống

1.4.2 Bài học kinh nghiệm đối với Agribank Việt Nam

1.4.2.1 Phân cấp khách hàng

Các NHTM trong nước đã bước đầu thực hiện chính sách này. Phân cấp khách hàng chính là việc sắp xếp khách hàng thành những nhóm, có những đặc điểm chung về tài chính, về nhu cầu... Qua việc phân cấp khách hàng họ sẽ có các chính sách sao cho thật phù hợp với đặc điểm và tính cách của từng nhóm khách hàng. Đối với từng nhóm khách hàng họ sẽ chú trọng tập trung vào một số dịch vụ chủ yếu và khai thác hầu hết ở những dịch vụ đó. Để có được những chương trình phù hợp cho từng khách hàng thì bản thân các Agribank Việt Nam phải thực hiện nghiên cứu rất sâu sắc về từng nhóm khách hàng một. Đây chính là tài nguyên chất xám của mỗi ngân hàng vì mỗi một ngân hàng sở hữu rất nhiều khách hàng khác nhau nhưng tuỳ theo mục đích huy động mà mỗi ngân hàng sẽ có những khác biệt với các ngân hàng khác.

1.4.2.2 Đa dạng hoá sản phẩm

Qua nghiên cứu và phân cấp khách hàng, mỗi ngân hàng sẽ đưa ra các loại sản phẩm khác nhau để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng nên

33

việc đa dạng hoá sản phẩm là yếu tố tất nhiên. Đa dạng hoá sản phẩm sẽ giúp ngân hàng tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn và phục vụ được nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng. Để giữ chân được khách hàng và thu hút ngày càng nhi ều khách hàng hơn nữa thì việc đưa ra nhiều sản phẩm với nhiều tính năng sẽ giúp khách hàng thấy thoả mãn và hài lòng - đây chính là mục tiêu hướng tới của mỗi nhà cung cấp.

1.4.2.3 Tăng cường ứng dụng CNTT vào hoạt động ngân hàng

Với ngân hàng hệ thống công nghệ góp phần không nhỏ vào sự phát triển của hệ thống. Với số lượng khách hàng ngày càng nhiều và số lượng sản phẩm, dịch vụ ngày càng đa dạng nếu không có công nghệ hỗ trợ thì ngân hàng sẽ không thể phát triển đi lên được. Với sự hỗ trợ của công nghệ sẽ giúp ngân hàng giảm được rất nhiều công việc, bản thân những nhà quản lý và nhân viên sẽ được giải phóng khỏi những công việc tỉ mỷ, máy móc để đầu tư thời gian cho phân tích và tìm kiếm khách hàng.

Như vậy, với những mục tiêu chính mà các Agribank Việt Nam đã và đang hướng tới sẽ là những kinh nghiệm bổ ích cho Agribank Việt Nam học tập và có định hướng đúng đắn hơn trong quá trình gia tăng huy động vốn cho mình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua những vấn đề và kiến thức đã đưa ra trong Chương I, đã làm rõ được tầm quan trọng của nguồn vốn nói chung và vốn huy động nói riêng cũng như những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá cụ thể và chính xác nhất hiệu quả của hoạt động huy động vốn của NHTM. Những lý luận của Chương I, cũng là cơ sở giúp chúng ta đưa ra những tính toán những chỉ tiêu số liệu phân tích thực trạng của Agribank Chi nhánh Hà Tây từ đó làm rõ vấn đề đ ặt ra của đề tài.

34

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

CHI NHÁNH HÀ TÂY

2.1KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ TÂY

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây

Tên tiếng Anh: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development Branch Ha Tay

Tên viết tắt : AGRIBANK BRANCH HA TAY

Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam đuợc thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ truởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Cùng ngày, theo Quyết định 43 của Thống đốc NHNN Việt Nam ngày 26/03/1988 thành lập Ngân hàng phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Sơn Bình (nay là NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Tây).

Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ truởng (nay là Thủ tuớng Chính phủ) ký Quyết định số 400/QĐ-HĐBT đổi tên gọi của Ngân hàng phát triển nông nghiệp thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.

Ngày 30/08/1991, Thống đốc NHNN Việt Nam ra quyết đinh 126/NH- QĐ giải thể Ngân hàng phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Sơn Bình để thành lập Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỉnh Hà Tây.

Phòng nghiệp vụ Chi nhánh loại 3

PGD trực thuộc

35

192/NH-QĐ thành lập chi nhánh NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tây.

Đến năm 2008 sau khi sát nhập địa dư hành chính Hà Tây về Hà Nội, NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tây được đổi tên thành NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Tây- Thành phố Hà Nội.

Đến năm 2011 để thuận tiện cho việc kinh doanh của NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Tây- Thành phố Hà Nội và tránh việc sáo chộn nhiều. Ngân hàng NHNo &PTNT Việt Nam đã ra quyết định số 1125 đổi tên NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Tây- Thành phố Hà Nội thành NHNo&PTNT Chi Nhánh Hà Tây.

NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Tây là một đơn vị trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, đã được nhà nước xếp hạng doanh nghiệp hạng 1, có các chi nhánh hoạt động hạn chế và phụ thuộc và các phòng giao dịch trực thuộc. NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Tây là NHTM đa dạng, có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các thành phần kinh tế, nhất là sản xuất nông nghiệp và kinh tế ở nông thôn.

* Tổ chức bộ máy của Chi nhánh

Mô hình tổ chức hiện tại của NHNo&PTNT Chi Nhánh Hà Tây là mô hình hiện đại, việc phân chia các Phòng, Ban chủ yếu dựa trên các nghiệp vụ mà Phòng đảm nhiệm. Cụ thể có thể khái quát mô hình tổ chức hoạt động của NHNo&PTNT Chi Nhánh Hà Tây theo mô hình như sau

36

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Agribank Hà Tây NHNo&PTNT VIỆT NAM

___________ I , „ NHNo&PTNT CN HÀ TÂY _______t______ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

1. Phòng kế hoạch tổng hợp 1 . Chl nhánh H∙Đan Phượng 2. Phòng kiểm tra, kiểm soát 2∙ Chi nh^nh H. Phúc Thọ

nội bð 3.Chi nhánh H. Ba Vì

3. Phòng Hành chính và Nhân sự 4. Chl nhánh H. Thạch Thất

4. Phòng tín dụng 5. Chi nhánh H. Quốc

Oai

5. Phòng kế toán và Ngân quỹ 6. Chi nhanh H

.τhanh Oai

6. Phòng kinh doanh và ngoại hối 7∙ Chl nhánh H

∙Thường Tín

7. Phòng dịch vụ và Marketing 8. chl πhlllh H. Phú Xuyên

8∙ Phòng điện toán 9. chi nhánh H. Mỹ Đức

9∙ Văn phòng Đảng ủy 10. chi nhánh HChu∏ng Mỹ

__________________________ 11. Chi nhánh Hòa Lạc 12. Chi nhánh Xuân Mai

37

- Giám đốc Chi nhánh: L à người đứng đầu Chi nhánh, điều hành mọi hoạt động của Chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về các hoạt động của chi nhánh.

- Phó giám đốc được giám đốc ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn nhất định.

- 09 Phòng nghiệp vụ, 14 Chi nhánh huyện (Ngân hàng loại III) và các Phòng giao dịch trực thuộc

* Chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh

+ Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn của các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài bằng cả đồng nội tệ và ngoại tệ.

+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoàì theo quy định của NHNo&PTNT Việt nam.

+ Tiếp nhận các nguồn tài trợ, vốn uỷ thác của chính phủ, cơ quan địa phương, các tổ chức kinh tế cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của NHNo&PTNT Việt nam.

+ Vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và tổ chức tín dụng nước ngoài khi được Tổng giám đốc chấp thuận và cho phép bằng văn bản.

+ Huy động vốn có thể bằng vàng và các công cụ khác theo quy định của NHNo&PTNT Việt nam.

+ Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNo&PTNT

Một phần của tài liệu 0326 giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà tây luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 41 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w