Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu 0174 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM CP đại dương chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 47 - 49)

Thứ nhất, môi trường kinh tế, chính trị, xã hội.

- Đất nước có nền kinh tế ổn định nó sẽ thuận lợi cho sự phát triển ngành Ngân hàng, khi nền kinh tế ổn định và phát triển thì nó nâng cao đời sống người dân, tiêu dùng trong xã hội gia tăng, thúc đẩy mỗi người tiêu dùng sử dụng các dịch vụ Ngân hàng ngày càng nhiều hơn. Mặt khác chi tiêu nhiều hơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngành ngân hàng phát triển các sản phẩm, dịch vụ cho vay cá nhân để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Ngược lại nền kinh tế bị khủng hoảng rơi vào suy thoái, lạm phát gia tăng thì người dân thắt chặt chi tiêu, đầu tư rơi vào bế tắc không luân chuyển được vốn, hàng hóa sản xuất ra không bán được và tác động gián tiếp đến việc mở rộng và phát triển cho vay cá nhân của ngành ngân hàng.

- Một môi trường chính trị ổn định, xã hội có một đảng lãnh đạo, không có sự tranh giành quyền lực của các đảng phải, xung đột lợi ích của các tổ chức. Điều đó sẽ hạn chế được những rủi ro để tạo điều kiện yên tâm cho ngành ngân hàng ổn định và phát triển.

Thứ hai, môi trường pháp lý.

- Một nền kinh tế muốn ổn định và phát triển cần có một hành lang pháp lý thích hợp, phù hợp với điều kiện của từng đất nước. Một đất nước có được hành lang pháp lý rõ ràng, hệ thống pháp luật ra đời có tính đồng bộ, đầy đủ và thống nhất của các văn bản đồng thời gắn liền với trình độ dân trí, sự chấp hành của pháp luật đối với người dân. Hoạt động ngân hàng là huyết

38

mạch của nền kinh tế, là tổng thể của các thành phần kinh tế trong nước, nó chịu sự tác động của hệ thống Pháp luật Nhà nước, văn bản quy định của Ngân hàng Nhà Nước, luật các tổ chức tín dụng và mỗi ngân hàng thương mại đều có hệ thống luật áp dụng riêng.

- Do vậy để hoàn thiện một hệ thống luật ngành Ngân hàng đúng với cơ chế chính sách của nhà nước đề ra và phù hợp với thực tế là điều rất quan trọng và cần thiết để phát triển hệ thống ngân hàng nói chung và từng mô hình cho vay nói riêng.

- Hiện nay nước ta có nhiều Bộ luật ra đời và áp dụng chồng chéo nhau, chưa sát với thực tế gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế xã hội nói chung và hoạt động Ngân hàng nói riêng. Trong điều kiện như vậy việc áp dụng và thực thi các bộ luật là rất khó thực hiện và có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng.

Thứ ba, trình độ học vấn và năng lực tài chính vay vốn của khách hàng. Các khoản vay của khách hàng cá nhân khi thẩm định điều đầu tiên cần thẩm định là ý thức trả nợ của khách hàng và tiếp theo là tình hình tài chính của khách hàng. Khi một khoản vay đã được trao cho khách hàng, điều đó yêu cầu khách hàng phải sử dụng đúng mục đích, có kế hoạch trả nợ rõ ràng. Làm được những điều đó yêu cầu khách hàng phải có nhận thức, đạo đức tốt và có được năng lực Tài chính để trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn, những khách hàng như vậy ít đem lại rủi ro cho Ngân hàng khi cho vay và ngược lại còn tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng cho vay hơn nữa.

Thứ tư, đối thủ cạnh tranh.

Cạnh tranh là một vấn đề tất yếu để các ngân hàng tồn tại và phát triển. Trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng việc nghiên cứu và tìm hiểu đối thủ cạnh tranh là vô cùng quan trọng. Kết quả nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là việc các NHTM tìm ra các chiến lược kinh doanh cho riêng mình;

đưa ra các sản phẩm tín dụng nào phục vụ khách hàng cá nhân là tốt nhất; thời điểm để đưa ra sản phẩm tín dụng ưu việt hơn đối thủ cạnh tranh là nhằm thu hút được lượng khách hàng vay vốn nhiều hơn.

Một phần của tài liệu 0174 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM CP đại dương chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 47 - 49)

w