Các Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, ngân hàng Nhà Nước và các ban ngành địa phương, các Hiệp hội doanh nghiệp cần phối hợp theo đúng Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 5/5/2010 của Chính Phủ để triển khai thực hiện tích cực, đồng bộ các chính sách trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP, nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát huy mọi khả năng và nguồn lực đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thứ nhất, hoàn thiện khung pháp lý cho DNNVV
Chính phủ và các ban ngành cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật để khuyến khích các doanh nghiệp, doanh nghiệp yêu cầu hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật. Ban hành các chính sách hỗ trợ, bảo vệ DNNVV, chính sách thuế, chính sách thương mại, đất đai...
Nhà nước cần ban hành các đạo luật cơ bản, tạo môi trường pháp lý cần thiết để các DNNVV dễ dàng thực hiện các biện pháp đảm bảo nghĩa vụ trả
nợ và các ngân hàng dễ dàng trong việc xử lý tài sản đảm bảo nợ khi có rủi ro xảy ra. Đó là luật sở hữu tài sản và các văn bản dưới luật quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý Nhà nước về cấp chứng thư, sở hữu tài sản; ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn việc thực hiện xử lý, phát mại tài sản thế chấp, cầm cố và bảo lãnh. Có như vậy mới góp phần tạo ra sự đảm bảo chắc chắn hơn cho các ngân hàng thương mại và từ đó mà khuyến khích họ trong việc cho vay vốn đối với các DNNVV.
Thứ hai, xây dựng các trung tâm tư vấn hỗ trợ DNNVV
Một trong những hạn chế của DNNVV là đội ngũ quản lý còn yếu kém, doanh nghiệp thiếu thông tin và khả năng tiếp cận thị trường. Vì vậy, việc thành lập các trung tâm tư vấn hỗ trợ DNNVV là hết sức cần thiết, đóng vai trò quan trọng nhằm trợ giúp DNNVV trong các lĩnh vực sau đây:
• Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý điều hành và tay nghề người lao động. Ngoài việc tổ chức mạng lưới các cơ sở dạy nghề trong phạm vi cả nước, một việc hết sức quan trọng là tổ chức đào tạo kiến thức kinh doanh phù hợp với nền kinh tế thị trường cho đôị ngũ quản lý DNNVV. Đối với chủ DNNVV họ có nhiều kinh nghiệm sản xuất, thành đạt trong kinh doanh nhưng chưa có dịp tiếp xúc một cách có hệ thống các kiến thức mới về quản lý tài chính, về pháp luật vì vậy cần tổ chức các lớp đào tạo theo các chủ đề dành cho chủ doanh nghiệp, tổ chức các buổi giao lưu, toạ đàm cho các doanh nhân trẻ.
• Hướng dẫn xây dựng dự án, phương án kinh doanh khả thi: Việc xây
dựng phương án sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng cho DNNVV, giúp các doanh nghiệp biến một ý tưởng mới thành hoạt động kinh doanh thành công về phương diện tài chính. Nhưng việc tự mình lập phương án sản xuất kinh doanh để đệ trình với các cơ quan hữu quan là một điều hết sức khó khăn mà nhiều DNNVV, nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh là
73
không thể tự làm được. Vì vậy rất cần phải có hoạt động tư vấn về lĩnh vực này. Có như vậy các ngân hàng mới biết được mục đích sử dụng, khả năng sinh lời của dự án, từ đó mới có thể xem xét thẩm định trước khi đầu tư vốn cho doanh nghiệp.
• Cung cấp thông tin thị trường, khoa học công nghệ, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp ra nước ngoài: Để có thể tham gia vào thị trường trong nước và quốc tế, điều quan trọng đối với các doanh nghiệp là tiếp cận công nghệ hiện đại nhằm tăng cường cạnh tranh. Sắp tới Chính phủ sẽ thành lập ba trung tâm trợ giúp kỹ thuật cho DNNVV ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nang. Các trung tâm này có nhiệm vụ tư vấn cho các DNNVV về công nghệ kỹ thuật, về trang thiết bị, hướng dẫn quản lý kỹ thuật, bảo dưỡng máy móc...