2008 Năm 2009 Năm 2010 % Thực hiện so với kế hoạch năm 2010 1 Tổng tài sản Tỷ VND 32.626 63.882 115.336 125% 2 Nguồn vốnhuy động VNDTỷ 29.877 59.287 107,364 124% 3 Dư nợ tín dụng Tỷ VND 11.210 23.872 31.830 91%
Trong thập kỷ qua, Việt Nam đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc mà sự xuất hiện của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) đang và sẽ là động lực chính trong đà tăng trưởng đó. Phân khúc này sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tới và trở thành hai trong số những cơ hội hấp dẫn nhất cho các ngân hàng.
Nhằm nắm bắt được cơ hội đó đồng thời phục vụ khách hàng doanh nghiệp tốt hơn, Maritime Bank đã quyết định thiết kế lại mô hình kinh doanh mới bao gồm chi nhánh và các kênh ngân hàng chuyên doanh. Ngân hàng TMCP Hàng Hải được chia làm 4 ngân hàng chuyên doanh bao gồm: ngân hàng cá nhân, ngân hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngân hàng doanh nghiệp lớn, ngân hàng định chế tài chính. Trong đó Ngân hàng doanh nghiệp (SMEs) phục vụ khách hàng mục tiêu là khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Sản phẩm, quản lý rủi ro và vận hành được “may đo” để đáp ứng nhu cầu của các phân khúc trên. Chiến lược kinh doanh mới được xây dựng dựa trên nghiên cứu sâu về khách hàng. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân loại theo theo doanh thu từ 1 triệu đến 70 triệu đô.
2.1.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Maritime Bank từnăm 2008 đến năm 2011: năm 2008 đến năm 2011:
Tình hình hoạt động kinh doanh của Maritime Bank từ năm 2008 đến năm 2010 qua một số chỉ tiêu tiêu biểu như sau:
4 Lợi nhuận trước thuế Tỷ VND 437 1.005,3 1.518,1 127% 5 Nợ xấu (nhóm 3-5) % 1.49% 0.62% 1.87% 6 Tỷ lệ chia cổ tứccổ phần % 12.50% 26.87% 19.70% 116% 7
ROE (lợi nhuận sau thuế trên vốn
điều lệ BQ)
% 21.11% 37.10% 35.10% 147%
8 sau thuế trên TTS)ROA (Lợi nhuận % 1.26% 1.80% 1.55% 114% ( Nguồn: Phòng kế toán tổng lợp)
cho sự phục hồi kinh tế. Từ đầu quí III năm 2010, chỉ số lạm phát (CPI) bắt đầu gia tăng, lãi suất nội, ngoại tệ, tỷ giá VND/USD cũng biến động mạnh, xuất hiện thiếu hụt thanh khoản cục bộ ở một số NHTM Việt Nam... Tình hình tài chính, tiền tệ trong và ngoài nước diễn biến phức tạp vừa tạo cơ hội, vừa đặt ra thách thức lớn đối với hoạt động tài chính - ngân hàng Việt Nam còn đang trong quá trình hội nhập, từng bước “chuẩn mực hóa” tổ chức và hoạt động theo thông lệ Quốc tế.
46
Trong bối cảnh đó, Maritime Bank cũng phải đối mặt với những thử thách khó lường. Với sự chỉ đạo nhanh nhạy, linh hoạt và quyết đoán của Hội đồng Quản trị (HĐQT) và Ban Điều hành, cùng sự nỗ lực, quyết tâm cao của tập thể CBNV Ngân hàng, Maritime Bank đã đạt chỉ tiêu tăng trưởng cao về qui mô tổng tài sản, lợi nhuận và bảo đảm an toàn hoạt động (theo Báo cáo Kiểm toán ngày 31/12/2010: tổng tài sản tăng 80,5%, lợi nhuận trước thuế: 1.518 tỷ đồng; ROA (Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản ): 1.55%, ROE (Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu): 35,1%, CAR (Hệ số an toàn vốn): 9,12%, tỷ trọng dịch vụ phi tín dụng 13%, tỷ lệ nợ xấu: 1,87%...). Trong năm 2010, Maritime Bank đã tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng theo đúng lịch trình, nâng cao hơn năng lực vốn hoạt động của Ngân hàng. Cũng trong năm này, Maritime Bank đã chuyển Trụ sở chính về địa điểm mới khang trang hơn, hiện đại hơn tại Tòa nhà Sky City Tower, 88 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.
a) Tình hình huy động vốn của MSB
BIỂU ĐỒ 2.2 : HUY ĐỘNG VỐN MSB 2008 - 2011
Nhìn trên Biểu đồ 2.2 ta thấy tình hình huy động vốn của Maritime Bank qua các năm 2008-2010 đều tăng trưởng nhanh và mạnh. Nguồn vốn huy động năm 2009 tăng cao đạt 59.287 tỷ đồng, tăng 98,4% so với năm 2008. Đến ngày 31/12/2010 tổng vốn huy động của Maritime Bank tăng nhanh đạt 107.364 tỷ đồng, tăng 48.077 tỷ đồng so với năm 2009 với tốc độ tăng là 81%. Năm 2011 tình hình huy động vốn Thị trường 1 đã trải qua nhưng giai đoạn biến động mạnh về lãi suất và tính thanh khoản. Đặc biệt vào các tháng cuối năm, tỷ lệ lạm phát cao và áp lực mạnh về tính thanh khoản trên toàn hệ thống ngân hàng đã đẩy lãi suất huy động vốn trên Thị trường 1 có thời điểm lên tới 22% dẫn tới việc huy động vốn khó khăn đặc biệt tại các NHTM, huy động vốn năm 2011 đạt 104.875 tỷ đồng.
Huy động vốn của Maritime Bank đạt tốc độ tăng trưởng tốt và ổn địnhtỉ lệ cho vay/huy động ở mức 54%, tạo cơ sở vững chắc, an toàn và thận
trọng cho hoạt động của Ngân hàng. b) Tình hình tín dụng của MSB
Tình hình tăng trưởng tín dụng của MSB qua các năm được thể hiện như sau:
BIỂU ĐỒ 2.3: TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG MSB 2008 -2011
48
Giai đoạn 2008-2009, khi các ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với tình trạng rủi ro thanh khoản đẩy lãi suất huy động và cho vay lên mức kỷ lục, tạo ra sự khan hiếm nguồn vốn cho hoạt động tín dụng, có những thời điểm phần lớn các ngân hàng Việt Nam ngừng cấp tín dụng cho nên kinh tế. Tuy nhiên, Maritime Bank vẫn giữ vững khả năng thanh khoản và vẫn duy trì giải ngân phát triển tín dụng để hỗ trợ cho các khách hàng truyền thống của mình vượt qua giai đoạn khó khăn về tài chính. Năm 2009 Maritime Bank đã đạt tổng dư nợ 23.872 tỷ đồng, tăng 113% so với năm 2008. Tính đến cuối năm 2010 tổng dư nợ của Maritime Bank tăng 33% so với năm 2009, đạt 31.830 tỷ đồng. Thực hiện chủ trương của Chính phủ là duy trì tỉ lệ tăng trưởng tín dụng thấp của toàn ngành ngân hàng, Maritime Bank đã giảm tỷ lệ tăng trưởng cho vay từ 32% của năm trước xuống còn dưới 20% năm 2011. Tại thời điểm cuối năm 2011, tổng dư nợ đạt 37.753 tỷ đồng, tăng 18.6% so năm 2010. Trong đó tín dụng doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng chủ đạo, chiếm 87% tổng dư nợ tín dụng, tín dụng DNNVV chiếm tỷ trọng trên 50%.
Bên cạnh đó, chất lượng tín dụng luôn được đảm bảo. Nợ xấu từ nhóm 3-5 luôn trong tầm kiểm soát năm 2008 :1,49% năm 2009 là 0,62% và năm 2010 là 1,87% trên tổng dư nợ. Nợ xấu từ nhóm 3-5 là 856 tỷ đồng, chiếm 2,27% trên tổng dư nợ. Đến cuối năm 2011, dự phòng rủi ro tín dụng tăng 18%, do đó tỷ lệ nợ xấu thuần giảm chỉ còn 1,3%.
Đây là kết quả của việc Maritime Bank đã tập trung chú trọng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng theo các chuẩn mực quốc tế, tăng cường công tác kiểm tra giám sát tín dụng đặc biệt trong năm 2011 với bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái và nền kinh tế trong nước đầy bất ổn như chỉ số lạm phát còn tăng cao, mức độ tăng trưởng thấp, đầu tư trong nước và nước ngoài đều có chiều hướng chững lại do các chính sách thắt chặt về tiền tệ và đầu tư công...ngành ngân hàng tài chính phải đối mặt với những cú sốc về lãi suất,
tỷ giá, tình trạng nợ xấu gia tăng và sức ép trong việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng