Thực trạng chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu 0245 giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH TMCP hàng hải việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 60 - 63)

của Maritime Bank

2.2.1. Khái quát công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa của Maritime Bank

2.2.1.1. Tổng quan về các DNNVV có quan hệ tín dụng với Martime Bank

Loại hình doanh nghiệp:

Các DNNVV được MSB tài trợ vốn thuộc mọi loại hình doanh nghiệp, trong đó số Công ty có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ nhất: 0,04% và tốc độ tăng hàng năm gần như không có, lý do các doanh nghiệp FDI thường chỉ chịu trách nhiệm trong phần vốn góp của chủ sở hữu, trong khi đó hàng năm các công ty này thường tìm cách đẩy lợi nhuận về chủ đầu tư dưới nhiều hình thức, Luật pháp Việt Nam vẫn chưa kiểm soát được điều này nên rất khó cho các Ngân hàng tài trợ vốn có thể kiểm soát được nguồn thu của họ để thu nợ. Bên cạnh đó các công ty này thường hay quan hệ tín dụng và giao dịch với các ngân hàng mà Trụ sở chính của họ đang quan hệ hơn. Công ty cổ phần ngày càng phát huy thế mạnh của mình trong hoạt động kinh doanh nên quan hệ tín dụng với doanh nghiệp này ngày càng được mở rộng hơn. Số lượng công ty cổ phần thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lượng khách hàng tại MSB: trên 40%. Với đặc điểm tài chính và thông tin công ty được minh bạch hóa hơn một số loại hình khác đã là một điểm thuận lợi khi ngân hàng thẩm định cho vay đối với các công ty này. Ngoài ra Công ty Nhà nước và công ty Trách nhiệm hữu hạn cũng chiếm một tỷ trọng tương đối cao và tăng trưởng đều tại MSB qua các năm.

50

kiếm đối tượng khách hàng tốt, đảm bảo hài hòa lợi ích của cả hai bên Ngân hàng và khách hàng.

Đặc điểm:

Cũng như các DNNVV nói chung, các DNNVV có quan hệ tín dụng với MSB đều có những khó khăn giống nhau. Đó là những khó khăn gặp phải từ khi thành lập, đăng ký kinh doanh, khi sản xuất đến khi tiêu thụ sản phẩm trong đó có một hạn chế cơ bản, làm tiền đề cho những khó khăn khác đó là vấn đề về vốn và tín dụng.

Nhìn chung vốn đầu tư ban đầu của các DNNVV còn rất hạn chế, quy mô vốn trung bình của các doanh nghiệp này chỉ khoảng trên dưới 10 tỷ đồng thậm chí còn thấp hơn nữa. Số doanh nghiệp có vốn trên 10 tỷ là rất ít vì các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh. Nguồn vốn được hình thành chủ yếu vào các nguồn như nguồn vốn tự có, vay bạn bè người thân, vốn cổ phần và vốn vay ngân hàng, nhưng trong đó vốn tự có vẫn là lớn nhất, vốn cổ phần rất hạn chế do uy tín để phát hành trên thị trường chứng khoán là không có, vốn vay ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp trong tổng vốn hoạt động. Vì vậy những doanh nghiệp ngoài có quan hệ tín dụng với MSB thì ít có khả năng vay thêm được từ ngân hàng khác do hạn chế về tài sản bảo đảm. Vì thế việc tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn thấp.

2.2.1.2. Nguyên nhân làm hạn chế quan hệ tín dụng giữa DNVVN trong quan hệ tín dụng với MSB

Ta có thể khái quát các nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế trong quan hệ tín dụng với MSB như sau :

Thứ nhất, Khoản vay của DNNVV không lớn nhưng ngân hàng phải làm cùng một quy trình bao gồm các thủ tục phức tạp và chi phí giao dịch, quản lý khoản vay như các khoản vay lớn trong khi mức độ phức tạp cao và

không hiệu quả bằng việc cho vay một khoản vay lớn. Đây cũng là rào cản khi Ngân hàng xem xét cho vay đối tượng khách hàng này.

Thứ hai, các DNNVV đang trong giai đoạn mới hình thành và phát

triển, nên khả năng tích lũy vốn còn hạn chế. MSB trong mấy năm gần đây cho vay đều phải có tài sản thế chấp trong khi đó các khách hàng thường không đủ tài sản thế chấp hoặc có tài sản nhưng không đủ pháp lý để MSB chấp nhận cho vay. Việc định giá tài sản vẫn thấp hơn giá trị thực tế để đảm bảo an toàn tín dụng cho ngân hàng tạo sự khó khăn trong việc thống nhất giá giữa khách hàng và Ngân hàng.

Thứ ba, nguồn thông tin từ các DNNVV không được minh bạch, hầu hết

báo cáo tài chính chỉ là báo cáo đã được điều chỉnh, số liệu không sát thực với tình hình thực tế của doanh nghiệp, do quy mô nhỏ nên kế toán thường không có bài bản, cuối kỳ doanh nghiệp thường thuê kế toán bên ngoài về làm bản báo cáo. Bên cạnh đó, các DNNVV không muốn bộc bạch hết với ngân hàng. Không muốn giải trình về dự án, phương án kinh doanh, không muốn cung cấp các báo cáo tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, không muốn mang tài sản để thế chấp. Nhiều doanh nghiệp vay ngân hàng với mục đích san sẻ rủi ro bằng cách vay thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay, chứ không muốn mang tài sản của doanh nghiệp để thế chấp. Như vậy chính bản thân doanh nghiệp còn chưa tin tưởng vào hiệu quả của phương án kinh doanh thì rất khó để Ngân hàng tài trợ vốn .

Thứ tư, một số DNNVV hiện nay chưa chủ động tạo lập nguồn vốn cho

mình mà quá phụ thuộc vào vốn vay của ngân hàng. Trong khi đó vốn vay ngân hàng chỉ mang tính chất bổ sung phần thiếu hụt tối đa là 70% giá trị phương án. Nhưng thực tế kết cấu nguồn vốn của nhiều DNNVV hiện nay chưa hợp lý, nguồn vốn vay còn cao. Trên giác độ đảm bảo an toàn rủi ro tín

52

dụng cho Ngân hàng, rất nhiều trường hợp Ngân hàng đã phải từ chối cho vay. Còn có trường hợp, khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, vốn ngắn hạn dùng đầu tư trung và dài hạn hoặc ngược lại gây mất cân đối tài chính và an toàn của dự án đầu tư.

Thứ năm, nguồn thông tin về ngành nghề và dự án của các DNNVV thường là rất ít. Hiện tại các nguồn cung cấp thông tin để thẩm định còn hạn chế. Điều này gây khó khăn cho Chuyên viên thẩm định khi thẩm định dự án đầu tư dễ dẫn đến kết luận không chính xác và quyết định cho vay sai khi không đủ thông tin về ngành nghề.

Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác xuất phát từ phía ngân hàng như trình độ của một số cán bộ tín dụng chưa cao không đủ khả năng phân tích đánh giá khách hàng, tính khả thi của phương án. Cán bộ ngân hàng thiếu khả năng phán đoán và không có cách nhìn toàn diện về hiệu quả thực tế của phương án vay vốn nên chỉ tập trung vào các tài sản bảo đảm. Vì vậy bỏ lỡ cơ hội tăng lợi nhuận cho ngân hàng cũng như tạo khó khăn cho doanh nghiệp trong việc vay vốn.

Một phần của tài liệu 0245 giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH TMCP hàng hải việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w