Ở mỗi nền kinh tế hay lãnh thổ, các DNNVV có thể giữ những vai trò với mức độ khác nhau, song nhìn chung có một số vai trò tương đồng như sau:
- Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: các DNNVV thường
chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp (Ở Việt Nam chỉ xét các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 95%). Vì thế, đóng góp của họ vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể.
- Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, các
DNNVV là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn.
- Làm cho nền kinh tế năng động: vì DNNVV có quy mô nhỏ, nên
dễ điều chỉnh (xét về mặt lý thuyết) hoạt động.
- Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: DNNVV thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì DNNVV lại có
mặt ở khắp các địa phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương.
Thực tế cho thấy, các DNNVV có cơ hội sản xuất nhiều loại hàng hóa, đa dạng phù hợp với quy mô và dung lượng thị trường phân tán, có khả năng giải quyết công ăn việc làm tại chỗ, khai thác các nguồn nguyên liệu địa phương, đóng góp đáng kể trong quá trình phân bổ thích hợp cho lực lượng lao động đặc biệt là lao động nông nhàn, giảm bớt khoảng cách chênh lệch giữa các khu vực, góp phần thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngoài ra, sự phát triển của loại hình doanh nghiệp còn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyên môn hóa và đa dạng hóa các ngành nghề, duy trì và phát triển các nghề thủ công truyền thống giữ gìn giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời góp phần xây dựng và rèn luyện một lực lượng trẻ mới có năng lực và khả năng thích ứng nhanh với nền kinh tế thị trường.