> Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, do sự thay đổi liên tục trong mô hình tổ chức, quy trình tín dụng và mẫu biểu tờ trình, đặc biệt làsau khi sáp nhập vào SHB, mẫu biểu tờ trình thẩm định phải thay đổi lại toàn bộ theo mẫu biểu do SHB ban hành. Mô hình thẩm định cũng có sự thay đổi theo, Phòng Thẩm định sẽ có chức năng quản lý rủi ro của toàn bộ các khoản vay của tất cả các khách hàng, bao gồm cả khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Việc này ít nhiều gây ảnh hưởng tiến độ thẩm định cũng như chất lượng tờ trình thẩm định của cán bộ do thời gian đào tạo, tập huấn chưa áp dụng được tới toàn bộ nhân viên cũ. Đồng thời, sự thay đổi trong mô hình tuy tạo ra sự rành mạch trong công việc, nhưng hiện tượng chồng chéo, đưa đẩy trách nhiệm vẫn xảy ra, đặc biệt trong khâu rà soát, theo dõi khách hàng.
Thứ hai, những khó khăn trong công tác thẩm định tài sản bảo đảm phần nhiều xuất phát từ sự thay đổi trong quy trình thẩm định tài sản bảo đảm trước và
71
sau khi sáp nhập. Theo quy trình cũ của Habubank thì việc thẩm định tài sản đảm bảo sẽ do một bộ phận chuyên trách là Bộ phận Định giá và quản lý TSBĐ trực thuộc Phòng Đánh giá và Phê duyệt Tín dụng ở Hội sở chính. Khi đó, toàn bộ các tài sản đảm bảo cho các khoản vay tại tất cả các chi nhánh trong hệ thống Habubank đều sẽ do các cán bộ định giá Hội sở tiến hành đi định giá sau khi tiếp nhận hồ sơ tài sản từ các chi nhánh chuyển lên, sau đó cán bộ định giá làm Báo cáo thẩm định tài sản và ra Biên bản định giá tài sản gửi lại cho các chi nhánh để làm căn cứ duyệt vay. Tuy nhiên, sau khi sáp nhập vào SHB, theo quy trình của SHB, việc định giá tài sản bảo đảm sẽ do chính cán bộ QHKH và cán bộ Thẩm định cùng thực hiện mà không có cán bộ định giá tài sản tiến hành định giá độc lập. Bởi vậy, sau khi sáp nhập, hầu hết các cán bộ tín dụng tại SHB Từ Sơn, bao gồm cả cán bộ QHKH và cán bộ thẩm định đều chua đuợc đào tạo qua về định giá tài sản, chua có đủ năng lực và kiến thức cũng nhu thiếu kinh nghiệm định giá để có thể định giá tài sản một cách bài bản, chính xác.
Thứ ba, trình độ của cán bộ còn chua cao, chua đáp ứng đuợc yêu cầu của quản lý rủi ro tín dụng.Mặc dù nhận thức đuợc tài sản lớn nhất của một tổ chức kinh doanh là con nguời, là chìa khóa dẫn đến sự thành công cho mọi hoạt động của mình, tuy nhiên trong 03 năm qua Chi nhánh đã có sự thay đổi lớn trong tập thể Ban lãnh đạo cũng nhu đội ngũ nhân viên kì cựu, đội ngũ nhân viên mới còn nhiều bỡ ngỡ, chua theo kịp đuợc sự thay đổi.
Cán bộ tín dụng tại chi nhánh Từ Sơn chủ yếu là các cán bộ trẻ tuổi, thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên chua thích ứng đuợc với hoạt động ngân hàng phức tạp. Đặc biệt là năng lực nhận diện gian lận khi phân tích khách hàng của cán bộ tín dụng còn yếu, chua có sự chuyên môn hóa Cán bộ tín dụng, chế độ tuyển dụng. Ví dụ nhu khi đi kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp, do còn thiếu kinh nghiệm nên nhiều cán bộ tín dụng chua có phuơng pháp kiểm tra hiệu quả để chứng minh đuợc tính xác thực của thông tin cũng nhu phát hiện các dấu hiệu rủi ro nếu có: ví dụ nhu không kiểm tra tình trạng của TSBĐ, kiểm đếm hàng hóa luu kho nhung không kiểm tra đến hóa đơn chứng từ nhập kho...
72
Việc bám sát doanh nghiệp của các cán bộ tín dụng còn hạn chế, không nắm bắt được tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, những khó khăn vướng mắc mà doanh nghiệp gặp phải nên khi doanh nghiệp xảy ra rủi ro mới phát hiện thì không kịp trở tay.
Riêng Phòng Thẩm định Chi nhánh, hiện tại đội ngũ thẩm định mặc dù có trình độ chuyên môn, nhiệt huyết với công việc nhưng còn mỏng về lực lượng, tuổi đời đa số đều còn trẻ nên chưa đáp ứng kịp với số lượng hồ sơ vay vốn ngày một nhiều và yêu cầu ngày càng cao của các dự án nên rất cần có sự chuyên môn hóa CBTĐ cũng như chế độ tuyển dụng phù hợp để đảm bảo chất lượng.
Thứ tư, những bất cập của hệ thống thu thập và xử lý thông tin của Ngân hàng là do Chi nhánh chưa có phương pháp tiếp cận, xử lý, khai thác và lưu trữ thông tin một cách hiệu quả nhất phục vụ cho toàn bộ quy trình thẩm định tín dụng. Mặt khác, chất lượng dữ liệu thu thập được từ các khách hàng không đảm bảo được về tính chính xác và tin cậy, nguồn số liệu thu thập được để làm căn cứ thẩm định chưa đầy đủ hoặc mang tính chủ quan làm tăng khả năng đánh giá sai lệch về khách hàng. Trong khi đó công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ lại chưa kịp thời phát hiện, sửa chữa, điều chỉnh đối với những món vay có tính chất mới,do đó, với khách hàng có quan hệ tín dụng lần đầu với Ngân hàng hoặc những doanh nghiệp mới thành lập, chưa có điều kiện công bố thông tin về đơn vị mình một cách phổ biến và đầy đủ thì việc tìm hiểu thông tin gặp khó khăn, quyết định cho vay dễ gặp rủi ro.
Có thể thấy, nguyên nhân dẫn đến tình trạng dữ liệu chưa được đầy đủ bắt nguồn từ cả yếu tố con người và hạ tầng công nghệ: (i) hạ tầng công nghệ: Chi nhánh vẫn còn thiếu các hệ thống phần mềm cần thiết để thu thập và lưu trữ thông tin, trong khi các hệ thống hiện thời còn nhiều hạn chế như thường xuyên bị nghẽn mạng do có nhiều người vào hệ thống một lúc, dẫn đến không tra cứu được thông tin, chạy báo cáo và việc xử lý công việc bị chậm; (ii) con người: thiếu ý thức thu thập và lưu trữ dữ liệu một cách đầy đủ và chính xác. Một thói quen đã ăn sâu nhiều năm trong tư duy hoạt động của các cán bộ là chỉ thu thập dữ liệu để đáp ứng yêu cầu làm tờ trình hoặc làm báo cáo chứ không nhằm phục vụ quản lý điều hành ngân
73
hàng và phòng ngừa rủi ro. Chất lượng thông tin vì vậy chưa được chú trọng cập nhật, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Thứ năm, Ngân hàng chưa có bộ tiêu chuẩn về sắp xếp, lưu trữ hồ sơ.Hiện nay hồ sơ tín dụng chưa được quản lý theo đúng tiêu chuẩn quản lý rủi ro tín dụng, đó là cán bộ tín dụng còn chưa ngăn nắp trong sắp xếp hồ sơ, điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý hồ sơ. Hạn chế này là do SHB Từ Sơnvẫn chưa áp dụng chuẩn ISO trong công tác lưu hồ sơ tín dụng và cán bộ chưa ý thức được tâm quan trọng của việc quản lý tốt hồ sơ tín dụng.
Và thứ sáu, một nguyên chung của các Ngân hàng thương mại Việt Nam không riêng gì SHB là áp dụng mô hình ngân hàng đa năng, vừa là Ngân hàng đầu tư vừa là Ngân hàng thương mại. Chính vì việc không phân tách rõ ràng hoạt động này nên việc quản trị rủi ro đã không áp dụng một cách đầy đủ và khoa học.
> Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân từ phía khách hàng: Do ý thức đạo đức và trình độ của KH
Khi thẩm định dự án, cán bộ thẩm định phân tích và đánh giá khách hàng thông qua báo cáo tài chính song doanh nghiệp lại cung cấp báo cáo tài chính không trung thực làm sai lệch các quyết định tín dụng của cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó, trên thực tế có không ít những trường hợp lừa đảo tín dụng, khách hàng chủ động che giấu thông tin, cố tình làm giả hồ sơ số liệu, khuếch đại khả năng tài chính, đưa ra các tài sản bảo đảm không hợp pháp, làm giả sổ đỏ... nhằm tạo lòng tin với Ngân hàng để vay được vốn, gây ra rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó một số doanh nghiệp dù thực sự có nhu cầu vay vốn và đưa ra được phương án kinh doanh khả thi, nhưng khi tiến hành sản xuất kinh doanh lại làm ăn thua lỗ, mất khả năng thanh toán nợ, hoặc khách hàng chây ỳ, không có thiện chí trả nợ.
Ngoài ra, một bộ phận các doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập, trình độ quản lý còn non kém, chưa đáp ứng được yêu cầu cho vay của Ngân hàng cũng là yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tín dụng. Những doanh nghiệp này thường vấp phải những hạn chế như khả năng tài chính chưa đủ mạnh, không chứng minh được khả năng trả nợ, không xây dựng được phương án kinh doanh, đưa ra phương án
74
vay vốn không hiệu quả, trình độ hiểu biết về pháp luật còn thiếu nên gặp nhiều khó khăn khi chuẩn bị hồ sơ vay vốn... Mặc dù Ngân hàng đã cố gắng tạo điều kiện để hỗ trợ các doanh nghiệp này tiếp cận vốn vay nhung do chính bản thân các doanh nghiệp chua thực sự nỗ lực khắc phục khó khăn, có tâm lý ỷ lại vào uu đãi của Nhà nuớc và các Ngân hàng.
Các nguyên nhân thuộc về môi trường:
- Môi trường kinh tế:
Ngân hàng là ngành dịch vụ phụ thuộc rất lớn vào tính ổn định trong phát triển kinh tế nói chung và hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng. Trong những năm vừa qua, nền kinh tế diễn biến phức tạp, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã ảnh huởng rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam và kéo dài tận đến nay.
Năm 2012 nền kinh tế Việt Nam vẫn ở trong tình trạng khó khăn, từ những khó khăn kinh tế vĩ mô đến khó khăn của DN và các hộ gia đình. Tốc độ tăng GDP năm 2012 chỉ đạt hơn 5,03% (thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây), chỉ cao hơn so với tốc độ tăng truởng 4,77% năm 1999. Do những khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm đi đôi với chi phí đầu vào cao nên năm 2012 đã có thêm khoảng 4 vạn doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, đua tổng số doanh nghiệp giải thể ngừng hoạt động trong 2 năm 2011 và 2012 lên đến 10 vạn - chiếm một nửa số doanh nghiệp loại này trong suốt 2 thập kỷ qua. Đến luợt mình, doanh nghiệp gặp khó khăn lại hạn chế tạo công ăn việc làm, thậm chí làm gia tăng thất nghiệp và giảm thu nhập của nguời lao động, tạo ra vòng xoáy cắt giảm tiêu dùng. Các chính sách kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô về cơ bản có phát huy tác dụng, mức lạm phát đã giảm và kinh tế vĩ mô giữ đuợc ở mức khá ổn định trong tầm ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu xét về trung và dài hạn thì kinh tế vĩ mô vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn, khó luờng.Tất cả những mảng tối nêu trên của nền kinh tế là những nguyên nhân khiến cho rủi ro tín dụng, cụ thể là tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng tại các tổ chức tín dụng.
75
kinh tế vẫn ở dưới mức tiềm năng do phải đối mặt với các vấn đề về cơ cấu trong các doanh nghiệp nhà nước và trong lĩnh vực ngân hàng, và do những méo mó về mặt chính sách tiếp tục gây cản trở đầu tư tư nhân trong nước và cạnh tranh trong các ngành quan trọng. Các điều kiện kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định dựa trên cơ sở lạm phát giảm và tăng cường các tài khoản đối ngoại. Tốc độ tăng trưởng ước đạt 5,4% trong năm 2013, tăng nhẹ so với tỷ lệ 5,03% trong năm 2012. Nền kinh tế của
Việt Nam trở về tình trạng môi trường kinh tế vĩ mô tương đối ổn định trong suốt hai năm qua so với thời kỳ đầy biến động 2007-11. Các biện pháp bình ổn được thực hiện trong năm 2011 và 2012 đã giúp Việt Nam khôi phục ổn định kinh tế vĩ mô thông qua giảm lạm phát, tăng cường các tài khoản đối ngoại, và ổn định thị trường ngoại hối. Chỉ số lạm phát CPI chung (Headline CPI) giảm xuống còn 6,6%
trong năm 2013 so với 18,1% trong năm 2011 và 9,1% trong năm 2012. Số lượng doanh nghiệp phá sản tiếp tục tăng nhưng số lượng doanh nghiệp đăng ký mới hoạt
động trở lại cũng tăng lên ở một số lĩnh vực, ngành kinh tế có sức sống tốt như: điện
tử, dệt may, da giầy,... Tăng trưởng tín dụng đã tăng trở lại, lãi suất được NHNN liên tục điều chỉnh giảm để giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn, đồng thời
việc Chính phủ thành lập Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) - có trách nhiệm mua, phục hồi và tái cơ cấu các khoản nợ xấu của Ngân hàng đã giúp ngân hàng có thêm lối thoát khỏi “cục máu đông” - nợ xấu.
Năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5.98%, cao hơn hẳn mức 5,42% của năm 2013. Mức tăng trưởng trên cao hơn so với chỉ tiêu 5.8% mà Chính phủ đề ra và vượt ngoài dự đoán của các chuyên gia, tổ chức trong và ngoài nước. Tuy nhiên, mức hồi phục này vẫn còn thấp, chưa vượt qua mức 6% và chưa thực sự bền vững. CPI bình quân năm 2014 tăng 4,09% so với năm 2013, mức tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Mục tiêu kiềm chế lạm phát hoàn thành tốt hơn dự kiến
76
can thiệp khi cần thiết, nhờ đó thị trường tiền tệ được vận hành ổn định, thông suốt, thanh khoản thị trường dồi dào với xu hướng lãi suất giảm dần theo thời gian. Mặt bằng lãi suất thấp đã góp phần giảm chi phí tài chính của doanh nghiệp. Năm 2014 chúng ta vẫn có hơn 6,7 vạn doanh nghiệp giải thể phá sản hoặc tạm ngừng hoạt động và được thay mới bằng những doanh nghiệp có đủ năng lực hơn.
Nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, cần phải khắc phục, đó là: mức tăng trưởng kinh tế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, sức cầu yếu, vấn đề nợ công gia tăng và vấn đề xử lý nợ xấu.
- Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý chưa đồng bộ, cơ chế chính sách của Nhà nước thường xuyên thay đổi nên ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thẩm định tín dụng của Ngân hàng. Không có một chuẩn mực để thực hiện một cách thống nhất, mất nhiều thời gian cho việc điều chỉnh cũng như rủi ro phát sinh, gây khó khăn, lúng túng ch o doanh nghiệp khi thực hiện cơ chế, chính sách mới.
về môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng: Các văn bản quy định quy chế đang dần được hoàn thiện để tạo môi trường pháp lý đồng bộ và đảm bảo tốt cho các Ngân hàng hoạt động.Tuy nhiên, để đảm bảo được hiệu quả của các văn bản thì cần phải có thời gian để thực hiện.
Các ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng phong phú và có nhiều ngành mới mà các văn bản pháp lý chưa kịp ban hành để điều chỉnh hoạt động, gây khó khăn nhiều cho Ngân hàng trong công tác thẩm định tư cách pháp lý của doanh nghiệp. Các ngành nghề vẫn chưa có chỉ số ngành cụ thể để phục vụ cho công tác thẩm định tín dụng khách hàng, làm cơ sở để Ngân hàng so sánh và đối chiếu.
Ngoài ra, việc chưa hình thành thật sự thị trường mua bán nợ xấu nên “cục máu đông” này tiếp tục gây tắc nghẽn hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
77
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đi vào phân tích thực trạng chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, Chi nhánh Từ Sơn. Trên cơ sở đó có thể thấy được những kết quả tích cực nhất định đã đạt được, cùng