Ket quả đạt được

Một phần của tài liệu 0246 giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay của NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh từ sơn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 79 - 81)

- Quy trình thẩm định tín dụng khá chi tiết và chuyên nghiệp

Bằng việc ban hành 02 quyết định có liên quan trực tiếp tới công tác thẩm định tín dụng là Quyết định 710/QĐ-TGĐ ngày 03/07/2012 Ban hành Quy định về quản lý công tác thẩm định tín dụng toàn hệ thống và Quyết định 711/QĐ-TGĐ ngày 03/07/2012 Ban hành Quy trình thẩm định tín dụng toàn hệ thống, SHB đã xây dựng một quy trình thẩm định khá chi tiết, tỉ mỉ nhằm hướng dẫn cho cán bộ thẩm định nắm bắt được nội dung và các bước cần tiến hành khi tiếp nhận một hồ sơ vay vốn. Qua đó, việc thực hiện công tác thẩm định tín dụng tại các chi nhánh SHB nói chung và chi nhánh Từ Sơn nói riêng đã có căn cứ để tiến hành một cách bài bản từng bước đảm bảo tuân thủ theo đúng quy trình, quy chế.

Đi kèm với Quyết định 711 là hệ thống mẫu biểu các tờ trình thẩm định được áp dụng thống nhất trên toàn hệ thống SHB, bao gồm: Mẫu tờ trình KHDN, Mẫu tờ trình KHCN vay kinh doanh, Mẫu tờ trình KHCN vay tiêu dùng. Việc thống nhất về mẫu biểu và quy trình thẩm định giúp cho các cán bộ thẩm định thuận lợi hơn trong việc phân tích và ra quyết định tín dụng, có thể hệ thống hóa được các nội dung thẩm định, không bỏ sót các vấn đề quan trọng có liên quan đến hồ sơ. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các cán bộ thẩm định mới, chưa quen với công việc, giúp cán bộ tránh sai sót, bỡ ngỡ trong giai đoạn đầu tác nghiệp. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở tài liệu để xem xét, đánh giá mức độ tuân thủ quy trình nghiệp vụ của cán bộ thẩm định tín dụng, ngăn chặn và quy trách nhiệm cá nhân đối với những hành động tiêu cực, cố ý làm sai nguyên tắc, làm phương hại đến lợi ích của Ngân hàng.

- Mô hình quản lý rủi ro tương đối hoàn chỉnh và hiệu quả

Trước đây khi chi nhánh vẫn hoạt động theo mô hình cũ, nghĩa là phòng tín dụng chỉ bao gồm Bộ phận quan hệ khách hàng (thực hiện cả hai khâu của quá trình cho vay là quản lý khách hàng và thẩm định khoản vay) và bộ phận hỗ trợ tín dụng,

64

thì rủi ro tín dụng thường tập trung chủ yếu vào cán bộ quan hệ khách hàng. Từ tháng 03/2011, trước giai đoạn sáp nhập, Habubank đã triển khai mô hình tín dụng mới, trong đó thành lập phòng Thẩm định tín dụng và bộ phận Hành chính tín dụng, chia phòng kinh doanh của các chi nhánh ra ba bộ phận: bộ phận phát triển khách hàng, bộ phận thẩm định tín dụng và bộ phận Hành chính tín dụng. Sau khi sáp nhập, mô hình tín dụng SHB đang áp dụng (theo quyết định 509/QĐ-TGĐ ngày 31/3/2014). Theo đó,mảng tín dụng được tách bạch rõ ràng thành 03 bộ phận với chức năng và trách nhiệm cụ thể của từng bộ phận như sau:

+ Bộ phận Quan hệ khách hàng (QHKH): Thực hiện chức năng kinh doanh. Tìm kiếm, gặp gỡ, tiếp xúc khách hàng để thu thập thông tin liên quan và đánh giá năng lực của khách hàng để đưa ra kết luận sơ bộ ban đầu. Kiểm tra mức độ đầy đủ của hồ sơ vay vốn, nếu thiếu yêu cầu khách hàng bổ sung.Giám sát khoản vay sau khi giải ngân, xử lý nợ có vấn đề.

+ Bộ phận Thẩm định: Chức năng thẩm định - quản trị rủi ro. Tiếp nhận hồ sơ tín dụng từ Bộ phận QHKH chuyển sang, phối hợp cùng Bộ phận QHKH thẩm định khách hàng, từ đó lập bộ tờ trình thẩm định và đánh giá nhu cầu tín dụng của khách hàng.

+ Bộ phận Hỗ trợ tín dụng (HTTD): Chức năng theo dõi, quản lý hồ sơ. Căn cứ trên nội dung phê duyệt, bộ phận này soạn thảo hợp đồng và các hồ sơ liên quan khác liên quan. Sau khi kiểm tra lại tính hợp lệ và các hoàn thành các điều kiện của hồ sơ tín dụng và tài sản đảm bảo, BP HTTD sẽ phối hợp với các phong ban chức năng khác để thực hiện các thủ tục cần thiết: giải ngân, mở L/C, phát hành bảo lãnh.... theo nhu cầu của khách hàng.

Như vậy,với quy trình thẩm định tín dụng mới, mỗi hồ sơ vay vốn đều phải qua quá trình thẩm định tách bạch với việc tiếp xúc khách hàng, giải ngân, thu nợ, vừa tạo sự độc lập khách quan trong việc thẩm định vừa tăng tính chuyên môn hóa . Sự phân công nhiệm vụ, phân định trách nhiệm khá rõ ràng sẽ góp phần giảm thiểu được rủi ro tín dụng và nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng cán bộ.

65

+ về thời gian thẩm định: song song với việc ban hành các quy định về quản lý công tác thẩm định, việc đánh giá chất luợng và hiệu quả thẩm định sẽ đuợc đo luờng thông qua thời gian thẩm định một khoản vay. Theo quy định tại Quyết định 711 của SHB, thời gian thẩm định tối đa đối với từng loại hình cho vay cụ thể nhu sau : Các khoản mở L/C bằng vốn tự có, L/C ký quỹ 100%, bảo lãnh ký quỹ 100%: 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ và thông tin bổ sung; Các khoản vay trung dài hạn có giá trị từ 20 tỷ trở xuống, các khoản tín dụng hạn mức, theo món, các khoản vay cá nhân: 02 ngày làm việc; Các khoản vay trung dài hạn từ 20 tỷ trở lên: 05 ngày làm việc. Thời gian thẩm định quy định kiểm soát thời gian thẩm định chặt chẽ hơn, tạo sức ép hoàn thành với chuyên viên tham gia vào quá trình thẩm định.

+ về công tác đào tạo và bồi duỡng nghiệp vụ: Trình độ cán bộ thẩm định tín dụng luôn đuợc Ngân hàng quan tâm.Vì vậy, Ngân hàng đã tổ chức các khoá đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn, phổ biến và huớng dẫn các văn bản có liên quan đến công tác thẩm định, hoạt động cho vay của Ngân hàng Nhà nuớc.. .để nâng cao nghiệp vụ cán bộ, khuyến khích tinh thần tự nâng cao phấn đấu trình độ của cán bộ, tạo môi truờng làm việc thoải mái nhung vẫn đảm bảo chất luợng công việc. Các cán bộ thẩm định trực thuộc Phòng Thẩm định SHB Từ Sơn đã thực hiện đúng quy trình cho vay, quy trình thẩm định tín dụng, tuân thủthời gian thẩm định và phân cấp thẩm định,góp phần phòng ngừa và hạn chế rủi ro đối với các khoản vay phát sinh mới từ năm 2013 trở lại đây của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0246 giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay của NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh từ sơn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w