ĐỘNG CHO VAY CỦA SHB TỪ SƠN
2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng của SHB Từ Sơn
> về tỷ lệ nợ quá Iicmlv lệ nợ xấu:
Nhìn vào kết quả hoạt động kinh doanh của SHB Từ Sơn có thể thấy tình hình nợ dưới chuẩn của chi nhánh đang diễn biến theo chiều hướng tích cực hơn. Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu hầu như đều ở mức cao nhưng lại được cải thiện liên tục qua các năm, dần dần đưa về mức có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, vấn đề nợ quá hạn và nợ xấu vẫn gây ảnh hưởng đến việc chi nhánh phải trích lập dự phòng một khoản khá lớn lấy ra từ lợi nhuận ngân hàng hàng quý, làm cho kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Từ Sơn trong thời gian qua không được như kỳ vọng.
Vấn đề nợ xấu gia tăng ngoài nguyên nhân do các yếu tố khách quan, nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò của ngân hàng trong việc thẩm định và ra quyết định cho vay chưa chính xác, yếu tố quản lý rủi ro còn chưa được quan tâm một cách đúng mức. Việc gia tăng nợ xấu đang là một trở ngại gây khó khăn lớn trong hoạt động của chi nhánh, khi mà việc đảm bảo chất lượng tín dụng đang ngày càng được chú trọng và ưu tiên hàng đầu. Hiện tại, việc xử lý các khoản nợ này đang được tiến hành quyết liệt nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn.
Nhưng cũng không phủ nhận kết quả ghi nhận từ hoạt động xử lý nợ của SHB Từ Sơn trong 3 năm qua. Chi nhánh đã liên tục xử lý các khoản nợ có vấn đề cả về số lượng và chất lượng, qua đó đã giảm mạnh được tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn của Chi nhánh, đặc biệt những khoản nợ được đánh giá theo quy trình thẩm định mới của SHB đã đảm bảo được chất lượng tín dụng, không phát sinh nợ xấu.
62
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu tại SHB Từ Sơn
> về thời gian thẩm định:
Qua theo dõi cho thấy thời gian hoàn thành Tờ trình Thẩm định tại Phòng Thẩm định SHB Từ Sơn trên thực tế đều ngắn hơn so với quy định về thời gian thẩm định tối đa hiện theo quy định hiện hành. Thời gian thẩm định rút ngắn đã phần nào phản ánh những áp lực về khối luợng và tiến độ hoàn thành hồ sơ đối với Phòng Thẩm định Chi nhánh - khi vừa phải đảm bảo chức năng quản trị rủi ro đối với các khoản tín dụng phát sinh, nhung đồng thời cũng phải đáp ứng yêu cầu hỗ trợ ở mức tối đa cho các Phòng kinh doanh trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt giữa các Ngân hàng về chất luợng dịch vụ, tốc độ làm hồ sơ, tốc độ giải ngân. để có thể lôi kéo và giữ chân các khách hàng.
> về chi phí thẩm định:
Chi phí cho công tác thẩm định bao gồm chi phí đi lại của cán bộ tín dụng, công tác phí, chi phí giấy tờ trong quá trình làm thẩm định. Tuy nhiên, quá trình để hoàn thành thẩm định một khoản vay không chỉ có riêng Phòng Thẩm định mà còn có sự tham gia, hỗ trợ của nhiều phòng ban khác nhu: Phòng Hỗ trợ Tín dụng, Phòng Dịch vụ khách hàng, Phòng Tái thẩm định Hội sở. Vì vậy, việc bóc tách các chi phí này để định luợng cụ thể, chi tiết cho từng khoản tín dụng là rất khó.
63
ước lượng ở mức tương đối thì thông thường tổng các khoản chi phí để phục vụ cho cả quá trình thẩm định một khoản tín dụng sẽ vào khoảng 0,1% dư nợ của khoản tín dụng.
2.3.2. Ket quả đạt được
- Quy trình thẩm định tín dụng khá chi tiết và chuyên nghiệp
Bằng việc ban hành 02 quyết định có liên quan trực tiếp tới công tác thẩm định tín dụng là Quyết định 710/QĐ-TGĐ ngày 03/07/2012 Ban hành Quy định về quản lý công tác thẩm định tín dụng toàn hệ thống và Quyết định 711/QĐ-TGĐ ngày 03/07/2012 Ban hành Quy trình thẩm định tín dụng toàn hệ thống, SHB đã xây dựng một quy trình thẩm định khá chi tiết, tỉ mỉ nhằm hướng dẫn cho cán bộ thẩm định nắm bắt được nội dung và các bước cần tiến hành khi tiếp nhận một hồ sơ vay vốn. Qua đó, việc thực hiện công tác thẩm định tín dụng tại các chi nhánh SHB nói chung và chi nhánh Từ Sơn nói riêng đã có căn cứ để tiến hành một cách bài bản từng bước đảm bảo tuân thủ theo đúng quy trình, quy chế.
Đi kèm với Quyết định 711 là hệ thống mẫu biểu các tờ trình thẩm định được áp dụng thống nhất trên toàn hệ thống SHB, bao gồm: Mẫu tờ trình KHDN, Mẫu tờ trình KHCN vay kinh doanh, Mẫu tờ trình KHCN vay tiêu dùng. Việc thống nhất về mẫu biểu và quy trình thẩm định giúp cho các cán bộ thẩm định thuận lợi hơn trong việc phân tích và ra quyết định tín dụng, có thể hệ thống hóa được các nội dung thẩm định, không bỏ sót các vấn đề quan trọng có liên quan đến hồ sơ. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các cán bộ thẩm định mới, chưa quen với công việc, giúp cán bộ tránh sai sót, bỡ ngỡ trong giai đoạn đầu tác nghiệp. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở tài liệu để xem xét, đánh giá mức độ tuân thủ quy trình nghiệp vụ của cán bộ thẩm định tín dụng, ngăn chặn và quy trách nhiệm cá nhân đối với những hành động tiêu cực, cố ý làm sai nguyên tắc, làm phương hại đến lợi ích của Ngân hàng.
- Mô hình quản lý rủi ro tương đối hoàn chỉnh và hiệu quả
Trước đây khi chi nhánh vẫn hoạt động theo mô hình cũ, nghĩa là phòng tín dụng chỉ bao gồm Bộ phận quan hệ khách hàng (thực hiện cả hai khâu của quá trình cho vay là quản lý khách hàng và thẩm định khoản vay) và bộ phận hỗ trợ tín dụng,
64
thì rủi ro tín dụng thường tập trung chủ yếu vào cán bộ quan hệ khách hàng. Từ tháng 03/2011, trước giai đoạn sáp nhập, Habubank đã triển khai mô hình tín dụng mới, trong đó thành lập phòng Thẩm định tín dụng và bộ phận Hành chính tín dụng, chia phòng kinh doanh của các chi nhánh ra ba bộ phận: bộ phận phát triển khách hàng, bộ phận thẩm định tín dụng và bộ phận Hành chính tín dụng. Sau khi sáp nhập, mô hình tín dụng SHB đang áp dụng (theo quyết định 509/QĐ-TGĐ ngày 31/3/2014). Theo đó,mảng tín dụng được tách bạch rõ ràng thành 03 bộ phận với chức năng và trách nhiệm cụ thể của từng bộ phận như sau:
+ Bộ phận Quan hệ khách hàng (QHKH): Thực hiện chức năng kinh doanh. Tìm kiếm, gặp gỡ, tiếp xúc khách hàng để thu thập thông tin liên quan và đánh giá năng lực của khách hàng để đưa ra kết luận sơ bộ ban đầu. Kiểm tra mức độ đầy đủ của hồ sơ vay vốn, nếu thiếu yêu cầu khách hàng bổ sung.Giám sát khoản vay sau khi giải ngân, xử lý nợ có vấn đề.
+ Bộ phận Thẩm định: Chức năng thẩm định - quản trị rủi ro. Tiếp nhận hồ sơ tín dụng từ Bộ phận QHKH chuyển sang, phối hợp cùng Bộ phận QHKH thẩm định khách hàng, từ đó lập bộ tờ trình thẩm định và đánh giá nhu cầu tín dụng của khách hàng.
+ Bộ phận Hỗ trợ tín dụng (HTTD): Chức năng theo dõi, quản lý hồ sơ. Căn cứ trên nội dung phê duyệt, bộ phận này soạn thảo hợp đồng và các hồ sơ liên quan khác liên quan. Sau khi kiểm tra lại tính hợp lệ và các hoàn thành các điều kiện của hồ sơ tín dụng và tài sản đảm bảo, BP HTTD sẽ phối hợp với các phong ban chức năng khác để thực hiện các thủ tục cần thiết: giải ngân, mở L/C, phát hành bảo lãnh.... theo nhu cầu của khách hàng.
Như vậy,với quy trình thẩm định tín dụng mới, mỗi hồ sơ vay vốn đều phải qua quá trình thẩm định tách bạch với việc tiếp xúc khách hàng, giải ngân, thu nợ, vừa tạo sự độc lập khách quan trong việc thẩm định vừa tăng tính chuyên môn hóa . Sự phân công nhiệm vụ, phân định trách nhiệm khá rõ ràng sẽ góp phần giảm thiểu được rủi ro tín dụng và nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng cán bộ.
65
+ về thời gian thẩm định: song song với việc ban hành các quy định về quản lý công tác thẩm định, việc đánh giá chất luợng và hiệu quả thẩm định sẽ đuợc đo luờng thông qua thời gian thẩm định một khoản vay. Theo quy định tại Quyết định 711 của SHB, thời gian thẩm định tối đa đối với từng loại hình cho vay cụ thể nhu sau : Các khoản mở L/C bằng vốn tự có, L/C ký quỹ 100%, bảo lãnh ký quỹ 100%: 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ và thông tin bổ sung; Các khoản vay trung dài hạn có giá trị từ 20 tỷ trở xuống, các khoản tín dụng hạn mức, theo món, các khoản vay cá nhân: 02 ngày làm việc; Các khoản vay trung dài hạn từ 20 tỷ trở lên: 05 ngày làm việc. Thời gian thẩm định quy định kiểm soát thời gian thẩm định chặt chẽ hơn, tạo sức ép hoàn thành với chuyên viên tham gia vào quá trình thẩm định.
+ về công tác đào tạo và bồi duỡng nghiệp vụ: Trình độ cán bộ thẩm định tín dụng luôn đuợc Ngân hàng quan tâm.Vì vậy, Ngân hàng đã tổ chức các khoá đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn, phổ biến và huớng dẫn các văn bản có liên quan đến công tác thẩm định, hoạt động cho vay của Ngân hàng Nhà nuớc.. .để nâng cao nghiệp vụ cán bộ, khuyến khích tinh thần tự nâng cao phấn đấu trình độ của cán bộ, tạo môi truờng làm việc thoải mái nhung vẫn đảm bảo chất luợng công việc. Các cán bộ thẩm định trực thuộc Phòng Thẩm định SHB Từ Sơn đã thực hiện đúng quy trình cho vay, quy trình thẩm định tín dụng, tuân thủthời gian thẩm định và phân cấp thẩm định,góp phần phòng ngừa và hạn chế rủi ro đối với các khoản vay phát sinh mới từ năm 2013 trở lại đây của Ngân hàng.
2.3.3. Những hạn chế
Công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay của SHB Từ Sơn đã thu đuợc những kết quả nhất định nhung bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Những hạn chế và khó khăn trong công tác thẩm định khách hàng thể hiện ở các nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, về công tác thẩm định đôi khi chua đuợc chú trọng một cách đúng mực. Một số cán bộ tín dụng vẫn chua thực sự hiểu về khách hàng, thậm chí còn chua gặp khách hàng mà chỉ thẩm định trên bề mặt hồ sơ. Tuy là những khách hàng có món vay nhỏ, nhung việc buông lỏng trong quá trình thẩm định thực sự là một
66
rủi ro lớn trong việc kiểm soát khách hàng, nhất là khi vấn đề xấu nảy sinh. Điều này thể hiện rõ nhất ở những bộ hồ sơ vay vốn của Chi nhánh truớc năm 2012, sau đó đã đuợc điều chỉnh theo chiều huớng tích cực hơn nhung vẫn còn tồn tại.
Thứ hai, đi thực tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn. Theo quy trình thẩm định tín dụng, sau khi tiếp nhận hồ sơ tín dụng, cán bộ thẩm định đều phải đi thực tế đến tận nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn để thu thập, tìm hiểu về cơ sở vật chất, nhà xuởng văn phòng, năng lực máy móc thiết bị, trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, thực trạng tài sản bảo đảm và các thông tin khác nhằm phân tích, đánh giá về khách hàng và hiệu quả của phuơng án vay vốn. Trên thực tế có một số hạn chế đối với các khách hàng có địa bàn ở xa Chi nhánh bởi cán bộ thẩm định không có đủ thời gian và nguồn thông tin tin cậy để phân tích, nắm bắt hoặc dễ rơi vào sự sắp đặt truớc của những khách hàng thiếu trung thực. Đồng thời, chi phí cho một lần thẩm định nhu vậy là khá lớn so với dự kiến tiền lãi sẽ thu đuợc nếu khoản vay đuợc chấp thuận, bao gồm chi phí xăng xe đi lại, công tác phí, chi phí luu trú cho cán bộ làm nhiệm vụ thẩm định, xét duyệt cho vay.
Thứ ba, thực tế hiện nay cán bộ thẩm định đánh giá năng lực tài chính của khách hàng chủ yếu là dựa trên báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp. Song số liệu trên các báo cáo này nhiều khi không chính xác. Đối với nhiều khách hàng doanh nghiệp nhỏ, trong khả năng hạn hẹp về tài chính hoặc do hạn chế về khả năng quản lý, các doanh nghiệp thuờng chỉ thuê kế toán thời vụ để thực hiện lập BCTC định kỳ, kế toán thời vụ thuờng không chuyên sâu và không nắm bắt đuợc tình hình thực tế của đơn vị nên khi lập báo cáo thuờng mắc sai sót và không giải thích đuợc những biến động của các số liệu trên BCTC. Và có một thực tế nữa là nhiều khách hàng thuờng có hai đến ba bộ hồ sơ kế toán để phục vụ cho những nhu cầu khác nhau, một để nộp cho cơ quan thuế, một để nộp cho ngân hàng và một để báo cáo nội bộ. Để có đuợc sự tài trợ của ngân hàng, BCTC mà khách hàng nộp cho ngân hàng thuờng đuợc “làm đẹp” số liệu, kết quả hoạt động kinh doanh luôn ở mức tốt. về góc độ ngân hàng, việc yêu cầu bổ sung đầy đủ báo cáo
67
tài chính thực tế của khách hàng đôi lúc gặp khó khăn, nên công tác thẩm định vì thế đôi khi thiếu chính xác.
Ngoài ra, phân tích tài chính doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức độ phân tích các chỉ tiêu tài chính mà chưa đi sâu vào phân tích bản chất kinh tế cũng như tính xác minh thực tế. Nếu các báo cáo tài chính đã được đơn vị kiểm toán độc lập có uy tín kiểm toán và loại trừ ít những khoản mục không trọng yếu thì có thể tin tưởng vào số liệu trên các báo cáo tài chính của đơn vị là ít có sai sót, làm ảnh hưởng tới quyết định của Ngân hàng. Nhưng nếu báo cáo chưa được kiểm toán thì chưa có cơ sở để kiểm chứng. Do đó, nếu phụ thuộc quá nhiều vào thông tin do khách hàng cung cấp sẽ dẫn đến nhiều quyết định không chính xác.
Thứ tư, các vấn đề vướng mắc trong thẩm định tài sản bảo đảm. Các cán bộ gặp nhiều khó khăn trong việc định giá như: khi định giá bất động sản thì khung giá Nhà nước chênh lệch rất nhiều so với giá thị trường, nhiều khi việc định giá chỉ theo cảm tính, chưa thực sự chuẩn xác; các cán bộ thường đánh giá các loại tài sản thông dụng như nhà đất, căn hộ, ô tô nên khi gặp phải loại tài sản mới thì rất lúng túng, không biết xử lý ra sao, lúc này có hai phương án được đưa ra, một là buộc phải thuê chuyên gia bên ngoài chi phí khá tốn kém, khả năng thứ hai là sẽ từ chối hoặc yêu cầu loại TSBĐ khác, gây khó khăn cho khách hàng và ở một góc độ nào đó NH đã tự giới hạn việc mở rộng quan hệ với khách hàng; việc định giá tài sản là máy móc thiết bị, cán bộ thẩm định rất khó đánh giá được mức khấu hao thực tế là bao nhiêu, hao mòn vô hình như thế nào, giá trị thị trường hiện tại, mức độ thanh khoản.do tài sản là máy móc thiết bị thì thường mang tính chuyên biệt cao, chỉ dùng được cho những ngành nghề nhất định. Từ những khó khăn trên, vì mỗi cán bộ thẩm định phải chịu trách nhiệm cá nhân vềkết quả thẩm định tài sản do mình thẩm định, cộng với những hiểu biết về tài sản còn hạn chế, cho nên khi thẩm định giá trị tài sản cán bộ thẩm định luôn mang một tâm lý phải hạ thấp giá trị của tài sản đến