Những hạn chế

Một phần của tài liệu 0246 giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay của NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh từ sơn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 81 - 86)

Công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay của SHB Từ Sơn đã thu đuợc những kết quả nhất định nhung bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Những hạn chế và khó khăn trong công tác thẩm định khách hàng thể hiện ở các nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, về công tác thẩm định đôi khi chua đuợc chú trọng một cách đúng mực. Một số cán bộ tín dụng vẫn chua thực sự hiểu về khách hàng, thậm chí còn chua gặp khách hàng mà chỉ thẩm định trên bề mặt hồ sơ. Tuy là những khách hàng có món vay nhỏ, nhung việc buông lỏng trong quá trình thẩm định thực sự là một

66

rủi ro lớn trong việc kiểm soát khách hàng, nhất là khi vấn đề xấu nảy sinh. Điều này thể hiện rõ nhất ở những bộ hồ sơ vay vốn của Chi nhánh truớc năm 2012, sau đó đã đuợc điều chỉnh theo chiều huớng tích cực hơn nhung vẫn còn tồn tại.

Thứ hai, đi thực tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn. Theo quy trình thẩm định tín dụng, sau khi tiếp nhận hồ sơ tín dụng, cán bộ thẩm định đều phải đi thực tế đến tận nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn để thu thập, tìm hiểu về cơ sở vật chất, nhà xuởng văn phòng, năng lực máy móc thiết bị, trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, thực trạng tài sản bảo đảm và các thông tin khác nhằm phân tích, đánh giá về khách hàng và hiệu quả của phuơng án vay vốn. Trên thực tế có một số hạn chế đối với các khách hàng có địa bàn ở xa Chi nhánh bởi cán bộ thẩm định không có đủ thời gian và nguồn thông tin tin cậy để phân tích, nắm bắt hoặc dễ rơi vào sự sắp đặt truớc của những khách hàng thiếu trung thực. Đồng thời, chi phí cho một lần thẩm định nhu vậy là khá lớn so với dự kiến tiền lãi sẽ thu đuợc nếu khoản vay đuợc chấp thuận, bao gồm chi phí xăng xe đi lại, công tác phí, chi phí luu trú cho cán bộ làm nhiệm vụ thẩm định, xét duyệt cho vay.

Thứ ba, thực tế hiện nay cán bộ thẩm định đánh giá năng lực tài chính của khách hàng chủ yếu là dựa trên báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp. Song số liệu trên các báo cáo này nhiều khi không chính xác. Đối với nhiều khách hàng doanh nghiệp nhỏ, trong khả năng hạn hẹp về tài chính hoặc do hạn chế về khả năng quản lý, các doanh nghiệp thuờng chỉ thuê kế toán thời vụ để thực hiện lập BCTC định kỳ, kế toán thời vụ thuờng không chuyên sâu và không nắm bắt đuợc tình hình thực tế của đơn vị nên khi lập báo cáo thuờng mắc sai sót và không giải thích đuợc những biến động của các số liệu trên BCTC. Và có một thực tế nữa là nhiều khách hàng thuờng có hai đến ba bộ hồ sơ kế toán để phục vụ cho những nhu cầu khác nhau, một để nộp cho cơ quan thuế, một để nộp cho ngân hàng và một để báo cáo nội bộ. Để có đuợc sự tài trợ của ngân hàng, BCTC mà khách hàng nộp cho ngân hàng thuờng đuợc “làm đẹp” số liệu, kết quả hoạt động kinh doanh luôn ở mức tốt. về góc độ ngân hàng, việc yêu cầu bổ sung đầy đủ báo cáo

67

tài chính thực tế của khách hàng đôi lúc gặp khó khăn, nên công tác thẩm định vì thế đôi khi thiếu chính xác.

Ngoài ra, phân tích tài chính doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức độ phân tích các chỉ tiêu tài chính mà chưa đi sâu vào phân tích bản chất kinh tế cũng như tính xác minh thực tế. Nếu các báo cáo tài chính đã được đơn vị kiểm toán độc lập có uy tín kiểm toán và loại trừ ít những khoản mục không trọng yếu thì có thể tin tưởng vào số liệu trên các báo cáo tài chính của đơn vị là ít có sai sót, làm ảnh hưởng tới quyết định của Ngân hàng. Nhưng nếu báo cáo chưa được kiểm toán thì chưa có cơ sở để kiểm chứng. Do đó, nếu phụ thuộc quá nhiều vào thông tin do khách hàng cung cấp sẽ dẫn đến nhiều quyết định không chính xác.

Thứ tư, các vấn đề vướng mắc trong thẩm định tài sản bảo đảm. Các cán bộ gặp nhiều khó khăn trong việc định giá như: khi định giá bất động sản thì khung giá Nhà nước chênh lệch rất nhiều so với giá thị trường, nhiều khi việc định giá chỉ theo cảm tính, chưa thực sự chuẩn xác; các cán bộ thường đánh giá các loại tài sản thông dụng như nhà đất, căn hộ, ô tô nên khi gặp phải loại tài sản mới thì rất lúng túng, không biết xử lý ra sao, lúc này có hai phương án được đưa ra, một là buộc phải thuê chuyên gia bên ngoài chi phí khá tốn kém, khả năng thứ hai là sẽ từ chối hoặc yêu cầu loại TSBĐ khác, gây khó khăn cho khách hàng và ở một góc độ nào đó NH đã tự giới hạn việc mở rộng quan hệ với khách hàng; việc định giá tài sản là máy móc thiết bị, cán bộ thẩm định rất khó đánh giá được mức khấu hao thực tế là bao nhiêu, hao mòn vô hình như thế nào, giá trị thị trường hiện tại, mức độ thanh khoản.do tài sản là máy móc thiết bị thì thường mang tính chuyên biệt cao, chỉ dùng được cho những ngành nghề nhất định. Từ những khó khăn trên, vì mỗi cán bộ thẩm định phải chịu trách nhiệm cá nhân vềkết quả thẩm định tài sản do mình thẩm định, cộng với những hiểu biết về tài sản còn hạn chế, cho nên khi thẩm định giá trị tài sản cán bộ thẩm định luôn mang một tâm lý phải hạ thấp giá trị của tài sản đến mức có thể cho an toàn. Vì vậy mà giá trị của tài sản bảo đảm sau khi thẩm định khó tránh khỏi thấp hơn rất nhiều so với giá trị thực của tài sản, gây thiệt thòi cho khách hàng, có thể làm khách hàng cảm thấy bất mãn nên chuyển sang vay vốn ở

68

các NH khác. Bên cạnh đó cán bộ thẩm định đôi khi chỉ tập trung phân tích tính khả thi của phương án vay vốn mà lơ là trong việc kiểm tra kiểm tra tính pháp lý hoặc các điều kiện về tài sản đảm bảo của khách hàng. Các thủ tục về tài sản đôi khi không được thực hiện, như thủ tục về đăng ký giao dịch bảo đảm hay nhận những tài sản đảm bảo không đủ điều kiện thế chấp.. .Công tác thẩm định tín dụng xét trên khía cạnh này có thể nói là chưa phát huy được vai trò quản trị rủi ro một cách hiệu quả và đúng đắn. Mặc dù, SHB đã đưa thêm bộ phận thẩm định giá độc lập, trực thuộc trực tiếp tại Phòng TĐ của Chi nhánh nhưng nhân sự vẫn chưa hoàn chỉnh.

Thứ năm, công tác kiểm tra sau cho vay còn lỏng lẻo, nhiều bất cập và nhiều khi chỉ mang tính hình thức. Vấn đề kiểm tra sau cho vay được thực hiện nhằm hai mục đích chính, đó là kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, nguồn thu của khách hàng đến từ đâu, có đều đặn hay không và xem dòng tiền mà ngân hàng đã tài trợ cho khách hàng đã được sử dụng đúng mục đích hay không và đang nằm ở đâu trong quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do kinh nghiệm hạn chế cũng như sự lỏng lẻo trong quá trình kiểm soát này, nên việc kiểm soát sau cho vay thường chưa được chú trọng, dẫn đến nhiều hậu quả xấu.

Thứ sáu, một số hạn chế trong công tác xử lý nợ xấu. Nợ quá hạn và nợ xấu của chi nhánh mặc dù đã giảm từ năm 2012 cho đến nay,công tác thu hồi nợ đã ghi nhận khá nhiều điểm tích cực nhưng phương án xử lý lại là bán nợ, chuyển nợ chiếm tỷ trọng lớn, điều này có thể giải thích do nền kinh tế gặp khó khăn chung nên hiệu quả kinh doanh của khách hàng vay vốn giảm, khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng. Tuy nhiên, cũng không thể ngoại trừ nguyên nhân chủ quan đến từ phía ngân hàng trong việc quản lý khách hàng. Nguồn trả của khách hàng không được phía ngân hàng theo dõi chặt chẽ. Đơn cử việc theo dõi doanh thu của khách hàng doanh nghiệp chuyển về không được giám sát thường xuyên. Hay việc khách hàng tự ý bán hàng tồn kho và dùng tiền cho những mục đích khác cũng là lỗi từ phía chính ngân hàng không quản lý và kiểm tra sau khi cho vay một cách chặt chẽ nên không kịp phát hiện và xử lý khi xảy ra rủi ro.

69

Các khoản vay có TSBĐ là các dây chuyền máy móc thiết bị, nhà xưởng sau nhiều năm tài sản hao mòn giảm giá trị, không thu được nợ gốc từ việc phát mại tài sản. Mặt khác, hồ sơ vay vốn, hợp đồng tín dụng của các khoản vay cũ thiếu chặt chẽ, không đủ cơ sở pháp lý nên khi khởi kiện ra tòa ngân hàng cũng không đủ lý lẽ, chứng từ để thu hồi nợ. Hầu hết các khoản nợ tồn đọng là nợ quá hạn kéo dài nhiều năm, về phía cơ quan chủ quản của khách hàng, những người nhận lại nợ muốn từ chối trách nhiệm, không có thiện chí trả nợ, về phía cán bộ tín dụng, do chuyển qua nhiều cán bộ tín dụng quản lý nên cán bộ tín dụng không tích cực đôn đốc, thiếu trách nhiệm trong việc thu hồi nợ.

Thứ bảy, về chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định. Trình độ cán bộ thẩm định không đồng đều, bị hạn chế về vấn đề giới tính nên khả năng đảm đương công việc chưa cao. Chi nhánh chưa có sự phân công cán bộ thẩm định theo ngành nghề kinh tế nên cán bộ thẩm định làm chủ yếu theo kiểu đa năng, tích lũy được kinh nghiệm song không đi sâu vào một ngành nào cụ thể nên không có nhiều kiến thức cho chuyên ngành hẹp. Hầu hết các cán bộ thẩm định tuổi đời cũng như tuổi nghề đều còn trẻ nên thiếu kinh nghiệm trong việc thẩm định các dự án, phương án kinh doanh các lĩnh vực khác nhau. Việc tính toán các chỉ tiêu này chủ yếu dựa vào số liệu do doanh nghiệp cung cấp nên thiếu tính khoa học và chính xác.

Thứ tám, hệ thống thu thập và xử lý thông tin của Ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác thẩm định. Cán bộ thẩm định chủ yếu dựa vào các nguồn tin cung cấp từ Bộ phận Quan hệ khách hàng, và nguồn thông tin này BP.QHKH cũng chủ yếu khai thác từ khách hàng. Việc kiểm tra, xác minh thông tin chưa được thực hiện một cách đầy đủ và thực chất chỉ là kiểm tra trên giấy tờ. Nguồn do Ngân hàng điều tra mới chỉ dừng lại ở việc xem xét khách hàng thông qua các kênh thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC), website của các ban ngành liên quan và từ các mối quan hệ của cán bộ thẩm định. Do đó nguồn thông tin về các nội dung như thị trường tiêu thụ, thị trường đầu vào, đầu ra, tác động môi trường... là thiếu hụt, chưa tìm được nguồn thông tin chính xác, đáng tin cậy. Chính vì vậy, mặc dù nội dung đánh giá thị trường có ý nghĩa rất lớn, đặc biệt trong môi

70

trường kinh doanh mang tính cạnh tranh cao như hiện nay, nhưng trên thực tế việc đánh giá là khó và còn mang tính hình thức, hoặc còn thiếu cơ sở tin cậy. Nhưng cũng khẳng định rằng đây là khó khăn chung của nhiều NHTM bởi việc tiếp cận thông tin đôi khi còn rất tốn thời gian, không phù hợp với yêu cầu về thời gian đánh giá, mặt khác có những khía cạnh mà cán bộ thẩm định không đủ kiến thức để đánh giá một cách đầy đủ do là những ngành đặc thù, đòi hỏi phải có chuyên môn, ví dụ như ngành kỹ thuật, đóng tàu, cơ khí chế tạo...

về thông tin từ CIC, so với trước đây tuy CIC đã cung cấp nhiều thông tin hơn, bao gồm tình hình dư nợ vay của khách hàng tại các TCTD, lịch sử vay vốn, thông tin tổng hợp của doanh nghiệp, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, thông tin về tài sản bảo đảm, nhưng vẫn còn hạn chế do số liệu chưa cập nhật, đôi khi thiếu chính xác đặc biệt là thiếu thông tin phi tài chính. Sở dĩ còn tồn tại hạn chế trên vì CIC hoạt động dựa trên số liệu các Ngân hàng cung cấp nhưng chưa có quy định chặt chẽ cũng như chế tài đủ mạnh để buộc các Ngân hàng tuân thủ nghiêm túc việc cung cấp thông tin cho CIC.

Một phần của tài liệu 0246 giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay của NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh từ sơn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w