1.3.4.1. Quản lý rủi ro thanh khoản giúp ngân hàng duy trì được trạng thái thanh khoản an toàn
Các ngân hàng thường xuyên phải đối mặt với trạng thái thâm hụt thanh khoản (NLP< 0) hoặc trang thái thặng dư thanh khoản ( NLP > 0). Trong trường hợp thâm hụt thanh khoản quá lớn có thể sẽ khiến ngân hàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và bị phá sản. Việc đảm bảo khả năng thanh toán luôn là vấn đề nhức nhối thường nhật bởi vì: ngân hàng trong hoạt động kinh doanh của mình thì luôn phát sinh luồng tiền vào (tiền gửi, tiền đi vay các TCTD khác...) và luồng tiền ra (cho vay, đầu tư...). Các luồng tiền này khó có thể cân bằng với nhau.
14
1.3.4.2. Quản lý rủi ro thanh khoản giúp ngân hàng đảm bảo được nguồn vồn khả dụng với chi phí hợp lý
Để đảm bảo được nguồn vốn khả dụng của mình ở trạng thái an toàn, thông thường các ngân hàng c ó xu hướng duy trì trạng thái thanh khoản ròng dương tuy nhiên, dư thừa quá nhiều sẽ dẫn tới chi phí tăng cao, do những khoản mục dữ trữ quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới nguồn vốn đầu tư sinh lời, ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng. Do đó, ngân hàng cần quản lý tốt chi phí để duy trì trạng thái thanh khoản hợp lý, vừa không ảnh hưởng tới tính an toàn của hệ thống.
Như vậy, có thể nói quản lý RRTK không tốt sẽ làm gia tăng chi phí của ngân hàng, qua đó ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng. Vì vậy, các ngân hàng cần phải quản lý tốt rủi ro thanh khoản của ngân hàng mình để đạt được mục tiêu tối đa hó a lợi nhuận.