3.3.1.1. Chính phủ và NHNN cần ổn định môi trường vĩ mô
Nhìn lại năm 2010, năm mà đất nước ta vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tác động bất lợi từ cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và thiên tai, dịch bệnh, cho đến nay nền kinh tế đã dần đi vào ổn định với kết quả kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp.
Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thấy rằng, kinh tế - xã hội nước ta vẫn còn những hạn chế, yếu kém chậm được khắc phục. Đó là: Kinh tế tăng trưởng nhưng còn thiếu tính bền vững; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm; cơ sở hạ tầng vẫn yếu kém; hiệu quả đầu tư thấp; nhập siêu còn lớn, bội chi ngân sách còn cao. Giá cả nhiều mặt hàng có xu thế tăng, tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao trở lại. Mục tiêu đặt ra là phải làm sao tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo mọi thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu gắn với xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam. Kiểm soát nhập khẩu phù hợp với cam
96
kết, thông lệ quốc tế; đẩy mạnh phát triển sản xuất và năng lực cung ứng của các doanh nghiệp trong nuớc. Một nền kinh tế ổn định, mở cửa thì mới có một thị truờng tài chính phát triển. Các doanh nghiệp ngày càng đuợc nhân rộng thì thị truờng ngân hàng mới có thể sôi động.
Ngoài ra, ngành ngân hàng là một trong những ngành chịu ảnh huởng trực
tiếp nhất của những chính sách của NHNN. Mỗi động thái về lãi suất, tỷ giá của
NHNN đểu ảnh huởng trực tiếp đến chính sách, định huớng của các NHTM. Chính vì vậy, một nền kinh tế với những chính sách vĩ mô ổn định, lâu dài sẽ tạo
điều kiện tốt cho các ngân hàng TMCP có những buớc đi đúng đắn và bền vững.
3.3.1.2. Chính phủ, NHNN và Bộ giáo dục & Đào tạo cần đưa ra nhiều phương án đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục với nguồn nhân lực ngành ngân hàng
Trong những năm 2011 - 2012, ngành ngân hàng đã và đang tái cơ cấu lại đội ngũ cán bộ nhân viên. Có thể thấy, ngành ngân hàng đang du thừa một lượng lớn nhân lực, nhiều sinh viên ra truờng nhung lại không đuợc làm việc đúng ngành đúng nghề. Du thừa là thế tuy nhiên đội ngũ nhân lực có chất lượng cao lại chua nhiều.
Chính phủ cần kết hợp với Bộ giáo dục, NHNN đua ra chiến lược đào tạo mới cho nguồn nhân lực ngành ngân hàng:
- Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ sâu hơn, bên cạnh đó cần có thực hành để giúp các sinh viên có thể làm quen với công việc họ phải làm ngay khi còn ngồi trên ghế nhà truờng.
- Đối với đội ngũ cán bộ nhân viên thuộc tầng lớp cán bộ cũ, cần có những lớp đào tạo lại một cách bài bản, đáp ứng đuợc yêu cầu công việc trong thời đại số nhu hiện nay.
- Hạn chế các truờng đại học đuợc phép đào tạo ngành ngân hàng. Tránh truờng hợp nhu hiện nay, có quá nhiều truờng đào tạo về chuyên ngành Tài
97
chính - ngân hàng, khiến sinh viên ra trường nhiều người không có việc. Bên cạnh đó, nhiều trường đội ngũ cán bộ giảng viên chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo nhân lực dẫn tới nhân lực tạo ra làm việc chưa chắc đã nắm vững về chuyên môn, nghiệp vụ.
3.3.1.3. Chính phủ kết hợp với Ủy ban chứng khoán tìm ra các giải pháp thúc đẩy hoạt động của TTCK
Ở nước ngoài, TTCK là một trong những kênh dẫn vốn dài hạn tốt đối với các NHTM.Tuy nhiên ở Việt Nam, kênh dẫn vốn này chưa phát huy được tác dụng của nó. Nhất là thời điểm 2011, nền kinh tế rơi vào khủng hoảng khiến cho thị trường chứng khoán cũng thu hút được ít sự quan tâm của các nhà đầu tư. Chính phủ cần có những biện pháp tích cực tác động vào TTCK để tạo điều kiện cho các NHTM vừa có một kênh dẫn vốn, một kênh đầu tư hiệu vừa làm tăng được khả năng thanh khoản của NHTM.