TIÊU CHUẨN QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN THEO BASEL

Một phần của tài liệu 0034 giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản tại NHTM CP tiên phong luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 47 - 49)

1.4.1. Khái niệm chung về Basel I, II

- Basel là gì? Là Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on

Banking supervision - BCBS): được thành lập vào năm 1974 bởi một nhóm các

Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) tại thành

phố Basel - Thụy Sỹ. Mục tiêu của Ủy ban Basel là nhằm tìm cách ngăn chặn sự

sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng vào thập kỷ 80. Hiện nay, các thành viên của

Ủy ban gồm đại diện ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt động ngân

hàng của các nước: Anh, Bỉ, Canada, Đức, Hà Lan, Hoa Kỳ, Luxembourg, Nhật,

Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ và Ý. Ủy ban Basel và các tiểu ban sẵn

sàng đưa ra những lời tư vấn cho các cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng ở tất

cả các nước. Đồng thời Ủy ban Basel xây dựng và công bố những tiêu chuẩn và

những hướng dẫn giám sát rộng rãi, đồng thời giới thiệu các báo cáo thực tiễn tốt

nhất trong kỳ vọng rằng các tổ chức riêng lẻ sẽ áp dụng rộng rãi thông qua những

sắp xếp chi tiết phù hợp nhất cho hệ thống quốc gia của chính họ.

33

Capital Accord) hay Basel I. Hệ thống này cung cấp khung đo luờng rủi ro tín dụng với tiêu chuẩn vốn tối thiểu 8%. Basel I không chỉ đuợc phổ biến trong các quốc gia thành viên mà còn đuợc phổ biến ở hầu hết các nuớc khác có các ngân hàng hoạt động quốc tế. Đến năm 1996, Basel I đuợc sửa đổi với rất nhiều điểm mới. Tuy vậy, Hiệp uớc vẫn có khá nhiều điểm hạn chế.

- Basel II là gì? Để khắc phục những hạn chế của Basel I, tháng 6/1999, Uỷ

ban Basel đã đề xuất khung đo luờng mới với 3 trụ cột chính: “three pillars”

(i) Pillar I: Yêu cầu về vốn tối thiểu trên cơ sở kế thừa Basel I;

(ii) Pillar II: Rà soát giám sát của quá trình đánh giá nội bộ và sự đủ vốn của các tổ chức tài chính;

(iii) Pillar III: Nguyên tắc thị truờng Sử dụng hiệu quả của việc công bố thông tin nhằm làm lành mạnh kỷ luật thị truờng nhu là một sự bổ sung cho các nỗ lực giám sát.

Đến ngày 26/6/2004, bản Hiệp uớc quốc tế về vốn Basel mới (Basel II) đã chính thức đuợc ban hành.

- Basel III là gì? Hiệp uớc Basel III về vốn và tính thanh khoản là tập hợp các biện pháp cải cách toàn diện do Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng nhằm khắc phục một số nhuợc điểm trong quá trình các TCTD thực hiện quản lý rủi ro thanh khoản theo Basel II. Mục tiêu của Basel III đề ra đ là đẩy mạnh công tác điều phối, giám sát và quản lý rủi ro của lĩnh vực ngân hàng. Các biện pháp này nhằm cải thiện khả năng chống đỡ lại các cú sốc phát sinh từ áp lực tài chính và kinh tế; đồng thời, nâng cao kỹ năng quản lý rủi ro và đẩy mạnh tính minh bạch của khối ngân hàng.

(i) Yêu cầu nâng cao chất luợng vốn

(ii) Yêu cầu về vốn tối thiểu trên cơ sở kế thừa Basel I và Basel II tuy nhiên, thay đổi về tỷ lệ của loại vốn có chất luợng cao. Bên cạnh đó c ó thêm yêu cầu áp dụng bổ sung tỷ lệ đòn bẩy tối thiểu.

34

(iii) Áp dụng phương pháp giám sát an toàn vĩ mô đề cập tới rủi ro hệ thống

(iv) Quy định về tiêu chuẩn thanh khoản đối với các ngân hàng trong đó bổ sung yêu cầu các ngân hàng nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao và có chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu chi trả trong những trường hợp khó khăn.

1.4.2. Sự cần thiết quản lý rủi ro thanh khoản theo chuẩn Basel II tại Việt Nam

- Thứ nhất là việc chuẩn hóa quản lý rủi ro thanh khoản giúp các NHTM hoàn thiện được các quy trình thu thập và quản trị thông tin khách hàng một cách

đầy đủ nhất thông qua các phương pháp giám sát an toàn vĩ mô trên toàn hệ thống.

- Thứ hai là xây dựng được hệ thống công cụ dự báo các thông số căn bản của rủi ro đối với từng khoản vay, có tính đến cả rủi ro khách hàng

(obligor risk) cũng như rủi ro sản phẩm (facility risk), qua đó c ó khả năng lượng giá rủi ro của từng khoản vay

- Thứ ba là Phương pháp tiếp cận dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội

bộ (IRB) của Basel II, yêu cầu các ngân hàng phải xây dựng được một hệ thống

xếp hạng đánh giá rủi ro tổng thể của từng khoản vay theo 2 chiều: rủi ro (xác suất) vỡ nợ của khách hàngrủi ro của sản phẩm (mức độ nghiêm trọng của tổn thất trong trường hợp khách hàng vỡ nợ), trong đó, ý nghĩa của tài sản bảo đảm trong việc giảm tổn thất đã được bao hàm ở phần rủi ro sản phẩm.

Một phần của tài liệu 0034 giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản tại NHTM CP tiên phong luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(157 trang)
w