TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG

Một phần của tài liệu 0193 giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ NH bán lẻ tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40)

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNGTHƯƠNG VIỆT NAM THƯƠNG VIỆT NAM

2.1.1. Giới thiệu chung

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, tiền thân là Ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành lập dưới tên gọi Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26 tháng 03 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng và chính thức được đổi tên thành “Ngân hàng Công thương Việt Nam” theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày14 tháng 11 năm 1990. Ngân hàng đã tổ chức sự kiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào ngày 25/12/2008 tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2008 và 2009 là những mốc thời gian quan trọng đối với Ngân hàng khi đổi tên Ngân hàng Công thương Việt Nam thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (theo Giấy phép thành lập và hoạt động của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 142/GP-NHNN ngày 03/07/2009). Tên giao dịch quốc tế được đổi từ Incombank sang Vietinbank, viết tắt của Vietnam Joint Stock Commercial Banh for Industry and Trade.

Là một trong những ngân hàng lớn trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, Vietinbank có mạng lưới rộng khắp các tỉnh thành phố trên cả nước với 1 Sở giao dịch, 151 chi nhánh, hơn 1000 phòng giao dịch, điểm giao dịch, cùng với gần 2000 máy ATM và rất nhiều ĐVCNT. Vietinbank còn có 2 chi nhánh ở nước ngoài tại Đức và 1 ngân hàng TNHH Công thương tại Lào. NHCT là thành viên sáng lập và là đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA, có quan hệ đại lý với trên 1000 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới; thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn

thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ Visa, MasterCard, JCB, Diners Club. Vietinbank là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam hai năm liên tiếp được bình chọn trong danh sách 2000 công ty lớn nhất thế giới, top 500 thương hiệu ngân hàng có giá trị nhất thế giới ngành Ngân hàng. Năm 2011, NHCT trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới.

Năm 2010 NHCT thực hiện ký kết Văn kiện hợp tác và đầu tư giữa NHCT và Công ty tài chính quốc tế (IFC).Tiếp đó, Ngày 27/12/2012 tại Hà Nội, hợp đồng đầu tư chiến lược và hợp đồng hợp tác toàn diện giữa NHCT và Bank of Tokyo- Mitsubishi UFJ (BTMU) chính thức được ký kết. BTMU trở thành nhà đầu tư chiến lược, sở hữu 20% cổ phần của NHCT.

Trong suốt quá trình hoạt động của mình, NHCT không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng; cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ trong và ngoài nước, cho vay và đầu tư, tài trợ thương mại, bảo lãnh và tái bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối, tiền gửi, thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ thẻ, phát hành và thanh toán thẻ tín dụng trong nước và quốc tế, séc du lịch, kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm, cho thuê tài chính và dịch vụ tài chính - ngân hàng khác.

Liên tiếp trong những năm 2011 - 2014 bối cảnh nền kinh tế cả trong và ngoài nước đều phải đối diện với nhiều khó khăn và thử thách, NHCT đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị và kinh doanh: hoạt động kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ, an toàn, hiệu quả, hội nhập nền tài chính quốc tế đồng thời phát huy vai trò là một NHTM chủ lực của nền kinh tế, tích cực đi đầu triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Chính phủ. Kết thúc năm 2013, tổng tài sản NHCT đạt trên 576 ngàn tỷ đồng (tăng 14.5% so với đầu năm) trở thành ngân hàng có quy mô tài sản lớn thứ 1 trên thị trường Việt Nam. Tính đến thời điểm 31/12/2014, tổng tài sản NHCT tiếp tục tăng trưởng 14,7% so với năm 2013 đạt trên 661 ngàn tỷ đồng.

(CS)(Personal Banker) (SRM) (BRM) 3 ɪ CB thẳm định (CAO) CB hỗ trợ bán (SSO)

Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản của Vietinbank từ năm 2010 - 2014

Đơn vị: Tỷ đồng

Tổng tài sản Vietinbank từ năm 2010 đến 2014

0 700 600 500 400 300 200 100 2010 2011 2012 2013 2014 ■Tổng tài sản

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietinbank từ năm 2011-2014)

Năm 2015, Vietinbank thực hiện chuyển đổi mô hình khối bản lẻ tách bách vị trí bán hàng và vị trí thẩm định, tạo sự chuyên môn hóa hơn trong quản lý và chăm sóc khách hàng. GIÁM ĐÓC KHÓI BÁN LẺ Tc Thúc đáy Bán hàng Tc PTSP TD cá nhãn Tc KẾ hoạchMar NHDT - Tô Chính sách tin ■ d⅝ιng BL - Tô Phàn 1 tích KD và . k⅛hoạch J Tc Quàn lý bán hàng Tc PTSP Huy động ' To Qlý ' Ihuong hiệu & Chinh sách KH J ToPhattrien ɪ

KD Mi⅛n ɑhtie đầy KD miền Nam

, nam Nl ~ Tc Quàn lý danh mục Tc Quán lý' hiệu suát . bấn hàng J ' TcNhac ' nợ/cành bào k___sứm ____.

Sơ đồ 2.1: Mô hình khối bán lẻ Vietinbank

Trưởng PGD (Retail Branch

Manager)

Trưởng phông Bàn lẻ (Retail Branch Manager)

Các Vi trí bán hàng tại CN hỗn hợp

(đinh biên sê xãv dưnạ theo QUÍ mõ DVKD)

phần Công thương Việt Nam

* Hoạt động huy động vốn:

Trong giai đoạn 2005 - 2013, thị trường tiền tệ đã có nhiều biến động về lãi suất trong nước và quốc tế, lạm phát và cạnh tranh giữa các TCTD trong nước về huy động vốn đã ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của các NHTM nói chung và NHCT nói riêng. Mặc dù môi trường đầy thách thức, NHCT đã thành công trong việc tăng cường các hoạt động huy động vốn bằng cách áp dụng chiến lược huy động vốn với quan điểm đảm bảo hoạt động kinh doanh song song với việc tuân thủ các quy định hiện hành.

Năm 2014, thực hiện nhiều giải pháp huy động và cơ cấu nguồn vốn theo hướng tích cực, Vietinbank tiếp tục duy trì được sự ổn định và tăng trưởng bền vững qua các năm. Tính đến 31/12/2014, số dư nguồn vốn của Vietinbank là hơn 595 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 16,3% so với năm 2013, đạt 104% kế hoạch đại hội đồng cổ đông.

Biểu đồ 2.2: Tổng nguồn vốn huy động của Vietinbank từ năm 2010 - 2014

Tổng nguồn vốn Iniy động (tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietinbank từ năm 2010-2014)

* Hoạt động cho vay:

Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng tín dụng của NHCT qua các năm 2010 - 2014

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietinbank từ năm 2011-2014)

Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng hoạt động tín dụng của Vietinbank vẫn tăng trưởng đều đặn qua các năm.

Trong năm 2014, NHCT tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, phân tán rủi ro, đa dạng hoá các danh mục đầu tư tín dụng, quy định các giới hạn cấp tín dụng, kiểm tra giám sát chặt chẽ tất cả các giai đoạn của quá trình cấp tín dụng nhằm phát hiện sớm, cảnh báo và ngăn chặn rủi ro tín dụng, giảm thiểu

nợ xấu.

Tính đến 31/12/2014, tổng dư nợ cho vay đạt 543 nghìn tỷ đồng, tăng 18% so với đầu năm, cao hơn mức tăng trưởng bình quân toàn ngành.

* Lợi nhuận

Biểu đồ 2.4. Lợi nhuận sau thuế của Vietinbank từ năm 2010 - 2014

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietinbank từ năm 2010-2014)

Năm 2014, Lợi nhuận sau thuế của NHCT đạt 5.727 tỷ đồng, tuy có giảm so với năm 2013, nhưng vẫn là một trong những ngân hàng có lợi nhuận đứng đầu thị trường. Các chỉ số về thanh khoản như: Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động, tỷ

lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn, tỷ lệ góp vốn mua cổ phần, trạng thái ngoại tệ - vàng đều đảm bảo theo quy định hiện hành của NHNN.

2.2. HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

PHẦN

CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2.2.1. Huy động vốn bán lẻ

Hoạt động huy động vốn bán lẻ của Vietinbank chủ yếu từ các KHCN.

Trước đây, Vietinbank tập trung huy động nguồn vốn từ các tập đoàn, tổng công ty, DNNN và các DN lớn. Tuy nhiên, trong giai đoạn gần đây, Vietinbank nhận thức được rằng nguồn vốn từ dân cư bao gồm cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ là nguồn vốn tương đối ổn định, chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng

hoạt như: mở rộng mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch, thực hiện ưu đãi về lãi suất, áp dụng các chính sách lãi suất linh hoạt tùy từng thời kì, nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn và phù hợp với khung quy định lãi suất của NHNN, tăng cường quảng bá sản phẩm, áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại, tăng cường dịch vụ chăm sóc khách hàng kết hợp với nhiều loại hình sản phẩm mới để phù hợp với nhu cầu và mức thu nhập của các đối tượng khách hàng khác nhau.

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu loại tiền gửi của KHCN tại Vietinbank giai đoạn từ 2010 - 2014

(đơn vị: triệu VNĐ)

■ Tổng tiền gửi KHCN BTien gửi thanh toán

■ Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn BTiền gửi tiết kiệm có kì hạn

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietinbank giai đoạn 2010 - 2014)

Tổng tiền gửi KHCN tăng đều qua các năm và cơ cấu nguồn vốn huy động của Vietinbank dịch chuyển theo hướng ổn định lâu dài. Nguồn vốn kém ổn định (tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm không kì hạn) chiếm tỷ trọng nhỏ, còn nguồn vốn dài hạn (tiền gửi tiết kiệm có kì hạn) chiếm tỷ trọng lớn. Trong giai đoạn 2010 - 2014, lượng tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm không kì hạn của khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng tương đối thấp, năm 2012 là 18,5% trong tổng nguồn vốn huy động của Vietinbank, năm 2013 là 16,1%, năm 2014 17,7%. Trong giai đoạn nền kinh tế 2012 - 2014 gặp nhiều khó khăn, người dân có xu hướng gửi tiền theo kì hạn dài hơn để đảm bảo lợi nhuận thu được.

Tông doanh sô thanh toán (tỷ đồng)

4.726.00

0 6.205.000 7.300.000 8.520.000 0 9.650.00

2.2.2. Cho vay bán lẻ

Hoạt động cho vay luôn là hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận chủ yếu cho các NHTM nói chung và Vietinbank nói riêng. Trong giai đoạn từ 2010 - 2014, Vietinbank đạt đuợc những kết quả rất tốt trong việc tăng truởng và thay đổi cơ cấu du nợ cho vay.

Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng qua các năm 2010 - 2014

■ Cá nhân, hộ gia đình BKhác

(Nguồn: Số liệu Khối bán lẻ Vietinbank giai đoạn 2010 - 2014)

Cơ cấu du nợ cũng có sự dịch chuyển huớng đến đối tuợng KHCN, hộ gia đình. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2014, tỷ trọng du nợ tín dụng của KHCN, hộ gia đình giữ mức tuơng đối ổn định và có sự tăng nhẹ từ 18,7% năm 2010 lên 22,3% năm 2014.

Vietinbank cung cấp các sản phẩm cho vay đa đạng, tiện ích bao gồm:

+ Cho vay tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng tiêu dùng lâu bền, phục vụ cho các nhu cầu cần thiết của khách hàng: mua hoặc sửa chữa nhà ở, mua ô tô, chứng minh tài chính đi du học hoặc du lịch, cho vay chi phí du học nuớc ngoài...

+ Cho vay sản xuất kinh doanh: cho vay sản xuất kinh doanh thông thuờng, sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, kinh doanh tại chợ, cho vay cửa hàng cửa hiệu, cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn

+ Cho vay đặc thù: cho vay bảo đảm bằng số du tiền gửi, sổ thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá; cho vay ứng truớc tiền bán chứng khoán

Biểu đồ 2.7: Tỷ trọng các sản phẩm tín dụng bán lẻ từ năm 2010 - 2014 70.00% 60.00% 50.00% 40.00% 30.00% 20.00% 10.00% 0.00% 2010 2011 2012 2013 2014

^^^Cho vay tiêu dùng ^^^Cho vay SXKD Cho vay đặc thù

(Nguồn: Số liệu Khối bán lẻ Vietinbank giai đoạn 2010 - 2014)

Biểu đồ 2.7 cho thấy sản phẩm cho vay SXKD luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 50%) trong hoạt động tín dụng bán lẻ của Vietinbank. Tuy nhiên, tỷ trọng này có xu hướng giảm dần qua các năm. Thay thế vào đó là các sản phẩm cho vay tiêu dùng và cho vay đặc thù. Điều này cho thấy xu thế hoạt động cho vay tiêu dùng và cho vay đặc thù ngày càng phát triển trong những năm gần đây, đặc biệt là những năm 2013 - 2014, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Năm 2014, Vietinbank cũng thực hiện liên kết với nhiều dự án nhà ở để tìm kiếm khách hàng mới cũng như tạo cơ hội cho khách hàng vay mua nhà.

Tỷ trọng cho vay bán lẻ tăng đều qua các năm theo đúng định hướng của ban lãnh đạo ngân hàng nhờ vào sự đầu tư công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

2.2.3. Thanh toán chuyển tiền

Vietinbank phát triển đa dạng các dịch vụ thanh toán chuyển tiền trong nước và quốc tế. Nhờ đó những năm gần đây, tốc độ phát triển dịch vụ thanh toán của Vietinbank tăng trưởng đều.

- Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong nước: Vietinbank có các phương thức thanh toán: thanh toán nội bộ ngân hàng, thanh toán giữa các chi nhánh trong hệ thống, thanh toán liên ngân hàng và Kho bạc trong phạm vi khu vực và Quốc gia.

Bên cạnh các phương thức thanh toán nói trên, Vietinbank cũng áp dụng đầy đủ các

công cụ thanh toán không dùng tiền mặt như: Séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thư tín dụng.. .Vietinbank có bước đột phá trong kỹ thuật thanh toán điện tử trong toàn hệ thống, tác động mạnh đến hoạt động thanh toán, nâng cao chất lượng và rút ngắn

thời gian giao dịch thanh toán.

- Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền quốc tế: Vietinbank áp dụng các phương thức thanh toán chuyển tiền (gồm có điện chuyển tiền đến T/T và thư chuyển tiền M/T), thanh toán nhờ thu, thanh toán bằng thư tín dụng. Phương thức thanh toán phổ biến vẫn là thanh toán bằng thư tín dụng do tính pháp lý và mức độ an toàn cao

trong hoạt động thanh toán của khách hàng.

2.2.4. Dịch vụ ngân hàng điện tử

Trong những năm qua, Vietinbank đã chú trọng ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật và công nghệ vào hoạt động kinh doanh của mình, cho ra đời các sản phẩm dịch vụ mới, nổi bật là các sản phẩm dịch vụ NHBL như:

* Vietinbank Ipay

Vietinbank Ipay là dịch vụ Internet Banking của Vietinbank cung cấp cho khác hàng thực hiện các giao dịch online thông qua các thiết bị điện tử có kết nối mạng Internet hoặc 3G. Với dịch vụ này, khách hàng không cần đến trực tiếp ngân hàng vẫn có thể giao dịch mọi lúc mọi nơi, giám sát giao dịch và quản lý tài khoản của mình dễ dàng. Vietinbank Ipay mang đến cho khách hàng 2 nhóm tiện ích

trả nợ khoản vay thông thường, gửi tiết kiệm trực tuyến, mua bảo hiểm xe cơ giới, thanh toán tiền điện thoại.

* Vietinbank eFAST

Vietinbank eFAST là sản phẩm dịch vụ Internet Banking nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện giao dịch tài chính một cách nhanh chóng, dễ dàng, mọi lúc mọi nơi thông qua thiết bị điện tử có kết nối mạng Internet. Khách hàng có thể giao dịch với nhiều tài khoản cùng một lúc, tích hợp với các dịch vụ khác của Vietinbank trên nền tảng phần mềm hiện đại và thông minh. Khách hàng có thể thực hiện được các giao dịch tài chính nhanh chóng, tiện lợi: chuyển khoản trong và ngoài hệ thống Vietinbank, chuyển lệnh chi, chuyển tiền theo lô giúp doanh nghiệp chuyển tiền tới nhiều tài khoản khác nhau cùng một lúc, thanh toán hóa đơn, nộp ngân sách nhà nước, vấn tin tài khoản, chi tiết giao dịch tài khoản tiền gửi thanh toán.

* SMS Banking

SMS Banking là gói sản phẩm dịch vụ tiện ích ứng dụng công nghệ hiện đại của Vietinbank. Người sử dụng có thể thực hiện các giao dịch tài chính, tra cứu thông tin tài khoản và đăng kí nhận thông tin mới nhất từ ngân hàng qua điện thoại di động của mình. Dịch vụ dành cho cả khách hàng cá nhân và tổ chức có tài khoản thẻ ATM hoặc tài khoản tiền gửi thanh toán tại Vietinbank. SMS Banking bao gồm 3 nhóm sản phẩm dịch vụ: (i) Truy vấn thông tin: số dư tài khoản, lịch sử giao dịch,

Một phần của tài liệu 0193 giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ NH bán lẻ tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w