Bộ máy hoạt động của ngân hàng và mối liên hệ giữa cácphòng ban

Một phần của tài liệu 0155 giải pháp mở rộng tín dụng thể nhân tại NHTM CP ngoại thương chi nhánh hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 32 - 34)

phòng

ban của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh Hải Dương

Bộ máy tổ chức của Chi nhánh Hải Dương do Tổng Giám đốc VCB ký quyết định và do Giám đốc chi nhánh sắp xếp bố trí trình Tổng Giám đốc phê duyệt. Căn cứ quyết định của Tổng Giám đốc VCB về việc điều hành “Quy chế tổ chức, hoạt động của chi nhánh VCB trực thuộc. Hiện nay, Chi nhánh Hải Dương có tổng số cán bộ công nhân viên là 197 người gồm 15 phòng giao dịch trực thuộc và 11 phòng ban và các tổ cụ thể là:

Sơ đồ 2.1. Bộ máy tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hải Dương

Các bộ phận, phòng ban trong Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hải Dương hoạt động trong mối quan hệ chặt chẽ gắn bó. Ban giám đốc có quyền quyết định cao nhất về phương hướng phát triển của Chi nhánh; trực tiếp quản lý và giám sát nhằm giúp cho Chi nhánh có được những thành công hơn nữa trong quá trình hoạt động và phát triển của mình.

20

Phòng hành chính nhân sựcó trách nhiệm giúp cho Chi nhánh hoạt động liên tục, thông suốt và an toàn. Khối này đảm bảo về cơ sở hạ tầng, cơ sở kĩ thuật, máy móc của Chi nhánh, giúp cho quá trình hoạt động kinh doanh không gặp các trở ngại.

Phòng kiểm tra giám sát tuân thủ làm công tác thanh tra kiểm tra quá trình hoạt động của các phòng ban sao cho mọi hoạt động của Chi nhánh đúng theo quy định của ngành, luật pháp của Nhà nước và trong giới hạn cho phép.

Phòng tổng hợp không tham gia vào quá trình kinh doanh nhưng lại là cánh tay đắc lực của cơ quan lãnh đạo ngân hàng, giúp ban Giám đốc quản lý một cách chi tiết và cụ thể trong từng lĩnh vực. Phòng tổng hợp nghiên cứu tổng hợp,lập kế hoặc kinh doanh, phân tích kinh tế tất cả những vấn đề có liên quan đến hoạt động của Chi nhánh để tham mưu cho Ban Giám đốc trong chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh doanh.

Phòng khách hàng, phòng kinh doanh dịch vụ, phòng thể nhân, phòng giao dịch là các bộ phận có sự giao tiếp với khách hàng, trực tiếp tạo thu nhập cho Chi nhánh. Thu nhập được tạo ra từ việc tiến hành các nghiệp vụ huy động, cho vay, trao đổi mua bán ngoại tệ, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tới khách hàng. Quá trình hoạt động của các phòng ban này được bảo đảm và chịu sự giám sát kiểm tra của Ban Giám đốc thông qua Phòng kiểm tra giám sát tuân thủ. Các số liệu giao dịch sẽ được gửi về phòng tổng hợp để từ đó lập báo cáo tổng hợp về quá trình kinh doanh để giúp Ban Giám đốc quản lý được và có biện pháp điều hành kịp thời.

Phòng ngân quỹ sẽ quản lý thu chi đồng Việt Nam và ngoại tệ và các giấy tờ có giá theo đúng chế độ quy định của Nhà nước và của Ban giám đốc.

Các phòng giao dịch trên địa bàn các huyện, thành phố thực hiện nhiệm vụ huy động vốn, cho vay và cung cấp sản phẩm dịch vụ tới Khách hàng.

21

Như vậy các bộ phận của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Hải Dương có mối quan hệ tương hỗ cả trong hoạt động cũng như phân phối thu nhập, sự phát triển của một bộ phận không chỉ làm tăng thu nhập của chính họ mà còn là cơ sở cho các bộ phận khác hoạt động tốt hơn, tạo sự phát triển vững chắc và tăng doanh thu cho cả Chi nhánh.

Một phần của tài liệu 0155 giải pháp mở rộng tín dụng thể nhân tại NHTM CP ngoại thương chi nhánh hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w